Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bà Pelosi 'đạp đổ' chính sách châu Á của ông Biden?

Phân tích

12/08/2022 12:28

Trang mạng của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Malaysia (ISIS) ngày 10/8 đã đăng bài bình luận cho rằng chuyến công du Đài Loan mới đây của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã cản trở nỗ lực của Tổng thống Joe Biden nhằm thu hút các quốc gia châu Á ủng hộ Mỹ chống lại Trung Quốc.
news

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi công du châu Á nhằm mục đích thể hiện sự ủng hộ "mạnh mẽ và không thể lay chuyển" của Mỹ đối với khu vực. Chuyến thăm cuối cùng lại khiến nhiều quốc gia sửng sốt đến mức không thể thốt nên lời khi Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận quân sự chưa từng có xung quanh Đài Loan.

Những làn sóng chấn động từ chuyến thăm cấp cao nhất của Mỹ tới Đài Loan trong 1/4 thế kỷ vẫn còn vang dội khắp khu vực vài ngày sau khi bà Pelosi quay trở lại Washington. 

Quân đội Trung Quốc đã mở rộng các cuộc tập trận nhằm phô trương năng lực bao vây hòn đảo và cắt đứt Eo biển Đài Loan, một trong những tuyến đường thương mại nhộn nhịp nhất thế giới, vài ngày sau khi phóng các tên lửa có vẻ như đã bay qua Đài Bắc và vào vùng biển mà Nhật Bản tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế.

Thông thường, "màn trình diễn" như vậy sẽ dẫn tới việc Trung Quốc bị lên án rộng rãi. Tuy nhiên, nhiều chính phủ cũng coi chuyến thăm của bà Pelosi là bước đi quá xa và họ không muốn bị mắc kẹt ở giữa.

Trong khi các đồng minh lâu năm là Nhật Bản và Australia tham gia cùng Mỹ chỉ trích phản ứng của Trung Quốc, các đối tác an ninh khác trong khu vực vẫn im lặng. Lãnh đạo Hàn Quốc tỏ ra lạnh nhạt với bà Pelosi sau chuyến thăm Đài Loan của bà, Ấn Độ không lên tiếng còn các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vội vã tái khẳng định rằng họ chỉ công nhận "Một Trung Quốc" - khuôn khổ cơ bản mà Bắc Kinh yêu cầu trong quan hệ ngoại giao, bất chấp cách giải thích khác nhau giữa các quốc gia.

Bà Pelosi 'đạp đổ' chính sách châu Á của ông Biden? - Ảnh 1.

Chuyến thăm của bà Pelosi đưa Tổng thống Biden vào thế khó trong việc lôi kéo đồng minh ở châu Á.

Shahriman Lockman, Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Malaysia (ISIS), cho biết: "Hầu hết các nước Đông Nam Á sẽ cho rằng Mỹ đã kích động phản ứng thái quá hoàn toàn có thể dự đoán được của Trung Quốc. Bài học cho các thành viên ASEAN là họ sẽ phải liên tục đi nước đôi. Không thể nói trước được hành động của bên nào có thể gây ra cuộc khủng hoảng tiếp theo trong quan hệ Mỹ-Trung".

Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Joe Biden đã tìm cách xây dựng liên minh rộng rãi ở châu Á để đẩy lùi sự tiếp cận quá mức của Trung Quốc, một phần bằng cách nói với các nền kinh tế nhỏ hơn rằng họ không cần phải chọn bên. 

Điều đó đánh dấu một sự tương phản hoàn toàn với chính quyền Trump, chính quyền đã gây áp lực buộc các nước trong khu vực cấm công ty viễn thông khổng lồ Huawei của Trung Quốc và thực hiện các bước đi khác buộc họ phải lựa chọn giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) - được Biden công bố trong chuyến thăm Hàn Quốc hồi tháng 5 - là ví dụ tiêu biểu cho cách tiếp cận này. Mặc dù IPEF nhằm mục đích loại trừ Trung Quốc, song Mỹ đã thuyết phục được 7 quốc gia Đông Nam Á cùng với Fiji ký kết IPEF bằng cách nhấn mạnh rằng khuôn khổ này vẫn mở cửa với Bắc Kinh và sẽ không bao gồm Đài Loan, ngay cả khi chính quyền Washington đã bắt đầu các cuộc thảo luận thương mại song song với chính quyền của hòn đảo Đài Loan.

Dù không phải là một thỏa thuận thương mại chính thức mà nhiều quốc gia trong khu vực đang tìm kiếm, song các cuộc thảo luận về IPEF báo hiệu vai trò lãnh đạo mạnh mẽ hơn của Mỹ tại châu Á nhằm chống lại Trung Quốc theo cách có thể chấp nhận được đối với các quốc gia cần các mối quan hệ thương mại mạnh mẽ với Bắc Kinh để thúc đẩy nền kinh tế của họ. 

Chúng cũng bổ sung cho các sáng kiến khác của Mỹ nhằm chống lại Trung Quốc, bao gồm đưa ra một giải pháp thay thế cho các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng "Vành đai và Con đường" (BRI) của Chủ tịch Tập Cận Bình, đồng thời thúc đẩy các mối quan hệ chặt chẽ hơn về thương mại, sức khỏe cộng đồng và an ninh mạng.

Tuy nhiên, sau nhiều tháng cố gắng tạo sự thoải mái cho các quốc gia liên kết với Mỹ, chuyến thăm của bà Pelosi đột nhiên đã buộc châu Á phải đưa ra quan điểm về vấn đề nhạy cảm nhất của Trung Quốc. Và nhiều chính phủ chỉ biết cúi đầu im lặng.

Bà Pelosi 'đạp đổ' chính sách châu Á của ông Biden? - Ảnh 3.

Theo nhiều chuyên gia phân tích, chuyến thăm của bà Pelosi đến Đài Loan không có lợi cho Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc và nhiều quốc gia khác ở châu Á.

ASEAN đã đưa ra tuyên bố kêu gọi các bên "kiềm chế tối đa" và tái khẳng định sự ủng hộ đối với chính sách "Một Trung Quốc". Ngoại trưởng Campuchia Prak Sokhonn - nước hiện đang là chủ tịch luân phiên của nhóm - cho rằng bà Pelosi phải chịu trách nhiệm vì đã gây ra căng thẳng. 

Trong một tuyên bố ủng hộ Bắc Kinh, Đặc phái viên của Malaysia tại Trung Quốc lên án bà Pelosi vì đã "thổi bùng ngọn lửa chống đối", mặc dù ngoại trưởng nước này sau đó nói rằng đó không phải là chính sách chính thức của chính phủ Malaysia.

Cuối tuần qua, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan cảnh báo rằng căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc là "thời điểm rất nguy hiểm cho thế giới", đồng thời nói thêm rằng hai nước phải cạnh tranh, thậm chí có thể đối đầu, nhưng cuối cùng tất cả chúng ta đều đang bị cuốn vào trò chơi này.

Alexander Neill, chuyên gia cố vấn về rủi ro địa chính trị ở Singapore và từng làm việc cho các chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh, cho rằng tuyên bố của ASEAN "thực sự nói lên sự báo động ở Đông Nam Á về việc sự thịnh vượng của nền kinh tế khu vực đang bị phá vỡ bởi một điểm nóng đang phát triển ở Eo biển Đài Loan". Ông cho biết số lượng các quốc gia dẫn giải chính sách "Một Trung Quốc" giống như một kiểu "phép thử đối với ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực".

Hành động cân bằng

Mặc dù Nhà Trắng không công khai tán thành chuyến đi của Chủ tịch Hạ viên nhưng đã bảo vệ quyền đến thăm Đài Loan của bà Pelosi vì cho rằng một chuyến thăm như vậy phù hợp với chính sách lâu nay của Mỹ. Chính quyền Biden đã nhiều lần nói rằng Quốc hội là nhánh độc lập của chính phủ và tổng thống không có quyền yêu cầu bà Pelosi hoãn chuyến đi.

Cá nhân bà Pelosi nói rằng chuyến thăm nhằm thể hiện sự ủng hộ của Mỹ đối với nền dân chủ trên hòn đảo, nhấn mạnh rằng Trung Quốc "không thể ngăn cản các nhà lãnh đạo thế giới hoặc bất kỳ ai đến Đài Loan". 

Bà cũng bày tỏ chuyến đi của bà nhằm thúc đẩy chính quyền Biden tập trung hơn nữa vào khu vực, đồng thời bà chỉ trích phản ứng của ông Tập Cận Bình, nói rằng nhà lãnh đạo Trung Quốc hành xử như "một kẻ bắt nạt đang cảm thấy sợ hãi".

Trong một dấu hiệu cho thấy cả Mỹ và Trung Quốc đều tìm cách định hình câu chuyện của riêng mình về chuyến thăm, cả hai bên đều trích dẫn tuyên bố của ASEAN như một sự khẳng định lập trường của họ. Khi được hỏi về phản ứng của khu vực, Ngoại trưởng Antony Blinken đáp rằng "sự bất cân xứng hoàn toàn" giữa chuyến thăm của bà Pelosi và các cuộc tập trận của Trung Quốc là "rất rõ ràng đối với các nước trong khu vực".

Bà Pelosi 'đạp đổ' chính sách châu Á của ông Biden? - Ảnh 5.

Trong bối cảnh đang phải gồng mình đối phó Nga ở Ukraina, nếu thêm Trung Quốc nữa thì Mỹ sẽ gặp không ít khó khăn.

"Đại đa số"

Vài ngày sau, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thống kê các thành viên ASEAN nằm trong số 170 quốc gia "đã lên tiếng ủng hộ Trung Quốc về vấn đề Đài Loan theo nhiều cách khác nhau". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tuyên bố rằng các nước này "chiếm thế đa số so với Mỹ và số ít các nước ủng hộ Mỹ".

Một số phản ứng đáng chú ý nhất đến từ các đối tác của Mỹ trong khu vực.

Tại Nam Á, trong khi các quốc gia bao gồm cả Bangladesh và Sri Lanka khẳng định ủng hộ chính sách "Một Trung Quốc", Ấn Độ vẫn giữ im lặng vấn đề này. Mặc dù Ấn Độ là thành viên của Nhóm Bộ tứ cùng với Mỹ, Nhật Bản và Australia, sự im lặng chính thức của nước này cho thấy giới hạn về mức độ sẵn sàng đi vào quỹ đạo của Mỹ khi nước này tìm cách quản lý mối quan hệ với Trung Quốc. Sana Hashmi thuộc Quỹ Trao đổi châu Á-Đài Loan nhận định: "Không có phản hồi cũng là một phản ứng. Dường như Ấn Độ đang né tránh việc thể hiện lập trường".

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã rơi vào tình thế khó khăn nhất, ông hoàn toàn né tránh việc gặp gỡ bà Pelosi sau khi bà bay từ Đài Loan đến Seoul với lý do đang trong kỳ nghỉ đã được lên kế hoạch từ trước. 

Ngoại trưởng Hàn Quốc sẽ thăm chính thức Trung Quốc trong tuần này, ngay sau khi Bắc Kinh hủy cuộc gặp với nhà ngoại giao hàng đầu của Nhật Bản sau khi quốc gia này cùng với Nhóm G7 bày tỏ lo ngại về các cuộc tập trận quân sự xung quanh Đài Loan.

Theo học giả Seong-hyon Lee của Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc Fairbank của Đại học Harvard, chuyến thăm của bà Pelosi đã giúp thể hiện cam kết của Mỹ với khu vực, nhưng cũng đặt Hàn Quốc vào tình thế khó xử và cho thấy rõ sự hỗn loạn trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc. 

Học giả này nói: "Những gì Mỹ thiếu là sự chặt chẽ và rõ ràng trong chính sách đối với Trung Quốc. Mỹ đang khiến các đồng minh phải vò đầu bứt tai".

TTXVN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement