Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chỉ số ROS là gì? Những điều cần biết về ROS

Kiến thức kinh tế

17/09/2022 11:31

Chỉ số ROS là gì? Ý nghĩa và quan hệ giữa ROS và các chỉ số khác.

Chỉ số ROS là gì?

Chỉ số ROS tên tiếng anh là (Return On Sales), hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Đây là chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lời dựa trên doanh thu thực tế của doanh nghiệp, đánh giá xem một đồng doanh nghiệp thu vào sẽ mang về bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Doanh thu xem xét là doanh thu thuần từ các hoạt động bán hàng và dịch vụ, tính toán trừ đi toàn bộ chi phí cũng như thuế suất phải chịu để ra lợi nhuận. 

Chỉ số ROS đồng thời phản ánh hiệu quả việc doanh nghiệp đã và đang thực hiện quản lý kiểm soát chi tiêu trong kỳ như thế nào. Chỉ số càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đang thực hiện tốt, làm ăn có lãi.

Công thức tính ROS

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) ở 1 kỳ nhất định (tháng, quý, năm) được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế trong kỳ chia cho doanh thu trong kỳ đó. Đơn vị tính là %.

ROS = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần x 100%

Trong đó:

+ Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng và dịch vụ – khoản giảm trừ doanh thu.

+ Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Chi phí thuế hiện hành và các khoản thuế đã hoãn lại của doanh nghiệp đó.

+ Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận gộp bán hàng, dịch vụ + lợi nhuận thuần từ việc kinh doanh.

Không chỉ vậy, sau khi có lợi nhuận sau thuế, các doanh nghiệp sẽ tiến hành phân bổ cho chủ sở hữu công ty và các cổ đông không kiểm soát. Từ những điều này sẽ quy ra các khoản lãi cụ thể trên từng cổ phiếu.

Ý nghĩa của chỉ số ROS

Vì ROS thể hiện lợi nhuận/doanh thu, tức là chiếm bao nhiêu % so với doanh thu. Doanh thu là con số dương. Vậy nên:

+ Khi ROS > 0: Công ty kinh doanh có lãi, khi ROS càng lớn thì lãi càng lớn.

+ Khi ROS âm: Công ty đang bị lỗ.

Tuy nhiên ROS phụ thuộc vào đặc tính của từng ngành nghề, muốn đánh giá công ty thì nên đánh dựa trên mặt bằng trung bình ngành, nếu ROS > ROS trung bình ngành, công ty tốt hơn so với trung bình ngành, cũng như so sánh với giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

Mối quan hệ giữa ROS và các chỉ số khác

Chỉ số ROS là gì? Những điều cần biết về ROS - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì chúng ta cần kết hợp việc phân tích và đánh giá các chỉ số ROS, ROA và ROE. Cụ thể:

+ Chỉ số ROA (tỷ suất lợi nhuận trên tài sản) cho biết khả năng quản lý tài sản của một doanh nghiệp.

+ Chỉ số ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) cho biết mức độ hiệu quả sử dụng vốn của một doanh nghiệp.

Ba chỉ số này có xu hướng tương đồng với nhau, trong đó: ROA và ROE được tính trên số liệu bảng cân đối kế toán còn ROS được tính dựa theo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu chỉ số ROS tăng thì ROA, ROE cũng sẽ tăng và ngược lại.

Một số lưu ý quan trọng của chỉ số ROS

+ ROS của một công ty nếu tăng cao bất thường thì cũng cần cân nhắc trước khi lựa chọn đầu tư

+ Thường thì ROS dưới 10% thì doanh nghiệp đó làm ăn không tốt cho lắm.

+ Không nên chỉ dựa vào chỉ dựa vào chỉ số ROS để quyết định đầu tư một công ty mà phải kết hợp thêm nhiều yếu tố khác như tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, các chỉ số ROA, ROE, ROI, EPS…

+ Chỉ số ROS giảm chưa chắc là công ty làm ăn không tốt mà còn phải xem chỉ số đó so với ROS ngành thế nào và chỉ số ROS qua các năm liên tiếp đó ra sao. Nếu ROS giảm nhẹ nhưng vẫn cao hơn ROS trung bình ngành thì đây vẫn là công ty tiềm năng.

+ ROS âm chưa chắc công ty kinh doanh không có triển vọng, ví dụ như Coca-cola nhiều năm liền báo lỗ mà vẫn hoạt động chứ chưa đóng cửa, hay như Grab, Tiki, siêu thị Metro,...

(Tổng hợp)

TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement