Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vì sao phương Tây không thể cô lập Nga?

Phân tích

15/07/2022 22:54

Các nước phương Tây càng cố sức tìm cách cô lập hoàn toàn Nga, sự ủng hộ mà phần còn lại của thế giới dành cho họ càng ít đi.
news

Nếu như trước đây chỉ có kết quả các cuộc thăm dò dư luận minh chứng cho điều đó, thì sau hội nghị ngoại trưởng các nước G20, ngay cả người đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu cũng phải thừa nhận vấn đề này. Vậy lý do tại sao phe theo chủ nghĩa châu Âu-Đại Tây Dương lại thua cuộc? Bài phân tích của Sputnik lý giải câu hỏi này.

Sự chia rẽ trong G20

Theo Cao uỷ về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell, G7 đã không thuyết phục nổi G20 lên án Nga, công bố các biện pháp trừng phạt và buộc Moscow chịu trách nhiệm về "chiến dịch đặc biệt" ở Ukraina

Tại cuộc họp của lãnh đạo bộ ngoại giao các nước G20, tổ chức ở Bali vào ngày 7-8/7, phương Tây đã không thành công trong toan tính "loại bỏ" Moscow. Các đại diện G7 phải từ bỏ buổi chụp ảnh chung và dạ tiệc, còn ông Sergei Lavrov đã tổ chức một hội đàm hiệu quả với những người đồng cấp từ Argentina, Brazil, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ - rõ ràng không phải là những đất nước "cuối cùng" trên hành tinh này.

Phương Tây đã đe dọa những ai "không liên kết" bằng biện pháp trừng phạt thứ cấp. Mỹ đã lập danh sách 18 nước mà các hàng hóa "bị cấm" vẫn đi qua đó để chảy vào Nga, theo đó, danh tính các thành viên G20 cũng xuất hiện trong bảng liệt kê này, chẳng hạn như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ. 

Washington nhấn mạnh cần đặc biệt giám sát chặt chẽ các thiết bị có thể được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp cho mục đích quân sự: các phụ tùng, linh kiện cho máy bay, hệ thống sonar, ăng-ten, máy quang phổ, hệ thống GPS, máy bơm chân không và thiết bị khai thác dầu.

Vì sao phương Tây không thể cô lập Nga? - Ảnh 1.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đến dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G20 ở Nusa Dua trên hòn đảo nghỉ mát Bali của Indonesia vào thứ Sáu, ngày 8/7/2022. Ảnh: AP

Thái độ của công chúng

Ông Borrell than thở: "Câu chuyện về trận đánh toàn cầu vẫn đang sôi nổi và hiện phương Tây chưa ở thế thắng. Điều này cũng được chứng tỏ qua các nghiên cứu xã hội học được thực hiện bởi những người khó có thể ngờ là dành thiện cảm cho Nga".

Hồi tháng 5/2022, Viện Latana của Đức và Trung tâm Liên minh các nền dân chủ châu Âu do cựu Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen thành lập đã thăm dò ý kiến công dân của 52 nước về thái độ đối với Nga, theo đó Ba Lan là nước thể hiện thái độ thù địch thường xuyên hơn những nước khác (87%, điều này cũng khá dễ hiểu), tiếp đến là Bồ Đào Nha (83%), Ukraina (80). 

Tỷ lệ bài Nga cao cũng bộc lộ ở Đan Mạch, Thụy Điển và Ireland. Phần lớn "bạn bè của Moscow" là ở Trung Quốc (59%), Ấn Độ (56%), Pakistan (48%), Việt Nam (46%) và Algeria (43%). Việc duy trì quan hệ kinh tế với Moscow nhận được sự tán thành của 71% người Trung Quốc, 60% người Indonesia, hơn 50% người Hy Lạp, Việt Nam, Hungary, Kenya và Israel, gần 50% số người Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines và Mexico.

Hãng YouGov cũng tiến hành cuộc khảo sát tương tự ở 14 nước Trung Đông và Bắc Phi. Theo đó, khoảng 66% số người được hỏi không có quan điểm gì về xung đột Nga-Ukraina, 25% cảm thấy bên có lỗi là NATO, 13% chỉ đích danh Tổng thống Mỹ Joe Biden. 

Với câu hỏi "các nước Arab nên hành động thế nào", 53% trả lời "nỗ lực làm trung gian ngoại giao", 38% nói "chẳng cần làm gì, cứ giữ thái độ trung lập", 5% ủng hộ Nga, 4% ủng hộ Ukraina.

Còn tại Đức, hoàn toàn không phải ai cũng đồng ý duy trì thái độ thù địch với Moscow, nhưng chính quyền không lắng nghe những tiếng nói như vậy. 

Ví dụ, ngày 7/7, người dẫn chương trình truyền hình ZDF đã đặt câu hỏi với Thủ tướng Olaf Scholz: "Liệu ông có lo ngại khi 47% người Đức ủng hộ phương án nhượng bộ lãnh thổ từ phía Kiev để chấm dứt xung đột và lệnh trừng phạt chống Nga?". Tuy nhiên, người đứng đầu chính phủ nhắc lại rằng Đức sẽ hỗ trợ Ukraina chừng nào điều này còn cần thiết.

Vì sao phương Tây không thể cô lập Nga? - Ảnh 3.

Không ít người cho rằng nguyên nhân của cuộc chiến Nga - Ukraina là do Tổng thống Joe Biden.

Khi "đà điểu" giẫm đạp "diều hâu"

Như tờ báo Anh "The Sunday Times" lưu ý, trong NATO đã hình thành 3 phe nhóm: "diều hâu", "bồ câu" và "đà điểu". Theo tiêu chí của các nhà báo, nhóm đầu tiên gồm các nước muốn xoá sổ 2 nước Cộng hoà vùng Donbass DNR và LNR. 

Trước hết, đó là những quốc gia gần gũi với Nga về mặt địa lý như Ba Lan và các nước Baltic. Nhóm thứ hai yêu cầu quân đội Nga rút về các vị trí đã tồn tại trước ngày 24/2, đồng thời sẵn sàng chấp nhận nền độc lập của DNR và LNR (trong bài báo nhắc đến các nước Scandinavia). Còn "đà điểu" là các nước Nam Âu, cố gắng phớt lờ cuộc xung đột và mặc kệ cho cuộc khủng hoảng được giải quyết bằng phương thức nào cũng được. 

Nói cách khác, các "đà điểu" ủng hộ tất cả các tuyên bố của liên minh, nhưng lại chọn cách không làm gì cả. Kết quả là NATO đã chỉ có thể đồng ý về việc cung cấp vũ khí cho Kiev, nhưng như vậy không đủ để Kiev "chịu được sự tấn công dữ dội của Moscow".

Trong khi đó, hãng tư vấn IPSOS đã hỏi ý kiến các cư dân của 27 nước trên thế giới rằng họ nghĩ gì về khả năng quân đội nước họ tham gia vào hoạt động chiến sự ở Ukraina. Kết quả là trung bình 72% số người được hỏi tỏ ý phản đối. 

Hơn thế nữa, trong số những công dân các nước thành viên NATO, tỷ lệ phản đối lựa chọn này đều rất lớn: Thổ Nhĩ Kỳ 86%, Hungary 90%, Đức 76%, Mỹ, Anh và Pháp 65% mỗi nước, Canada 56%.

Vì sao phương Tây không thể cô lập Nga? - Ảnh 4.

Phần lớn người dân trên thế giới phản đối cuộc chiến Nga - Ukraina, nhưng cũng không đồng tình để quân đội nước mình tham gia vào chiến trường Ukraina.

Thực trạng thế giới

Các chuyên gia mà Sputnik phỏng vấn cho rằng "cộng đồng quốc tế đã mệt mỏi với những lời rao giảng đạo đức thường xuyên của tập thể phương Tây, không coi khối này là đối tác đáng tin cậy và do đó không muốn ủng hộ các biện pháp trừng phạt chống Nga". 

Chuyên gia Denis Denisov, người đứng đầu Viện Sáng kiến gìn giữ hòa bình và xung đột, nêu ý kiến: "EU và Mỹ đã nhận lấy vai trò bảo vệ các giá trị cơ bản của con người và hoàn toàn độc quyền trong lĩnh vực này. 

Nhưng đối với rất nhiều nước, bức tranh thế giới do phương Tây sắp đặt lại là điều không thể chấp nhận. Trên thực tế, đó chỉ là hai màu đen-trắng: hoặc chia sẻ niềm tin châu Âu-Đại Tây Dương, hoặc phản đối".

Theo chuyên gia, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và các quốc gia khác không muốn đối đầu với Mỹ trên chiến trường, nhưng cũng sẽ không cho phép can thiệp vào công việc nội bộ của mình. Chuyên gia Denis Denisov nhận xét: "Thế giới đang bước vào kỷ nguyên hỗn loạn. Chiến dịch đặc biệt của Nga ở Ukraina là cánh én báo hiệu đầu tiên. Các nước khác dù không nhất thiết hỗ trợ Moscow nhưng cũng sẽ không tuân theo hệ thống quan hệ quốc tế hiện tại nữa".

Chuyên gia Vladimir Zharikhin, Phó giám đốc Viện các nước SNG nhận xét rằng mô hình cùng tồn tại của phương Tây đã không còn được ưa chuộng, đột ngột mất tính phổ biến sau khi Mỹ và EU cố gắng "hủy bỏ" Nga. 

Hàng trăm tỷ USD của Nga đã bị đánh cắp một cách trắng trợn, và các doanh nhân - bất kể có thái độ ra sao với chiến dịch đặc biệt - đã bị tước đoạt tài sản chỉ vì họ đến từ Nga. Và theo lời chuyên gia mô tả, các quốc gia không thuộc "giới thân cận" của Mỹ đã hiểu rằng họ có thể còn bị đối xử tệ hơn nữa, bởi họ không có khả năng tự bảo vệ. 

Dù sao chăng nữa, họ vẫn không muốn ủng hộ các biện pháp trừng phạt chống Nga, bởi họ thấy chính những người áp đặt và thi hành trừng phạt đang phải hứng chịu thiệt hại không kém gì Moscow, nếu không muốn nói là nhiều hơn, nặng nề hơn.

TTXVN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement