Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nhiều quốc gia châu Âu chuyển sang sử dụng than đá để thay thế cho khí đốt Nga

Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen, đã đưa ra cảnh báo sau khi một số thành viên Liên minh châu Âu (EU) nói rằng họ sẽ sử dụng than để sản xuất điện thay thế cho khí đốt của Nga.

Brussels và các tổ chức phi chính phủ đã bày tỏ lo ngại về việc một số quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, bao gồm cả Đức, đang quay lại sử dụng than để sản xuất điện do hậu quả từ cuộc chiến của Nga ở Ukraina ảnh hưởng đến nguồn cung cấp năng lượng.

"Chúng ta phải đảm bảo rằng chúng ta sử dụng cuộc khủng hoảng này để tiến lên phía trước và không để bị lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch bẩn", người đứng đầu Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nói với một số hãng truyền thông châu Âu trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Ba.

Nhiều quốc gia châu Âu chuyển sang sử dụng than đá để thay thế cho khí đốt Nga - Ảnh 1.

Chủ tịch UB châu Âu lo ngại về việc nhiều quốc gia châu Âu chuyển sang sử dụng than đá.

Sự thay đổi này làm suy yếu nghiêm trọng tham vọng trung hòa về khí hậu của EU vào năm 2050 và đây là một mục tiêu nằm trong các chính sách của bà von der Leyen.

Đức, Áo và Hà Lan cho biết họ sẽ nới lỏng các hạn chế đối với các nhà máy điện đốt bằng than sau khi tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga cho biết họ sẽ giảm lượng khí đốt mà họ cung cấp qua đường ống Nord Stream.

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck hôm thứ Ba cho biết, việc cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu là một "cuộc tấn công nhằm vào chúng tôi" của Moscow.

Trong khi Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu và là nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất của khu vực, cho biết họ vẫn có kế hoạch thoát khỏi than đá vào năm 2030, điều mà các nhóm môi trường vẫn nghi ngờ.

Neil Makaroff, thuộc Mạng lưới Hành động về khí hậu, một tổ chức bảo trợ cho các nhóm bảo vệ môi trường, cho biết việc một số nước châu Âu quay trở lại than "là một lựa chọn tồi" và sẽ tạo ra những hậu quả xấu về mặt cấu trúc.

"Các quốc gia đang tiếp tục ủng hộ năng lượng hóa thạch thay vì đầu tư đủ vào năng lượng tái tạo", ông nói.

"Rủi ro đang thay thế sự phụ thuộc này bằng sự phụ thuộc khác: nhập khẩu than của Colombia hoặc Úc, khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ hoặc Qatar, để thay thế các hydrocacbon của Nga", ông nói thêm.

Một nhóm khác, Carbon Market Watch, đồng ý rằng việc chuyển sang than là "đáng lo ngại" và bày tỏ hy vọng nó sẽ "tạm thời nhất có thể".

EU, một phần của các biện pháp trừng phạt áp đặt đối với Nga vì cuộc xâm lược Ukraina, đang giảm dần lệnh cấm nhập khẩu than và dầu của Nga.

Vê phía mình, Moscow đã từ chối cung cấp khí đốt cho các nước EU.

Mặc dù Nga nói rằng nguồn cung bị giảm sút là vì lý do kỹ thuật hoặc bảo trì nhưng các quốc gia châu Âu tin rằng nước này đang cố gắng gây chia rẽ EU vì sự hậu thuẫn mà khối này dành Ukraina, đặc biệt là nỗ lực đưa Ukraina gia nhập EU.

MINH NGUYỄN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement