Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

CFD là gì? Những điều cần biết về CFD

Kiến thức kinh tế

10/08/2022 05:49

CFD là gì? Nội dung và yếu tố tác động đến 1 hợp đồng CFD.

CFD là gì?

CFD là viết tắt của Contract For Difference (hợp đồng chênh lệch). Như tên gọi của nó, đây là một hợp đồng giữa hai bên (thường được mô tả là "bên mua" và "bên bán") thỏa thuận về sự biến động giá của một loại tài sản.

Những đặc điểm chính của hợp đồng chênh lệch khiến CFD trở thành một sản phẩm độc đáo và thú vị:

+ CFD là một hàng hóa phái sinh.

+ Nhà giao dịch có thể dùng đòn bẩy khi giao dịch CFD.

+ Bạn có thể có lời và chịu lỗ ngay cả khi giá tăng hay giá giảm.

Nội dung hợp đồng chênh lệch CFD

Trong giao dịch CFD, khái niệm mua và bán chỉ là tương đối, thực chất nó đơn giản chỉ là mở và đóng một vị thế giao dịch. Mở vị thế nhằm kỳ vọng giá lên để thu lời thì gọi là "LONG", còn mở vị thế nhằm kỳ vọng giá xuống để thu lời thì gọi là "SHORT".

Một giao dịch CFD được coi là hoàn thành chỉ khi người ta đã đóng vị thế mở trước đó.

Khi đóng vị thế, người bán sẽ trả cho người mua mức chênh lệch giữa giá hiện tại và giá khi mở vị thế, nếu giá của tài sản cụ thể tăng lên. Hoặc ngược lại, nếu giá của tài sản cụ thể giảm đi, và mức chênh lệch giữa giá hiện tại và giá ban đầu bị âm, thì người mua phải trả mức chênh lệch cho người bán. Đó là lý do vì sao mà người ta gọi đó là 'hợp đồng chênh lệch'.

Khi bạn giao dịch CFD của các loại hàng hóa (cà phê, cao su..), cổ phiếu, tiền tệ, dầu, kim loại,... Thì không phải bạn mua bán trực tiếp các loại hàng hóa đó, mà là bạn giao dịch giá trị biến động của các chỉ số liên quan đến nó.

CFD là gì? Những điều cần biết về CFD - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Đã là giao dịch thì phải gồm có giá và khối lượng. Khối lượng trong CFD thì được chia ra theo các lô (lot). Mỗi lot của các chỉ số được giao dịch sẽ có các giá trị khác nhau.

CFD không đòi hỏi người mua phải nhận tài sản sau khi mua, vì mục đích của CFD là đầu cơ trên thị trường tài chính nhằm tìm kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch. Một khi đã mở lệnh thì người mua buộc phải đóng lệnh đó để xác định mức chênh lệch nhằm thu lời hoặc bù lỗ từ phần chênh lệch đó.

Những yếu tố tác động đến 1 hợp đồng CFD

Bốn yếu tố chính tác động đến 1 hợp đồng CFD gồm: tỷ lệ đòn bẩy, kỹ quỹ, spread và phí hoa hồng.

Tỷ lệ đòn bẩy

Đây chính là công cụ đắc lực giúp cho giao dịch CFD trở nên dễ dàng hơn, nếu không có đòn bẩy, trader sẽ phải cần 1 số tiền cực kỳ lớn mới có thể mở 1 lệnh giao dịch. Và lúc đó, giao dịch CFD sẽ không thể trở thành 1 hình thức đầu tư hấp dẫn với nhiều người. Chính vì thế, nếu tham gia CFD mà bỏ qua đòn bẩy nghĩa là bạn đã bỏ qua 1 món quà "trời cho" một món cực hời, một lợi thế mà không một hình thức giao dịch truyền thống nào có thể làm được như giao dịch CFD nói chung hay đầu tư forex nói riêng.

Tuy nhiên, vì tỷ lệ đòn bẩy sẽ tỉ lệ thuận với tỷ lệ ký quỹ, nên nếu sử dụng đòn bẩy càng lớn thì tiền dùng để ký quỹ sẽ càng ít, và ngược lại nếu sử dụng đòn bẩy thấp thì tiền ký quỹ sẽ càng cao. Nhưng đòn bẩy càng lớn thì càng nhiều rủi ro và cũng chính là cách giúp tài khoản bị cháy nhanh nhất.

Chính vì thế, cần phải lựa chọn 1 tỷ lệ đòn bẩy phù hợp khi giao dịch. Nó là chất xúc tác, giúp cho trader có thể tiến hành lệnh với số tiền thấp nhưng không có nghĩa là sử dụng mức đòn bẩy quá lớn.

Ký quỹ

Đây là số tiền dùng để "thế chấp" cho sàn khi mở 1 lệnh giao dịch.

Như trên chúng tôi có nói, mức ký quỹ này sẽ thay đổi dựa trên đòn bẩy, nếu sử dụng đòn bẩy càng lớn thì mức ký quỹ sẽ càng ít, ngược lại nếu sử dụng đòn bẩy thấp trader sẽ phải mất nhiều tiền để ký quỹ cho 1 lệnh giao dịch.

Và cho dù sử dụng đòn bẩy cao hay thấp thì công bằng mà nói số tiền dùng để giao dịch vẫn sẽ thấp hơn rất nhiều so với cách thức truyền thống.

Spread và hoa hồng

Một hợp đồng CFD được báo giá theo hai mức giá: giá mua và giá bán và cho phép bạn thu lợi nhuận từ cả 2 trường hợp: giá tăng và giá giảm.

+ Nếu bạn tin rằng giá của một sản phẩm sẽ tăng lên, bạn sẽ đặt mua (Buy) và bạn sẽ kiếm được lợi nhuận từ mỗi lần tăng giá.

+ Nếu bạn tin rằng giá của một sản phẩm sẽ giảm xuống, bạn sẽ đặt bán (Sell) và bạn sẽ kiếm được lợi nhuận từ mỗi lần giảm giá.

Tất nhiên, nếu thị trường không di chuyển theo hướng bạn mong đợi, bạn sẽ bị thua lỗ.

Ngoài 4 yếu tố gây ảnh hưởng tới 1 CFD như chúng tôi kể trên, thì khối lượng cũng góp 1 phần không nhỏ gây ảnh hưởng tới kết quả giao dịch. Do đó, khối lượng nên tỷ lệ thuận với số tiền ký quỹ, với số vốn bạn có, để tránh trường hợp bị cháy tài khoản lúc nào không hay.

(Tổng hợp)

TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement