Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bẫy ngầm đang chờ Joe Biden tại Ukraina

Phân tích

26/03/2023 11:36

Ba yếu tố lớn đang diễn ra sẽ định hình triển vọng của cuộc chiến ở Ukraina. Chúng tác động qua lại và củng cố lẫn nhau và có thể sẽ hạn chế rất nhiều khả năng của chính quyền Biden trong việc "lèo lái" các sự kiện để đạt được kết quả như mong muốn.
news

Yếu tố đầu tiên là diễn biến trên chiến trường. Được hỗ trợ bởi lệnh động viên mà ông Putin công bố vào mùa Thu năm ngoái, các lực lượng Nga đang tiến gần hơn tới việc bao vây Bakhmut, và người Ukraina dường như sắp phải hứng chịu thất bại đáng kể đầu tiên kể từ mùa Hè năm ngoái. 

Mặc dù cuộc chiến này đã được chứng minh là chậm chạp và tốn kém đối với Nga, nó cũng đang gây ra tổn thất lớn cho Ukraina.

Tờ "The Washington Post" đưa tin rằng hệ thống phòng thủ của Ukraina đang thiếu hụt nghiêm trọng về đạn dược và các binh sĩ dày dạn kinh nghiệm - hai điều mà phương Tây khó có thể sớm khắc phục. Việc điều động binh lính Mỹ hay binh sĩ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ có nguy cơ dẫn tới đụng độ trực tiếp với quân đội Nga và có khả năng leo thang thành xung đột hạt nhân. 

Các kho dự trữ đạn pháo và tên lửa cho chiến tranh của phương Tây đang cạn kiệt dần, điều này ảnh hưởng đến sự sẵn sàng của quân đội Mỹ ở những nơi khác trên thế giới. Và rõ ràng là Mỹ và các đồng minh của họ không thể đẩy mạnh sản xuất quốc phòng đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của Ukraina.

Liệu việc Nga chiếm được Bakhmut có đóng vai trò then chốt đối với khả năng chinh phục thêm lãnh thổ Ukraina hay không vẫn còn là điều gây tranh cãi. Nhưng chiến tranh không phải lúc nào cũng giành chiến thắng bằng cách giành lấy các điểm trên bản đồ. 

Làm cạn kiệt khả năng triển khai và cung cấp lực lượng chiến đấu của đối thủ có thể mang lại hiệu quả tương đương. Trong một cuộc chiến tranh tiêu hao, Nga có cơ sở nhân lực và công nghiệp quân sự lớn hơn nhiều so với Ukraina

Ngay cả khi thành công trong việc ngăn chặn cuộc tấn công của Nga vào Bakhmut, canh bạc của Tổng thống Ukraina Zelensky khi ông dồn các nguồn lực hạn chế của mình để thực hiện một cuộc phòng thủ tổng lực cho thành phố đó có thể làm tê liệt khả năng của Ukraina trong việc tiến hành một cuộc phản công hiệu quả ở những nơi khác và đạt được mục tiêu đã tuyên bố là giành lại toàn bộ lãnh thổ bị Nga chiếm đóng, bao gồm cả Crimea.

Bẫy ngầm đang chờ Joe Biden tại Ukraina - Ảnh 1.

Quân nhân Ukraina bắn súng cối vào tiền tuyến, khi cuộc tấn công của Nga vào Ukraina vẫn tiếp diễn, gần Bakhmut, vùng Donetsk, Ukraina, trong hình ảnh tài liệu này được phát hành ngày 6/11/2022. Ảnh: Reuters

Yếu tố thứ hai cũng quan trọng không kém: Chính trị nội bộ ở Mỹ. Trong nhiều tháng, quan điểm phổ biến của Mỹ về cuộc chiến này ngày càng trở nên phân cực hơn, với việc Đảng Cộng hòa ngày càng chất vấn mạnh mẽ hơn về mục tiêu chiến tranh của Mỹ và mức độ hỗ trợ của Mỹ đối với Ukraina

Theo một cuộc thăm dò gần đây của Quinnipiac, 1 năm trước, chưa đến 10% đảng viên Cộng hòa nghĩ rằng Mỹ đang cung cấp "sự hỗ trợ quá mức" cho Ukraina; ngày nay con số đó là gần 50%. Ngược lại, khoảng 62% đảng viên Đảng Dân chủ cho rằng sự hỗ trợ của Mỹ là "vừa đủ".

Sự chia rẽ đảng phái này có khả năng sẽ ngày một sâu sắc khi các tin tức từ chiến trường làm mất đi sự lạc quan của người Mỹ và khi chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024 nóng lên. 

Cả Thống đốc bang Florida Ron DeSantis và cựu Tổng thống Donald Trump (hai lựa chọn hàng đầu cho vị trí ứng cử viên Đảng Cộng hòa tranh chức tổng thống Mỹ vào năm 2024) đã kêu gọi rõ ràng về "hòa bình" ở Ukraina và phản đối sự tham gia sâu hơn của Mỹ, đưa ra lập trường trái ngược với "séc trống" của Biden vốn để tài trợ việc theo đuổi các mục tiêu không xác định hoặc không thể đạt được. 

Mặc dù chính sách Ukraina của Biden đã nhận được sự ủng hộ áp đảo của lưỡng đảng trong năm qua, song chính sách này có khả năng phải đối mặt với sự phản đối chính trị ngày càng gia tăng trong tương lai.

Khi tranh luận về Ukraina gia tăng trong nội bộ nước Mỹ, nhân tố bất ngờ lớn nhất trong cuộc chiến này - Trung Quốc - đang bắt đầu trở nên tích cực. Viện dẫn thông tin tình báo không được tiết lộ, Mỹ đã tuyên bố rằng Trung Quốc đang xem xét cung cấp viện trợ quân sự cho Nga và Washington đã công khai cảnh báo Bắc Kinh không được làm như vậy. 

Trong khi đó, khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị gặp Tổng thống Nga Putin tại Moskva trong tuần qua và trao đổi qua điện thoại với ông Zelensky, Tổng thống Biden và các quan chức cấp cao của ông đã bác bỏ kế hoạch hòa bình mới được công bố gần đây của Trung Quốc đối với cuộc chiến ở Ukraina, tuyên bố rằng việc Bắc Kinh ngả về phía Nga khiến nước này không đủ tư cách làm trung gian hòa giải tiềm năng.

Bất chấp những lo ngại của Mỹ, không có khả năng Trung Quốc sẽ sớm cung cấp hỗ trợ quân sự đáng kể cho Nga. Sự hỗ trợ như vậy sẽ gây thiệt hại lớn cho vị thế của Bắc Kinh với châu Âu, một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Trung Quốc vào thời điểm bất ổn kinh tế ngày càng gia tăng. 

Mặc dù Chủ tịch Tập Cận Bình có thể sẵn sàng mạo hiểm những mối quan hệ này nếu ông nghĩ rằng Nga có nguy cơ thua trong cuộc chiến, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh tin rằng một kết quả như vậy sắp xảy ra.

Tuy nhiên, cơ hội để Trung Quốc đóng vai trò "người kiến tạo hòa bình" vẫn lớn hơn nhiều so với suy nghĩ của Washington. Trung Quốc có đòn bẩy đáng kể đối với Nga, vì những sai lầm của ông Putin ở Ukraina đã khiến Nga phụ thuộc quá nhiều vào Bắc Kinh cả về kinh tế và địa chiến lược. 

Bị phương Tây xa lánh, ông Putin khó có thể cản trở đối tác quốc tế quan trọng nhất của mình nếu họ khăng khăng rằng ông cần tiến tới đàm phán. Ngược lại, Ukraina chắc chắn nhận thức được rằng việc Trung Quốc xem xét hỗ trợ quân sự cho Nga có thể mang tính quyết định đối với kết quả của cuộc chiến. 

Việc Bắc Kinh đóng vai trò trung gian hòa giải có thể thu hút Kiev nếu người Ukraina nhận thấy Washington vừa không sẵn sàng mang lại chiến thắng trên chiến trường, vừa không thể buộc Nga phải chấp nhận một phương án hòa giải có thể chấp nhận được.

Bẫy ngầm đang chờ Joe Biden tại Ukraina - Ảnh 3.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) nâng ly chúc mừng trong tiệc chiêu đãi tại Phòng tiếp khách của Điện Kremlin ở Mátxcơva, Nga, ngày 21/3/2023. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Moscow trong chuyến thăm ba ngày, kéo dài từ ngày 20 đến ngày 22/3, theo các cơ quan nhà nước của Nga và Trung Quốc. Ảnh: Kremlin

Các yếu tố này khi kết hợp với nhau có thể tạo nên điều gì? Chính quyền Biden từ lâu đã lập luận rằng vị thế đàm phán của Ukraina sẽ tăng lên theo thời gian; rằng quyết định đàm phán nên được đưa ra ở Kiev chứ không phải ở Washington; và rằng Nga sẽ không ngồi vào bàn đàm phán cho đến khi mất đi phần lớn lãnh thổ mà họ hiện đang chiếm đóng. 

Nhưng đến mùa Hè, Ukraina có thể có ít đòn bẩy thương lượng hơn, khi vị thế chiến trường của họ bị đình trệ và niềm tin vào sự hỗ trợ lâu dài của Mỹ bị xói mòn. Vì những lý do khác nhau, cả Ukraina và Nga đều có thể thấy Trung Quốc ngày càng hấp dẫn với tư cách là một nhà trung gian hòa giải tiềm năng, ngay cả khi cả hai bên đều chưa sẵn sàng cho những nhượng bộ đáng kể. 

Washington, vốn không thấy sự hấp dẫn như vậy, vẫn có thể phá hỏng tiến trình hòa bình do Trung Quốc bảo trợ, vì họ vẫn giữ được đòn bẩy đáng kể đối với Ukraina. Nhưng liệu ông Biden có muốn mạo hiểm với những hậu quả tiềm tàng trong nước và quốc tế khi tỏ ra phản đối một dàn xếp không?

Vẫn chưa quá muộn để chính quyền Biden tìm cách thoát khỏi cái bẫy tiềm ẩn này bằng cách "nhấn ga" trong việc đàm phán với Nga. Ví dụ, ra hiệu một cách kín đáo với Moskva rằng Mỹ sẵn sàng thảo luận vấn đề nhức nhối về tư cách thành viên NATO của Ukraina - một vấn đề mà ông Putin coi là trung tâm của cuộc chiến, nhưng cho đến nay ông Biden vẫn từ chối thảo luận - có thể giúp thay đổi những động lực này và định hình lại thái độ của Nga đối với một cuộc thương lượng.

Tuy nhiên, không phải là quá sớm khi nói rằng cánh cửa cơ hội cho chính sách ngoại giao của Mỹ đang có nguy cơ bị thu hẹp.

(Nguồn: TTXVN)

P.V (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement