Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chi phí biên là gì? Những điều cần biết về chi phí biên

Kiến thức kinh tế

11/08/2022 15:59

Chi phí biên là gì? Đặc điểm và ưu điểm, nhược điểm của chi phí biên.

Chi phí biên là gì?

Chi phí biên là mức thay đổi trong tổng chi phí khi hãng tăng sản lượng thêm một đơn vị. Ở đây, chúng ta giả thiết là trang thiết bị sản xuất của hãng không thay đổi. 

Chi phí biên chính bằng đạo hàm của tổng chi phí theo sản lượng. Gọi tổng chi phí là TC, sản lượng là Q, còn chi phí biên là MC. 

Khi đó:

Hãng có thể thực hiện được tối đa hóa lợi nhuận khi làm cho chi phí biên, doanh thu biên và giá thành sản phẩm bằng nhau.

Nếu doanh thu biên lớn hơn chi phí biên thì nó sẽ cho phép tăng sản lượng vì điều đó sẽ làm tăng thêm tổng lợi nhuận. Tương tự, nếu doanh thu biên nhỏ hơn chi phí biên thì lợi nhuận có thể tăng lên bằng cách giảm sản lượng.

Chi phí biên là gì? Những điều cần biết về chi phí biên - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Đồ thị chi phí biên

Chi phí biên là gì? Những điều cần biết về chi phí biên - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Trong đó:

q: sản lượng đầu ra

q*: mức sản lượng tại đó chi phí biên đạt giá trị tối thiểu

Đường chi phí biên có dạng hình chữ U. Điều này có nghĩa chi phí biên sẽ tương đối cao ở mức sản lượng sản xuất thấp. Khi sản lượng tăng lên, mức độ tăng chi phí biên đã giảm dần và đạt đến giá trị tối thiểu, sau đó lại tăng trở lại khi sản lượng vượt qua mức tối ưu. Điều này là do:

+ Khi sản lượng xuất phát còn thấp, sẽ có sự dư thừa năng lực hay công suất của một số yếu tố sản xuất cố định (làm phát sinh chi phí cố định) cũng như một số lợi thế khác liên quan đến việc tăng quy mô sản lượng.

Trong trường hợp này, tăng sản lượng không làm tăng chi phí lên một cách tương ứng, sản lượng cao hơn cho phép doanh nghiệp khai thác hiệu quả hơn các năng lực hay công suất dư thừa của các đầu vào, do đó chi phí tăng thêm khi sản xuất 1 đơn vị sản phẩm sẽ nhỏ hơn so với đơn vị sản phẩm trước.

+ Khi sản lượng tăng đến một mức nào đó, những lợi thế về chi phí cố định tương ứng với một mức quy mô nhất định đã được khai thác hết, những chi phí mới sẽ xuất hiện như chi phí quản lý, đầu tư thêm tài sản cố định chi phí biên sẽ tăng lên.

Ưu điểm 

Việc các nhà quản lý áp dụng phương pháp chi phí biên vào quá trình giải quyết công việc bởi vì nó có các ưu điểm điển hình như:

Chi phí biên là phương pháp được sử dụng chủ yếu để giúp cho người quản lý dễ dàng so sánh được kết quả của quá trình thưc hiện kế hoạch để từ đó đưa ra được quyết định cắt giảm những hoạt động không đem lại được hiệu quả, đồng thời đối chiếu, so sánh doanh thu.

Cách thức đơn giản, dễ dàng áp dụng đồng thời tạo ra hiệu suất hiệu quả hơn.

Giúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết định có giá trị, từ tổng hợp kết quả để đưa ra các kế hoạch sản xuất mới.

Từ việc áp dụng chi phí biên mà có thể lựa chọn ra được sản phẩm tối ưu nhất có giá thành sản xuất không bị biến động.

Nhược điểm

Trong quá trình áp dụng chi phí biên thì người quản lý thường gặp khó khăn, hạn chế khi thực hiện các thủ tục định giá sản phẩm tồn kho.

Trong một số trường hợp, việc sử dụng kết quả của chi phí biên để đưa ra quyết định thì sẽ khá nguy hiểm và nhiều rủi rô

(Tổng hợp)

TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement