Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

CPI là gì? Những điều cần biết về CPI

Kiến thức kinh tế

09/08/2022 11:06

CPI là gì? Ý nghĩa, cách tính và một số hạn chế của chỉ số giá tiêu dùng CPI.

Thuật ngữ CPI là gì?

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ tiêu tương đối phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả chung qua thời gian của một số lượng cố định các loại hàng hoá và dịch vụ đại diện cho tiêu dùng cuối cùng, phục vụ đời sống bình thường của người dân. 

Danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện gồm các mặt hàng và dịch vụ chủ yếu, đại diện cho tiêu dùng của dân cư trong một giai đoạn nhất định, được sử dụng để điều tra thu thập giá định kỳ, phục vụ tính chỉ số giá tiêu dùng

Quyền số tính chỉ số giá tiêu dùng là tỷ trọng chi tiêu cho các nhóm hàng hoá và dịch vụ trong tổng chi tiêu của dân cư. Sau mỗi chu kỳ 5 năm, danh mục mặt hàng đại diện, quyền số lại được cập nhật cho phù hợp với thị trường tiêu dùng và cơ cấu chi tiêu cho đời sống hàng ngày của người dân trong giai đoạn hiện tại.

Chỉ số giá tiêu dùng được tính theo tháng, được so sánh với: năm gốc, tháng trước, cùng tháng năm trước, tháng 12 năm trước và bình quân thời kỳ cho từng tỉnh, thành phố và cả nước.

Ý nghĩa của chỉ số CPI

Chỉ số giá tiêu dùng như một quy chuẩn biểu hiện tương đối mức độ biến động của giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong sinh hoạt của người dân. Bởi vậy, những nhà kinh tế dựa vào CPI để theo dõi sự thay đổi chi phí sinh hoạt của người dân qua từng tháng, từng năm. Chỉ số tiêu dùng tăng cao đồng nghĩa với việc mức giá trung bình của hàng hóa, dịch vụ tăng. Và ngược lại, giá trung bình của hàng hóa và dịch vụ giảm thì chỉ số CPI giảm.

Ngoài ra, sự biến động của CPI còn có thể gây ra lạm phát hoặc giảm phát. Từ đó làm suy sụp cả một nền kinh tế, gây ra tình trạng suy thoái toàn cầu và thất nghiệp trên diện rộng, kéo theo nhiều tệ nạn xã hội. Và khi giá cả tăng tới mức không thể kiểm soát nổi thì lạm phát sẽ trở thành siêu lạm phát.

CPI là gì? Những điều cần biết về CPI - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Cách tính chỉ số CPI

Khi bạn là trader, bạn không cần phải học các tính toán chỉ số CPI cụ thể là như thế nào, nếu biết thì càng tốt. Khi tính toán chỉ số giá tiêu dùng, người ra sẽ tính số bình quân của giá cả trong kỳ báo cáo so với kỳ cơ sở. 

Các bước cần thực hiện để tính được chỉ số này bao gồm như sau:

+ Thứ nhất, cố định giỏ hàng hóa, là thông qua việc điều tra, người ra sẽ xác định lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua nó.

+ Thứ hai, xác định giá cả, là mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hóa phải được thống kê tại mỗi thời điểm khác nhau.

+ Thứ ba, lấy số lượng nhân với giá cả của từng mặt hàng trong giỏ rồi cộng lại để tính được chi phí để mua được cả giỏ hàng hóa đó.

+ Thứ tư, xác định thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh. Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong 5 đến 7 năm tùy ở từng theo từng quốc gia.

Có được hết 4 dữ kiện trên, sau đó tính chỉ số giá tiêu dùng CPI bằng công thức dưới đây:

Chỉ số lạm phát thời kỳ T = (CPI thời kỳ T – CPI thời kỳ T-1) : CPI thời kỳ T-1

Đây là công thức thiên về lý thuyết kinh tế học, bạn là trader giao dịch hàng ngày thì chỉ cần biết chỉ số giá tiêu dùng có thể được xác định bằng cách tính tỷ trọng chi tiêu của từng nhóm hàng hóa, dịch vụ đối với tổng giá trị chi tiêu, và thường thì CPI được tính hàng tháng và hàng năm, và theo dõi chúng trên lịch kinh tế được báo trước.

Một số hạn chế của CPI

CPI không phản ánh được độ lệch thay thế vì nó sử dụng giỏ hàng hoá cố định. Khi giá cả một mặt hàng này tăng nhanh hơn so với các mặt hàng khác thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng ít tiêu dùng những mặt hàng đã trở nên quá đắt đỏ mà tiêu dùng nhiều những hàng hoá đỡ đắt đỏ hơn. Yếu tố này làm CPI đã đánh giá cao hơn thực tế mức giá.

CPI không phản ánh được sự thay đổi của chất lượng hàng hoá vì nếu mức giá của một hàng hoá cụ thể nào đó tăng nhưng chất lượng cũng tăng tương ứng thậm chí tăng hơn thì trên thực tế mức giá không tăng. Chất lượng hàng hoá dịch vụ nhìn chung đều có xu hướng được nâng cao nên CPI cũng đã phóng đại mức giá.

CPI không phản ánh được sự xuất hiện của những hàng hoá mới vì nó sử dụng giỏ hàng hoá cố định trong khi nếu có hàng hoá mới xuất hiện thì một đơn vị tiền tệ có thể mua được các sản phẩm đa dạng hơn. CPI không phản ánh được sự gia tăng sức mua này của đồng tiền nên vì thế lại đánh giá mức giá cao hơn thực tế.

(Tổng hợp)

TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement