Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chỉ số NPV là gì? Những điều cần biết về NPV

Kiến thức kinh tế

09/09/2022 08:55

Chỉ số NPV là gì? Công thức tính, ưu điểm và một số hạn chế của chỉ số NPV.

Chỉ số NPV là gì?

NPV có tên tiếng anh là 'Net Present Value' được hiểu là giá trị hiện tại ròng, tức là giá trị toàn bộ dòng tiền của một dự án nào đó trong tương lai được chiết khấu về thời điểm hiện tại. 

Hiện nay, NPV được sử dụng khá phổ biến trong việc tính toán ngân sách vốn cũng như lập dự án đầu tư để có thể phân tích được lợi nhuận và xem xét về tính khả thi mà nó mang lại. 

Giá trị hiện tại ròng (NPV) là giá trị của các dòng tiền dự kiến, được chiết khấu cho đến hiện tại. NPV được sử dụng trong việc lập ngân sách vốn và lập kế hoạch đầu tư. Từ đó phân tích khả năng sinh lời của một khoản đầu tư hoặc dự án dự kiến.

Công thức tính chỉ số NPV

Chỉ số NPV là gì? Những điều cần biết về NPV - Ảnh 1.

Trong đó:

+ i là tỷ lệ chiết khấu

+ t là thời gian được tính (thường là năm)

Khi dòng tiền ròng không đồng đều, tức là dòng tiền ròng thay đổi giữa các thời kỳ. Ta có công thức:

Chỉ số NPV là gì? Những điều cần biết về NPV - Ảnh 2.

Trong đó:

+ Rt là dòng tiền vào tại thời điểm t

+ i là tỷ lệ chiết khấu

+ Co là Chi phí đầu tư ban đầu

+ t là thời gian được tính (thường là năm)

Ý nghĩa của chỉ số NPV

Thông qua công thức tính NPV, bạn có thể nhận thấy rằng, chỉ số này có thể tồn tại giá trị dương hoặc âm, thậm chí là bằng 0. Vậy tương ứng với các giá trị đó, NPV thể hiện ý nghĩa gì thì chúng ta sẽ được biết ngay sau đây:

NPV > 0, đây là chỉ số lý tưởng thể hiện rằng lợi nhuận do dự án hoặc khoản đầu tư của bạn đang cao hơn so với chi phí ban đầu bỏ ra. Điều này có nghĩa là dự án khả thi, nhà đầu tư có thể thực hiện. 

NPV < 0, tức là tỷ suất lợi nhuận mà dự án mang lại nhỏ hơn so với tỷ lệ chiết khấu của nó. Điều này không có nghĩa là dự án thua lỗ, nó cũng có thể tạo ra thu nhập ròng hay lợi nhuận kế toán. Tuy nhiên, vì tỷ suất lợi nhuận tạo ra nhỏ hơn so với tỷ lệ chiết khấu nên nó được xem là không có giá trị.  

Chỉ số NPV là gì? Những điều cần biết về NPV - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

NPV = 0, điều này thể hiện rằng dự án hay khoản đầu tư của bạn không lãi nhưng cũng không lỗ, tức là hòa vốn.   

Ưu điểm của chỉ số NPV

NPV lại nhận được lòng tin từ các nhà đầu tư bởi lẽ chỉ số này có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với các chỉ số tài chính khác. Những ưu điểm của NPV có thể kể đến đó là dễ sử dụng, dễ so sánh, dễ dàng tùy chỉnh. Và để hiểu rõ hơn về những ưu điểm này, bạn hãy tham khảo những phần dưới đây nhé.

* Dễ sử dụng 

Về cơ bản, chỉ số NPV xác định giá trị hiện tại của khoản tiền thu được trong tương lai nên vô cùng đơn giản, bất kỳ nhà đầu tư nào dù không nắm rõ về kinh tế cũng có thể hiểu được. 

* Dễ so sánh

Mặt khác, NPV cũng giúp nhà đầu tư dễ dàng so sánh dự án này với dự án khác. Bản chất của NPV chính là đem khoản tiền lãi/lỗ của dự án về thời điểm hiện tại nên mọi người có thể xem xét các con số một cách dễ dàng, từ đó đánh giá được tính khả thi của từng dự án. Việc của nhà đầu tư chỉ là lựa chọn phương án đầu tư có chỉ số NPV dương cao nhất.

* Dễ dàng tùy chỉnh

Một ưu điểm nữa mà NPV đó là nó có thể tùy chỉnh tùy thuộc vào mục đích sử dụng cũng như nhu cầu tài chính cụ thể. Ví dụ trong trường hợp dự án có thêm những rủi ro, bạn có thể điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu để dễ dàng so sánh và đánh giá hơn. 

Một số hạn chế của chỉ số NPV

Dù mang đến nhiều lợi ích như vậy, thế nhưng chỉ số NPV cũng còn tồn tại một số mặt hạn chế như sau:

+ Khó ước tính chính xác: Bất kỳ con số nào cũng cần phải đạt độ chính xác tuyệt đối, nhưng vì tỷ lệ chiết khấu của từng dòng tiền cũng như thời điểm tính toán cụ thể  đối với các dòng tiền đó luôn thay đổi khiến kết quả cuối cùng rất khó có thể xác định. 

+ Không đánh giá được bức tranh tổng thể của dự án: Chỉ số NPV mang tính chất dự đoán nhiều hơn là dùng để đánh giá bức tranh tổng thể của dự án. Để khắc phục nhược điểm này, nhà đầu tư cần xem xét thêm nhiều chỉ số khác bên cạnh NPV, chẳng hạn như IRR - tỷ lệ hoàn vốn nội bộ và kết hợp cả hai lại với nhau để đánh giá chính xác. 

+ Không đánh giá chi tiết dự án: Những con số trong cách tính NPV nhìn chung là khó thể đánh giá một khía cạnh bất kỳ của dự án, chẳng hạn như tốc độ thu lãi, khả năng tăng lợi nhuận, tỷ lệ tăng lợi nhuận,…  

(Tổng hợp)

TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement