Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

ROE là gì? Những điều cần biết về chỉ số ROE

Kiến thức kinh tế

14/09/2022 09:36

Chỉ số ROE là gì? Ý nghĩa và những hạn chế khi sử dụng chỉ số ROE.

ROE là gì?

ROE là viết tắt của cụm từ tiếng Anh (Return on Equity) có nghĩa là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Chỉ số tài chính này cho biết: Cứ mỗi đồng vốn bỏ ra, bạn sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Nó được coi là một chỉ số quan trọng để đánh giá, đo lường khả năng sinh lời của một công ty, đồng thời giúp nhà đầu tư ra các quyết định trên thị trường chứng khoán (cụ thể là xem xét công ty nào đáng để đầu tư).

Công thức tính chỉ số ROE

Chỉ số ROE là gì? Những điều cần biết về ROE - Ảnh 1.

Trong đó:

+ Lợi nhuận ròng là lợi nhuận sau thuế hay lãi ròng, là phần lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp, sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí trong quá trình họat động sản xuất và trừ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). 

+ Vốn chủ sở hữu là phần chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả của công ty. Đây là số tiền còn lại nếu một công ty quyết định thanh toán các khoản nợ của mình tại một thời điểm nhất định.

Ý nghĩa của chỉ số ROE

Đối với những nhà đầu tư thì họ đặc biệt chú ý tới chỉ số ROE, khi phân tích chỉ số ROE sẽ cung cấp cho chúng ta những ý nghĩa sau đây.

Với số vốn mà chủ sở hữu bỏ ra thì doanh nghiệp có thể đem lại lợi nhuận là bao nhiêu lợi nhuận.

Doanh nghiệp có ROE cao và luôn duy trì được ở mức ổn định thì chúng ta có thể biết được việc sử dụng vốn của doanh nghiệp là vô cùng hiệu quả.

Mỗi một lĩnh vực sẽ có chỉ số ROE khác nhau, để có thể kết luận được chỉ số này cao hay thấp, bao nhiêu là hợp lý thì bạn cần phải có những phân tích sâu hơn.

Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

Thông thường, chỉ số ROE được coi là tốt sẽ cao hơn mức lãi suất ngân hàng ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, với một công ty có đủ năng lực cạnh tranh theo tiêu chuẩn quốc tế cần đảm bảo chỉ số ROE tối thiểu là 15%.

Song chỉ số ROE tốt hay xấu còn phụ thuộc vào ROE trung bình ngành của một công ty. Một số ngành đặc thù có xu hướng ROE cao hơn những ngành khác. Do đó, so sánh ROE giữa các công ty cùng ngành sẽ mang lại ý nghĩa và hiệu quả cao nhất.

Một lưu ý khi đánh giá ROE là nhà đầu tư nên xem xét theo khoảng thời gian ít nhất là 3 năm.

Mối quan hệ giữa ROE và các chỉ số khác

ROA cũng là một trong những chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng khác với ROE tính trên vốn của chủ sở hữu thì ROA tính lợi nhuận trên tổng tài sản.

Chỉ số ROE là gì? Những điều cần biết về ROE - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Mối quan hệ giữa hai chỉ số ROE và ROA được xem xét thông qua hệ số vay nợ, nợ càng ít càng tốt. Trong trường hợp công ty có tỷ lệ giữa nợ trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 1 là lý tưởng nhất.

Theo quy chuẩn quốc tế, nếu một doanh nghiệp có chỉ số ROE cao hơn 15%, và chỉ số ROA lớn hơn 7.5% thể hiện công ty có đủ năng lực tài chính.

Những hạn chế khi sử dụng chỉ số ROE

+ Chỉ số ROE khá nhạy cảm với đòn đẩy tài chính

ROE có xu hướng cao hơn đối với các công ty vay nợ nhiều, vốn tự có nhỏ. Nếu chúng ta chỉ dựa vào ROE để đánh giá, so sánh các công ty với nhau để đầu tư thì có thể gặp rủi ro.

Nguyên nhân là vì có thể công ty gặp vấn đề trong kinh doanh nên mới phải đi vay nhiều. Hoặc trong trường hợp nền kinh tế suy thoái, những công ty này có thể không trả được nợ.

+ ROE có thể bị thao túng một cách có chủ ý từ doanh nghiệp

Trên thực tế, một số công ty đã sử dụng các "mẹo" điều chỉnh làm cho thu nhập giảm với mục đích tiết kiệm tiền thuế TNDN phải nộp. Điều này dẫn đến ROE giảm.

Ngược lại, một vài công ty lại giảm vốn chủ sở hữu để tăng ROE.

Do đó, ROE không phải lúc nào cũng phản ánh đúng hoạt động thuần túy của công ty. Nhiều công ty nhận ra rằng giá trị ROE ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy, họ đã sử dụng một số cơ chế để ngăn chỉ số này giảm.

(Tổng hợp)

TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement