Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Viễn cảnh ảm đạm của nền kinh tế Trung Quốc

Kinh tế thế giới

29/08/2022 20:43

Theo dự báo, do Trung Quốc tiếp tục áp dụng các biện pháp phong tỏa để chống dịch và khủng hoảng bất động sản diễn biến nghiêm trọng hơn, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2022 có thể sẽ giảm xuống mức 3,3%.
news

Đó là số liệu trong Báo cáo "Triển vọng kinh tế thế giới 2022-2027" do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố cách đây không lâu, theo "Liên hợp buổi sáng" ngày 27/8. Nếu dự báo này có tính chính xác nhất định, thì tăng trưởng GDP năm nay của Trung Quốc sẽ sẽ ở mức thấp thứ hai kể từ năm 1978 đến nay, chỉ cao hơn mức 1,9% của năm 2020 bị ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19.

Gần đây, nhiều chuyên gia tài chính và kinh tế đều đặt câu hỏi, liệu GDP năm nay của Trung Quốc có thực sự rơi xuống mức 3% hay không? Câu trả lời là rất có thể, bởi vì tình hình kinh tế hiện nay còn tồi tệ hơn năm 2020.

Do phong tỏa để phòng chống dịch và tác động cộng hưởng của ba nhân tố lớn (nhu cầu thu hẹp, cú sốc nguồn cung và kỳ vọng suy yếu), bắt đầu từ quý II năm nay, kinh tế Trung Quốc đã giảm tốc, một số ngành nghề thậm chí xuất hiện tình trạng lao dốc thẳng đứng khiến cho tăng trưởng của quý này chỉ đạt 0,4%. 

Quốc Vụ viện ban hành một gói chính sách kích thích ổn định tăng trưởng, tình hình suy giảm kinh tế trong tháng 6 có sự cải thiện đáng kể, nhưng tháng 7 lại quay trở về trạng thái cũ, các dữ liệu kinh tế tiêu cực hơn dự kiến.

Mặc dù xuất khẩu là điểm sáng, nhưng nhập khẩu lại hết sức yếu ớt, nhu cầu trong nước không phục hồi, đầu tư thiếu động lực. Tiêu dùng xã hội đóng góp lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế, nhưng ngoại trừ doanh số bán ô tô tăng do nhận được sự hỗ trợ của chính sách, thì các lĩnh vực khác đều mờ nhạt. 

Xu hướng tăng trưởng tiêu cực của doanh số tiêu thụ bất động sản ngày càng trầm trọng hơn. Nhu cầu xã hội thu hẹp, giá trị gia tăng công nghiệp cũng ảm đảm không kém khi gần một nữa các ngành nghề ghi nhận tăng trưởng âm. Trong đầu tư tài sản cố định, ngoại trừ điểm sáng hiếm hoi về xây dựng cơ sở hạ tầng của chính phủ, các lĩnh vực khác đều thiếu động lực, đầu tư bất động sản tiếp tục tăng trưởng âm trên 6%.

Vấn đề nghiêm trọng hơn là, bức tranh về tình hình kinh tế Trung Quốc được phác họa bởi những dữ liệu này có thể vẫn chỉ là bề mặt, những vấn đề đằng sau có thể nhiều hơn phản ánh của dữ liệu. Chẳng hạn thị trường bất động sản, năm 2021 vẫn hết sức tươi sáng, doanh số tiêu thụ nhà ở thương mại đạt mức cao kỷ lục, tuy nhiên khi các cơ quan quản lý và giám sát của chính phủ chấn chỉnh hành vi huy động vốn đối với các nhà phát triển, ngay lập tức dẫn đến khủng hoảng nợ của các nhà phát triển khiến doanh số bán nhà giảm mạnh.

Một ví dụ khác, lợi nhuận ròng của 42 ngân hàng niêm yết trên thị trường cổ phiếu A Trung Quốc đạt 1.918,8 tỷ nhân dân tệ (CNY), chiếm 38% lợi nhuận của 4.185 công ty niêm yết trên thị trường. Mặc dù cổ phiếu ngân hàng sinh lợi tốt, cổ tức cao, nhưng giá cổ phiếu lại ảm đạm kéo dài, tính đến ngày 8/8/2022, giá cổ phiếu của 37 ngân hàng giảm xuống dưới mức giá trị ròng, tỷ lệ lên đến 88%. 

Nguyên nhân chủ yếu do từ lâu nhà đầu tư đã không tin tưởng vào báo cáo tài chính và dữ liệu nợ xấu do các ngân hàng của Trung Quốc công bố. Nói cách khác, tình hình kinh tế Trung Quốc hiện nay, những dữ liệu do chính phủ công bố luôn nhấn mạnh rủi ro có thể kiểm soát, tăng trưởng ổn định trong nửa cuối năm là khả quan, tuy nhiên khi vấn đề của một số công ty và ngành nghề phơi bày thì lại phòng bị không xuể.

Viễn cảnh ảm đạm của nền kinh tế Trung Quốc - Ảnh 2.

Chỉ số Shanghai Composite tăng 0,14% đóng cửa ở mức 3.241 trong khi Hợp phần Thâm Quyến mất 0,34% xuống 12.0181 trong giao dịch hỗn hợp vào thứ Hai, do tâm lý toàn cầu suy yếu sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell báo hiệu lãi suất cao hơn trong một bài phát biểu về chính sách cuối tuần trước.

IMF dự đoán GDP của Trung Quốc có thể giảm xuống mức 3% với hai lý do chủ yếu: Một là các biện pháp phong tỏa để chống dịch; Hai là khủng hoảng bất động sản. Tuy nhiên, còn có một nguyên nhân khác, đó là sự thu hẹp toàn diện của các doanh nghiệp nền tảng công nghệ. 

Hơn một năm qua, chính sách "Zero COVID" để phòng chống dịch bệnh không những khiến cho hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp địa phương bị đứt gãy đột ngột, nguồn cung gián đoạn, hoạt động logistics ách tắc, tiêu dùng của cư dân sụt giảm nghiêm trọng, hơn nữa đã làm thay đổi cách thức sinh hoạt của cư dân, kỳ vọng của doanh nghiệp và thị trường. 

Chẳng hạn, hiện nay không ít cư dân thành thị tiến hành hai lần xét nghiệm axit nucleic trong một tuần, sự bất tiện này không những làm gia tăng chí sinh hoạt và thời gian, mà còn khiến cho nhiều cư dân dần xa lánh những trung tâm tiêu dùng và chợ trước đây. Điều này hiển nhiên khiến cho hoạt động tiêu dùng thu hẹp nghiêm trọng.

Để tự bảo vệ, biện pháp chống dịch của nhiều chính quyền địa phương được tăng cường phức tạp hơn, làm gia tăng các trở ngại đối với logistics và hoạt động đi lại. Các nguồn lực không thể luân chuyển, thì giao dịch và tăng trưởng kinh tế không thể thực hiện. 

Khi những hành vi này tiếp tục trở thành kỳ vọng thị trường của doanh nghiệp và người dân, các họat động sẽ thu hẹp toàn diện. Chẳng hạn, sự kiện cách ly để phòng chống dịch bệnh gần đây ở Hải Nam và Tây Tạng có thể khiến cho nhiều người dân không sẵn sàng đi du lịch trong ngắn hạn. 

Trong bối cảnh như vậy, ngành lưu trú và ăn uống, ngành dịch vụ du lịch, ngành vận tải hàng không… của Trung Quốc không những không thể phục hồi, mà còn có thể chìm sâu hơn nữa.

Tiếp đó, đối với nền kinh tế Trung Quốc lấy bất động sản làm chủ đạo, bắt đầu từ năm 2016, tăng trưởng GDP dần chậm lại (tăng trưởng GDP năm 2016 là 6,4%, năm 2019 là 6,1%), nhưng tỷ trọng của ngành bất động sản và xây dựng trong GDP lại ngày càng cao. 

Chẳng hạn, tỷ trọng của hai ngành này trong GDP đã tăng từ 12,3% vào năm 2010 lên 14,5% năm 2020. Điều này không chỉ đồng nghĩa với tốc độ tăng trưởng của bất động sản nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP trong những năm gần đây, mà cũng đồng nghĩa với mức độ lệ thuộc của Trung Quốc đối với bất động sản ngày càng cao. Do đó, cú sốc bất động sản sụt giảm là cực kỳ lớn.

Từ đầu năm đến nay, đầu tư và doanh số bán nhà trên thị trường bất động sản Trung Quốc đều xuất hiện tình trạng tăng trưởng âm nghiêm trọng. Doanh số bán nhà 7 tháng đầu năm tăng trưởng âm lên đến 31%, nhu cầu suy giảm nghiêm trọng. 

Viễn cảnh ảm đạm của nền kinh tế Trung Quốc - Ảnh 4.

Giá nhà mới trung bình tại 70 thành phố lớn của Trung Quốc đã giảm 0,9% vào tháng 7/2022 so với cùng kỳ năm ngoái, sau mức giảm 0,5% một tháng trước đó. Đây là tháng giảm thứ ba liên tiếp của giá nhà mới và là tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2015, trong bối cảnh COVID-19 bùng phát ở một số thành phố và sự suy thoái trong lĩnh vực bất động sản.

Đối với thị trường dựa vào nhu cầu đầu tư để đẩy giá nhà toàn diện và duy trì sự thịnh vượng bong bóng, chỉ cần giá nhà sụt giảm, chỉ cần nhà đầu tư mua nhà không thể sinh lời, hoặc câu thần chú giá nhà chỉ tăng không giảm hết hiệu nghiêm, thì nhu cầu đầu tư sẽ lập tức rút lui và thu hẹp nhanh chóng, thậm chí tăng trưởng âm nghiêm trọng (nhà đầu tư sẽ bán tháo một số lượng lớn bất động sản thứ hai đang nắm giữ). 

Sự kiện ngừng cho vay đối với các dự án chưa hoàn thành bùng phát trong tháng 7 đã củng cố hơn nữa sự đảo ngược toàn diện của kỳ vọng thị trường. Chính phủ đề xuất triển khai "bảo đảm bàn giao nhà", cũng như chính sách cứu trợ thị trường khác nhau của chính quyền các địa phương nếu có thể giúp giá nhà dần quay trở lại mức mà người tiêu dùng có thể chấp nhận được, giúp nhu cầu tiêu dùng của người dân từng bước được giải phóng, thì thị trường bất động sản mới có thể tái khởi động. 

Tuy nhiên, nếu như vậy, lại có thể kích hoạt một vòng tuần hoàn tiêu cực nghiêm trọng hơn. Đây là điều chắc chắn chính phủ không muốn nhìn thấy, do đó thị trường sẽ duy trì trạng thái giằng co trong một thời gian tương đối dài, khủng hoảng khó được hóa giải trong ngắn hạn.

Một vấn đề nữa là, gần 10 năm qua, kinh tế số đã trở thành một động lực chủ yếu khác của tăng trưởng GDP Trung Quốc. Năm 2020, quy mô nền kinh tế số chiếm gần 40% tỷ trọng GDP, tỷ lệ đóng góp đối với GDP gần 70%. 

Tuy nhiên, chính sách chống độc quyền đối với các công ty nền tảng và ngăn chặn việc mở rộng vốn một cách mất trật tự được khởi xướng từ nửa cuối năm 2020 đã khiến cho nền kinh tế số và các nền tảng lập tức bị thu hẹp nhanh chóng, mở rộng vốn mất trật tự trở thành thu hẹp mất trật tự. 

Điều này không chỉ dẫn đến bốn làn sóng giá cổ phiếu các các doanh nghiệp nền tảng lớn lao dốc (giá cổ phiếu của Meituan đã giảm 63% từ mức cao vào đầu năm đến ngày 10/8, giá trị thị trường bốc hơi hơn 1.700 tỷ HKD), kết quả kinh doanh suy giảm toàn diện (doanh thu quý II năm 2022 của Tencent tăng trưởng âm 3% so với cùng kỳ, ghi nhận lần đầu tiên doanh thu sụt giảm kể từ khi niêm yết), quy mô doanh nghiệp thu nhỏ, đầu tư giảm mạnh và cắt giảm nhân viên…, hơn nữa đã làm thay đổi kỳ vọng của các doanh nghiệp nền tảng, mô hình hành vi sẽ xuất hiện những thay đổi lớn. 

Bằng cách này, sẽ làm suy yếu toàn diện nền kinh tế số hoặc các doanh nghiệp nền tảng với tư cách là động lực của tăng trưởng kinh tế, từ đó tác động và ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tăng trưởng GDP của Trung Quốc.

TTXVN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement