Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nga, LHQ chuẩn bị đàm phán gia hạn thỏa thuận ngũ cốc với Ukraina

Phân tích

10/03/2023 08:05

Nga và Liên Hợp Quốc (LHQ) sẽ tổ chức các cuộc đàm phán tại Geneva và 13/3 về việc gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc của Ukraina, với việc Liên Hợp Quốc cho biết số phận của hàng triệu người phụ thuộc vào việc gia hạn thỏa thuận này.

Theo hãng tin AFP, cuộc xung đột Nga-Ukraina vào tháng 2/2022 đã chứng kiến các cảng Biển Đen của Ukraina bị tàu chiến phong tỏa cho đến khi một thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc được biết đến với tên gọi Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen được Nga và Ukraina ký kết hồi tháng 7/2022, dưới vai trò trung gian của Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. 

Với hiệu lực thực thi trong 120 ngày, thỏa thuận đã được gia hạn lần thứ nhất vào tháng 11/2022 và sẽ hết hạn vào ngày 18/3 tới, trừ khi các bên đồng ý gia hạn. 

Tuy nhiên, đang có những lo ngại cho rằng việc gia hạn thỏa thuận lần thứ 2 sẽ gặp trở ngại và cần tới các nỗ lực thúc đẩy từ cộng đồng quốc tế.

Nga, LHQ chuẩn bị đàm phán gia hạn thỏa thuận ngũ cốc với Ukraina - Ảnh 1.

Toàn cảnh bao gói ngũ cốc, giải pháp bảo quản ngũ cốc tạm thời, chất đầy ngũ cốc tại làng Kozyn ở vùng Kyiv, Ukraine, vào ngày 9/11/2022. Ảnh: Reuters

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết hôm 9/3 rằng việc gia hạn thỏa thuận đang trở nên "phức tạp", vì ông tuyên bố một thỏa thuận song song về xuất khẩu của Nga không được tôn trọng.

Hiện các đại diện của Liên hợp quốc và Thỗ Nhĩ Kỳ đang theo đuổi nhiều cuộc tiếp xúc để duy trì hiệu lực của Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen. Việc duy trì thỏa thuận được coi là một bước đi quan trọng giúp các nỗ lực bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu không bị gián đoạn bởi cả Ukraina và Nga, vốn đều là những nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn trên thế giới. 

Tình trạng các cảng của Ukraina bị phong tỏa cùng với việc thực hiện các lệnh trừng phạt kiềm chế hoạt động xuất khẩu một số loại ngũ cốc và phân bón của Nga đã đẩy giá lương thực toàn cầu tăng vọt, khiến các nỗ lực viện trợ nhân đạo trên toàn thế giới đối mặt với nguy cơ gián đoạn.

"Nếu gói được hoàn thành một nửa, thì vấn đề gia hạn sẽ trở nên khá phức tạp", ông Lavrov nói trong một cuộc họp báo ở Moscow.

Nga, LHQ chuẩn bị đàm phán gia hạn thỏa thuận ngũ cốc với Ukraina - Ảnh 2.

Tàu chở các sản phẩm nông nghiệp qua Biển Đen neo tại TP Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) hồi tháng 12/2022. Ảnh: Reuters

"Các đồng nghiệp phương Tây của chúng tôi, Mỹ và Liên minh châu Âu, tuyên bố rằng không có biện pháp trừng phạt nào áp dụng đối với thực phẩm và phân bón, nhưng quan điểm này là không trung thực", ông Lavrov nói.

"Trên thực tế, lệnh trừng phạt cấm tàu Nga chở ngũ cốc và phân bón vào các cảng tương ứng, lệnh trừng phạt cấm tàu nước ngoài vào cảng Nga để lấy hàng hóa này", ông nói.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova cho biết hôm 9/3 rằng một "phái đoàn liên ngành" của Nga sẽ tới Geneva để đàm phán.

Bà cho biết các cuộc thảo luận sẽ bao gồm giám đốc nhân đạo của Liên hợp quốc Martin Griffiths và Rebeca Grynspan, người đứng đầu cơ quan thương mại và phát triển của Liên hợp quốc UNCTAD.

"Thỏa thuận sẽ được thảo luận", người phát ngôn nói.

Theo AFP, Liên Hợp Quốc xác nhận các cuộc đàm phán đã được lên kế hoạch vào ngày 13/3. UNCTAD cho biết thỏa thuận này đã cho phép tính nhất quán và khả năng dự đoán cao hơn, giúp giảm thiểu các cú sốc giá trên thị trường quốc tế.

Ngày 8/3, Tổng thư ký Liên hợp quốc Guterres đã gặp Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục triển khai sáng kiến sau ngày 18/3 tới, cũng như các nỗ lực tạo điều kiện tốt nhất cho phép sử dụng cơ sở hạ tầng xuất khẩu qua Biển Đen phù hợp với các mục tiêu của thỏa thuận này.

Theo kế hoạch, Tổng Thư ký Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) Rebeca Grynspan sẽ gặp gỡ các quan chức Nga tại Geneva (Thụy Sĩ) trong tuần tới để thảo luận về việc gia hạn Sáng kiến này.

Số liệu của Liên hợp quốc cho biết Ukraina đã xuất khẩu hơn 23 triệu tấn, chủ yếu là ngô và lúa mì, theo khuôn khổ thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen.

(Nguồn: AFP/Reuters)

LAN ANH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement