14/10/2022 19:39
Chỉ số P/B là gì? Những điều cần biết về P/B
Chỉ số P/B là gì? Ý nghĩa và mối quan hệ giữa P/E và ROE.
P/B là gì?
Chỉ số P/B là từ viết tắt của Price to Book Value Ratio hay còn được gọi là chỉ số P/B, hệ số P/B. Đây là chỉ số dùng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của chính cổ phiếu đó.
Các chỉ số P/B thường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như doanh thu, lợi thế cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận, độ an toàn về mặt tài chính, ngành nghề kinh doanh và cả những điều kiện kinh tế vĩ mô như lãi suất, lạm phát, GNP, GDP...
Ngoài ra, các chỉ số p/b còn được sử dụng như một công cụ hữu ích giúp các nhà đầu tư sẵn sàng đoán được cổ phiếu có đang bị định giá thấp hơn so với giá trị thực của nó hay không? Sau đó đưa ra được quyết định mua vào hoặc bán ra.
Cách tính của chỉ số P/B
Chỉ số P/B đóng vai trò quan trọng và giúp nhà đầu tư có được quyết định mua hay bán chuẩn xác nhất.
Do vậy để có thể tính toán được chính xác chỉ số P/B bạn cần xác định được những thông số sau: "Giá trị thị trường của cổ phiếu, giá trị ghi sổ của cổ phiếu, vốn hóa công ty, vốn hóa của chủ sở hữu".
P/B = Giá trị thị trường của cổ phiếu/Giá trị ghi sổ của cổ phiếu
Trong đó
+ Giá trị thị trường của cổ phiếu là giá của một cổ phiếu được giao dịch trên thị trường.
+ Giá trị ghi sổ của cổ phiếu = (Tổng giá trị tài sản – Giá trị tài sản vô hình – Nợ) / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Ý nghĩa của chỉ số P/B
Chỉ số P/B cho chúng ta biết giá cổ phiếu đang cao hơn hay thấp hơn giá trị ghi sổ tại doanh nghiệp bao nhiêu lần.
Khi chỉ số P/B > 1 tức là giá thị trường hơn giá trị sổ sách của cổ phiếu đó. Điều này có nghĩa là thị trường đang có nhiều kỳ vọng về loại cổ phiếu này, doanh nghiệp có thể làm ăn tốt trong tương lai. Chính vì thế mà các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra một số tiền cao hơn giá trị ghi sổ của doanh nghiệp để có thể sở hữu nó.
Khi chỉ số P/B <1 tương ứng sẽ có hai trường hợp: (1) hoặc là thị trường đang nghĩ rằng không mấy khả quan về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, do đó chỉ bỏ ra mức giá thấp để mua cổ phiếu, (2) hoặc có thể lợi nhuận công ty đang tăng nhanh hơn so với những gì thị trường kỳ vọng.
Doanh nghiệp đang trong quá trình hồi phục sau khủng khoảng, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đang ngày một tăng lên khiến cho giá trị cổ phiếu trên sổ sách cũng tăng lên. Trong trường hợp này, cổ phiếu đang bị đánh giá thấp hơn giá trị thực của nó. Đây chính là cơ hội cho các nhà đầu tư mua vào và thu về lợi nhuận trong tương lai.
Ưu nhược điểm của chỉ số P/B
Chỉ số P/B là một trong những chỉ số đang được rất nhiều nhà đầu tư áp dụng để có thể đánh giá đúng về cổ phiếu.
Ưu điểm
+ Chỉ số P/B khá chuẩn xác khi định giá cho những công ty, doanh nghiệp, tổ chức sở hữu nhiều tài sản. Đặc biệt là những công ty có khả năng thanh khoản cao cũng được thể hiện thông qua chỉ số P/B. Ví dụ như một số doanh nghiệp về ngân hàng, bảo hiểm…
+ Chỉ số P/B không bao giờ có giá trị âm nên chúng rất được tin tưởng trong quá trình định giá các doanh nghiệp, công ty làm ăn thua lỗ.
+ Nếu chỉ số EPS khó nhận định thì chỉ số P/B sẽ giúp bạn đánh giá hiệu quả hơn bởi nó có sự ổn định.
Nhược điểm
+ Nếu nhà đầu tư chỉ dựa vào một chỉ số P/B để đánh giá cổ phiếu của một doanh nghiệp, tổ chức thì sẽ không thể có được những nhận định chuẩn xác nhất.
+ Chỉ số P/B chỉ tính toán và đánh giá những giá trị tài sản hữu hình của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà những giá trị tài sản vô hình như tài sản về trí tuệ, phát minh sáng chế hay thương hiệu, đều sẽ không được tính đến. Trên thực tế, chính những giá trị tài sản vô hình này mới chính là yếu tố quan trọng nhất giúp doanh nghiệp, công ty phát triển và tăng giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp.
Chỉ số nào cũng sẽ có những ưu điểm và những hạn chế nhất định. Chính vì vậy mà để có được những quyết định chuẩn xác nhất về giá trị của cổ phiếu bạn sẽ phải sử dụng nhiều chỉ số, nhiều kênh thông tin khác nhau.
Mối quan hệ giữa chỉ số P/B và chỉ số ROE
Theo đánh giá của các chuyên gia thì yếu tố lợi nhuận có sức ảnh hưởng lớn nhất đến chỉ số p/b đó chính là ROE, tỉ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Chỉ số ROE càng lớn, chỉ số p/b càng cao.
Chính vì vậy, trong quá trình đầu tư những nhà đầu tư sẽ thường dành sự quan tâm đặc biệt đối với các doanh nghiệp có chỉ số ROE cao và chỉ số p/b thấp hơn so với mặt bằng chung của ngành. Bởi vì, nhà đầu tư cho rằng những công ty này đang bị định giá thấp và họ có thể tìm kiếm nguồn lợi nhuận mới thông qua các cổ phiếu của công ty.
(Tổng hợp)
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp