Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Triển vọng kinh tế Trung Quốc: Tư duy đối sách (bài 2)

Phân tích

28/08/2022 16:00

Từ những phân tích đã nêu, có thể thấy rằng trong giai đoạn sắp tới, rủi ro, thách thức và áp lực mà kinh tế Trung Quốc phải đối diện là rất nhiều và phức tạp.
news

Một điểm cần nhấn mạnh là khi xem xét triển vọng trung và dài hạn của kinh tế Trung Quốc, bên cạnh việc chỉ ra đầy đủ những vấn đề và thách thức, cũng cần phải nhìn thấy đầy đủ các khía cạnh có lợi và ưu thế của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Ưu thế của kinh tế Trung Quốc

Xét trên phạm vi toàn cầu, những điều kiện và ưu thế như hệ thống cung ứng hoàn thiện, thị trường trong nước khổng lồ, nguồn nhân lực dồi dào, thực lực công nghệ không ngừng được tăng cường, môi trường kinh doanh liên tục cải thiện, khả năng điều tiết vĩ mô mạnh mẽ, sức sống và sức bền của nền kinh tế vẫn được đảm bảo.

Những yếu tố có lợi này là động lực để Trung Quốc vượt qua khó khăn, rủi ro và thách thức. Khi nền kinh tế đối diện với áp lực suy giảm tương đối lớn, cần phải nhìn thấy đầy đủ những điều kiện và ưu thế này để tăng cường niềm tin vượt qua khó khăn.

Trên cơ sở xem xét hai khía cạnh này, đối với triển vọng phát triển trung và dài hạn của Trung Quốc, cần chú trọng cao độ vào việc ứng phó nghiêm túc với các rủi ro, thách thức đối mặt, nhưng đồng thời cũng không nên quá bi quan.

Trung Quốc có những nhược điểm và khó khăn, các nước khác cũng có những nhược điểm và khó khăn. Khi đặt lên bàn cân, lợi thế của Trung Quốc không hề thua kém các nước khác, và khó khăn cũng không lớn hơn các nước khác. Do đó, điều quan trọng nhất vẫn là giữ vững trọng tâm, kiên định thực hiện tốt các vấn đề của mình.

Tư duy đối sách

Thứ nhất, dựa vào khoa học để hoạch định chính xác, hiệu quả cao công tác phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế-xã hội. Hiện nay, phòng chống dịch bệnh đã trở thành yếu tố ảnh hưởng và yếu tố không xác định lớn nhất trong triển vọng vận hành kinh tế của Trung Quốc, không những ảnh hưởng ngắn hạn, mà còn ảnh hưởng đến trung và dài hạn.

Nguyên nhân chủ yếu khiến nền kinh tế xuống dốc trong nửa đầu năm, đặc biệt là quý II/2022, là do chịu ảnh hưởng từ sự xuất hiện lặp đi lặp lại của dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt, là một sự "nội thương" điển hình.

Các biện pháp phong tỏa kéo dài không chỉ khiến hoạt động tiêu dùng bị hạn chế, nhu cầu trong nước thu hẹp, mà còn khiến cho hoạt động đi lại, kho vận (logistics) và chuỗi cung ứng bị gián đoạn, quá trình sản xuất bị tác động không chỉ khiến hoạt động kinh doanh và thu nhập của một số khu vực, ngành nghề và một số nhóm đối tượng sụt giảm mà còn làm tổn thương nghiêm trọng đến niềm tin của các chủ thể thị trường.

Xét từ một số dữ liệu công bố mới nhất, các hoạt động kinh tế của Trung Quốc trong giai đoạn đầu tháng 7 một lần nữa có dấu hiệu suy yếu là do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh. Một số thành phố lớn xuất hiện làn sóng dịch bệnh mới trong tháng Bảy, đồng thời các chính sách ngăn chặn và hạn chế dịch bệnh được áp dụng trở lại khiến các hoạt động kinh tế liên quan (đặc biệt là ngành dịch vụ trực tiếp) tiếp tục hứng chịu sức ép.

Do đó, để ổn định tăng trưởng trong nữa cuối năm, công tác phòng chống dịch bệnh khoa học và hợp lý vẫn là chìa khóa then chốt. Một mặt, cần hiểu đầy đủ và quán triệt hiệu quả tinh thần do trung ương đề ra đó là "dịch bệnh phải ngăn chặn, kinh tế phải ổn định, phát triển phải an toàn".

Điểm mấu chốt là phải xem xét toàn diện, không thể đơn giản hóa bằng cách chỉ chú ý đến phòng chống dịch bệnh mà không quan tâm đến các vấn đề khác. Kiên quyết chấm dứt tình trạng gây khó khăn, thực hiện nghiêm túc "9 điều cấm", khắc phục tình trạng "rập khuôn máy móc", đặc biệt là phải kiên quyết chấm dứt tình trạng phong tỏa tràn lan, cố gắng giảm thiểu những trở ngại của việc phòng chống dịch bệnh đối với sự vận hành bình thường của kinh tế-xã hội,.

Mặt khác, chính sách phòng chống dịch bệnh của Trung Quốc cũng cần phải căn cứ vào đặc điểm của dịch bệnh và sự thay đổi của tình hình, không ngừng điều chỉnh và tối ưu hóa một cách linh động.

Thứ hai, chính sách mở rộng nhu cầu trong nước phải mạnh mẽ và có hiệu quả, chính sách cứu trợ và hỗ trợ cần phải có trọng tâm hơn.

Tác động của làn sóng dịch bệnh lần này chắc chắn không thua kém so với làn sóng trước. Hơn nữa, xét từ tác động đối với niềm tin tiêu dùng và kỳ vọng của doanh nghiệp, những ảnh hưởng thậm chí còn nghiêm trọng hơn.

Triển vọng kinh tế Trung Quốc: Tư duy đối sách (bài 2) - Ảnh 3.

Lợi nhuận tại các công ty công nghiệp của Trung Quốc đã giảm 1,1% trong tháng 1-7 so với một năm trước đó, xóa sạch mức tăng trưởng 1,0% trong 6 tháng đầu năm, Cục Thống kê Quốc gia cho biết hôm thứ 7. Ảnh: Reuters

Để ổn định tăng trưởng kinh tế, điều quan trọng đầu tiên là hồi sinh niềm tin của các chủ thể thị trường. Muốn hồi sinh niềm tin của các chủ thể thị trường, sự giúp đỡ để họ vượt qua khó khăn là không thể thiếu. Song song với đó, cũng cần thúc đẩy quá trình phục hồi nhu cầu, giúp các chủ thể thị trường có đơn hàng, có thu nhập và lợi nhuận.

Do vậy, trước hết cần phải tiếp tục bám sát thực hiện các chính sách đã ban hành, bao gồm chính sách giản nợ, chính sách ổn định việc làm, chính sách hạ chi phí, chính sách tín dụng mua nhà… Tiếp theo là dưới tiền đề hoạch định thống nhất mở rộng nhu cầu trong nước trước mắt, ngắn hạn, dài hạn và tiềm năng tăng trưởng dài hạn, tăng cường mở rộng nhu cầu đầu tư. Việc tập trung mở rộng nhu cầu đầu tư vào những dự án chính xác, sớm muộn cũng phải thực hiện.

Các ví dụ có thể kể đến là việc xây dựng các công trình thủy lợi lớn, cơ sở năng lượng xanh và ít phát thải carbon, cơ sở hạ tầng giao thông khu vực Trung Tây bộ và các cơ sở hạ tầng mới như 5G, trung tâm dữ liệu…, tăng cường xây dựng các công trình trọng điểm cải trang đô thị, cơ sở hạ tầng nông thôn, phục hồi sinh thái, gia tăng hỗ trợ đối với quá trình cải tạo số hóa, giảm mức phát thải carbon của ngành sản xuất…

Ngoài ra, việc ban hành một số trợ cấp tiêu dùng cho các nhóm đối tượng đặc biệt cũng là một biện pháp hiệu quả. Đối với vấn đề này, có chuyên gia khuyến nghị rằng trong bối cảnh nguồn ngân sách hiện có không đủ, cũng có thể cân nhắc mở rộng quy mô phát hành trái phiếu ở mức độ thích hợp.

Đương nhiên, vấn đề cần phải nhấn mạnh là, trong giai đoạn hiện nay, đối với việc thúc đẩy phục hồi ổn định nền kinh tế, mặc dù tiếp tục hỗ trợ tài chính là điều rất quan trọng, nhưng biện pháp then chốt và cơ bản hơn vẫn là phòng chống dịch bệnh một cách khoa học, thúc đẩy nền kinh tế hoạt động trở lại, giúp doanh nghiệp có đơn hàng và có thu nhập.

"Sự đình trệ là điều mà mọi người lo lắng sau khi GDP quý II của Trung Quốc giảm mạnh".

Nie Wen, nhà kinh tế học tại Hwabao Trust, có trụ sở tại Thượng Hải, nói.

Thứ ba, chính sách điều tiết vĩ mô cần hết sức chú ý đến sự phối hợp hài hòa giữa chính sách kết cấu và chính sách tổng lượng, chính sách ngắn hạn và chính sách dài hạn.

Vấn đề này đặc biệt quan trọng đối với mục tiêu ổn định kinh tế hiện nay. Giai đoạn trước mắt, các động thái như thúc đẩy chuyển đổi sang kinh tế xanh ít phát thải carbon, ngăn chặn việc mở rộng vốn mất trật tự, xóa bỏ đòn bẩy bất động sản để kiểm soát rủi ro, điều chỉnh phân phối thu nhập để thúc đẩy thịnh vượng chung hay giám sát bảo vệ môi trường, chỉnh đốn các cơ sở giáo dục… đều là nghĩa vụ cần làm và là chính sách cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế chất lượng cao.

Tuy nhiên, những chính sách mang tính kết cấu tương đối dài hơi này ít nhiều đều có tác dụng thúc đẩy hoặc kiềm chế tăng trưởng trong ngắn hạn, do đó trong quá trình thực hiện cần hết sức chú ý đến ảnh hưởng ngắn hạn của những chính sách mang tính kết cấu này.

Cho dù là chuyển đổi sang mô hình sản xuất ít phát thải carbon hơn hay là hạ thấp đòn bẩy, phòng ngừa rủi ro, tất cả đều liên quan đến nâng cấp sản xuất công nghiệp, tối ưu hóa kết cấu và thậm chí là tái cấu trúc sản xuất công nghiệp, đòi hỏi các chủ thể kinh tế từng bước đều chỉnh.

Ngoài ra, cần chú ý đến phương thức và phương pháp, cố gắng áp dụng các phương pháp giải quyết kinh tế có tính linh hoạt, tránh việc đơn giản hóa theo kiểu phong trào. Trên thực tế, Trung Quốc đã rất cảnh giác với vấn đề này. 

Triển vọng kinh tế Trung Quốc: Tư duy đối sách (bài 2) - Ảnh 5.

Một cuộc thăm dò của Học viện Chỉ số Trung Quốc, một trong những công ty nghiên cứu bất động sản độc lập lớn nhất của đất nước, cho thấy doanh số bán bất động sản theo diện tích sàn tại 17 thành phố do công ty theo dõi đã giảm 33,4% trong tháng 7 so với 88,9% sau khi chính sách Zero COVID tăng vọt vào tháng 6 và người mua xa lánh một thị trường ngày càng tràn ngập những người bán tuyệt vọng.

Trong báo cáo tại Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương cuối năm 2021, bên cạnh việc đưa ra các sắp xếp về tư duy công tác, nhiệm vụ trọng điểm cho năm nay, báo cáo còn yêu cầu nhận thức chính xác và nắm chắc một số vấn đề lý luận và thực tiễn, bao gồm vấn đề thịnh vượng chung, vấn đề đảm bảo cung ứng sản phẩm sơ cấp, vấn đề phòng ngừa và hóa giải các rủi ro lớn, vấn đề trung hòa và đạt đỉnh phát thải carbon… Đây là điều hiếm thấy ở một hội nghị công tác thường niên như Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương.

Thứ tư, kiên định đi sâu vào cải cách, tăng cường mở cửa, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh. Trong Báo cáo Công tác Chính phủ năm nay, nhiệm vụ công tác trọng điểm hàng đầu là ổn định kinh tế và chính sách vĩ mô, nhiệm vụ trọng điểm thứ hai chính là cải cách. Đây cũng là điều hiếm thấy trong Báo cáo Công tác Chính phủ những năm gần đây, điều đó đủ thấy sự coi trọng của Trung ương đối với việc đi sâu vào cải cách.

Quả thực như vậy, hiện nay cho dù là thúc đẩy nhu cầu đầu tư để mở rộng nhu cầu trong nước, hay tăng cường sức sống của doanh nghiệp để ứng phó với cú sốc nguồn cung, cho dù là xây dựng cục diện phát triển mới kết nối thông suốt vòng tuần hoàn bên trong và vòng tuần hoàn bên ngoài, hay là thúc đẩy tự lực tự cường khoa học công nghệ để bù đắp những khiếm khuyết của phát triển, cũng đòi hỏi việc không ngừng đi sâu cải cách và tăng cường mở cửa.

Sau khi nỗ lực không mệt mỏi trong nhiều năm, đặc biệt là việc cải cách "phân cấp quản lý", mặc dù môi trường kinh doanh của Trung Quốc đã có sự cải thiện đáng kể, nhưng kết quả khảo sát cho thấy vẫn còn nhiều vấn đề sâu sắc ảnh hưởng đến sự phát triển và kỳ vọng cần phải giải quyết.

Theo các kết quả khảo sát liên quan, kỳ vọng không tốt của doanh nghiệp có liên quan chặt chẽ đến sự thiếu minh bạch, thiếu ổn định và tính có thể dự báo thấp của các chính sách liên quan, quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp không được đảm bảo hiệu quả.

Do đó, đi sâu vào cải cách và tăng cường mở cửa nền kinh tế không chỉ là đối sách cơ bản để kích hoạt sức sống nội sinh, tăng cường động lực phát triển và ứng phó với các cú sốc bên trong, bên ngoài, mà đồng thời cũng là biện pháp then chốt để cải thiện kỳ vọng và nâng cao niềm tin đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

(Nguồn: Báo cáo Kinh tế Trung Quốc)

TTXVN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement