Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

ROI là gì? Những điều cần biết về chỉ số ROI

Kiến thức kinh tế

14/09/2022 09:34

Chỉ số ROI là gì? Ý nghĩa và Ưu nhược điểm của chỉ số ROI.

ROI là gì?

Chỉ số lợi nhuận trên số tiền đầu tư (ROI) là chỉ số đo mức độ hiệu quả, và khả năng sinh lời của môt khoản đầu tư so với các khoản đầu tư khác. ROI cho biết lợi nhuận của khoản đầu tư có tính đến chi phí vốn.

Chỉ số ROI bằng lợi nhuận của khoản đầu tư, chia cho chi phí vốn để thực hiện. Chỉ số ROI có đơn vị %.

Công thức tính chỉ số ROI

Chỉ số ROI là gì? Những điều cần biết về chỉ số ROI - Ảnh 1.

Trong đó:

+ Lợi nhuận ròng (hay còn gọi là lợi nhuận sau thuế) = Tổng doanh thu – Chi phí đầu tư.

+ Chi phí đầu tư = Chi phí cố định + chi phí biến đổi

Chi phí cố định là các khoản chi phí không thay đổi tùy thuộc vào quy mô sản xuất hoặc mức doanh số như tiền thuê nhà, thuế tài sản, tiền bảo hiểm hoặc chi trả lãi vay.

Chi phí biến đổi là những khoản chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất hoặc doanh số như lao động, nguyên liệu hoặc chi phí hành chính. Chi phí biến đổi cộng chi phí cố định bằng tổng chi phí sản xuất. Trong khi tổng chi phí biến đổi thay đổi cùng với sự gia tăng của sản xuất hoặc doanh số thì tổng chi phí cố định không đổi.

Ý nghĩa của chỉ số ROI

Tỷ lệ ROI của một doanh nghiệp càng cao cho thấy khả năng sinh lời càng cao. Trong đầu tư, khi doanh nghiệp so sánh hai dự án khác nhau mà chỉ có thể thực hiện một dự án thì bạn nên cân nhắc lựa chọn dự án có ROI cao hơn.

Được các doanh nghiệp dùng để đánh giá các khoản đầu tư trước đó để xem xét khoản đầu tư nào là tốt hơn.

Các nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro thấp thường chấp nhận ROI thấp hơn để đổi lại việc đầu tư ít rủi ro hơn. Tương tự, các khoản đầu tư mất nhiều thời gian hơn để thu hồi vốn sẽ yêu cầu ROI cao hơn nhằm thu hút các nhà đầu tư.

Các cá nhân cũng có thể dựa vào ROI để đánh giá các khoản đầu tư cá nhân của mình. Đồng thời sử dụng để so sánh một khoản đầu tư như cổ phiếu đang nắm giữ hay cổ phần trong một công ty nhỏ so với một khoản đầu tư khác trong danh mục đầu tư của mình.

Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số ROI

* Ưu điểm

+ ROI là chỉ số tài chính không quá phức tạp; dễ tính toán, dễ hiểu với cả các nhà đầu tư mới.

+ Chỉ số ROI cho phép doanh nghiệp phân tích, theo dõi các dự án ngắn hạn và dài hạn. Các nhà đầu tư có thể đặt các mục tiêu cho ngắn hạn và cả dài hạn.

+ Thông qua ROI, các nhà đầu tư có thể đánh giá hiệu quả tài chính của một doanh nghiệp trong việc xác định công ty đi đúng hướng hay chưa. Chỉ số này được xem như là một thước đo tiêu chuẩn, tổng quát về khả năng sinh lời của một doanh nghiệp.

Chỉ số ROI là gì? Những điều cần biết về chỉ số ROI - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

* Nhược điểm

ROI là một công cụ hữu ích để đánh giá các quyết định kinh doanh trong quá khứ và dựa vào đó để đưa ra quyết định trong tương lai.Tuy nhiên nó còn có một số hạn chế như:

+ ROI chỉ phù hợp khi đánh giá dự án ngắn hạn, không phù hợp với dự án dài hạn

+ ROI không chính xác tuyệt đối.

+ ROI không phản ánh được lý do tại sao chỉ số thấp/cao.

+ Các doanh nghiệp có thể có các cách tính ROI khác nhau dẫn đến việc so sánh giữa các khoản đầu tư không có liên quan.

+ Muốn đo lường chính xác mức độ hiệu quả của một doanh nghiệp phải cần thêm nhiều công cụ hỗ trợ khác nữa.

+ ROI không phải là chỉ số duy nhất để quyết định có nên đầu tư hay không.

(Tổng hợp)

TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement