Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

NATO đang vươn ra khỏi Bắc Đại Tây Dương

Quân sự

04/07/2022 10:43

Hội nghị thượng đỉnh NATO ở thành phố Madrid (Tây Ban Nha) vừa khép lại được gọi là cột mốc hồi sinh của NATO từ sự mô tả của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron là NATO đang "chết não".

Theo "Liên hợp buổi sáng" ngày 4/7, Hội nghị thượng đỉnh không những quyết định thu nhận hai nước Bắc Âu gần Nga là Thụy Điển và Phần Lan, mà còn quyết định gia tăng quy mô lực lượng phản ứng nhanh từ 40.000 lên 300.000 người. Hội nghị cũng chính thức phê chuẩn văn kiện Khái niệm chiến lược 10 năm tới, lần đầu tiên xác định Trung Quốc là "thách thức hệ thống".

NATO mở rộng về phía Đông là lý do chủ yếu khiến Nga tấn công tấn công Ukraina. Tuy nhiên, Hội nghị thượng đỉnh Madrid không những đã kéo dài đường biên giới của NATO và Nga, mà còn mời các đồng minh quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand tham gia.

Điều này thể hiện sức sống và sự đoàn kết của thế giới phương Tây về nghĩa rộng, mặt khác phạm vi địa lý mở rộng về phía Đông đến cực Đông của đại lục Á-Âu rõ ràng là chĩa mũi nhọn vào Trung Quốc. So với ý định ban đầu của NATO là đối trọng với Liên Xô và khối Hiệp ước Vacsava, sự phát triển này chắc chắn có ý nghĩa mang tính lịch sử.

NATO đang vươn ra khỏi Bắc Đại Tây Dương - Ảnh 1.

Tại Hội nghị thượng đỉnh, Ngoại trưởng Anh Liz Truss phát biểu rằng phương Tây cần phải rút bài học kinh nghiệm từ sai lầm không thể ngăn chặn Nga xâm lược Ukraina, "bảo vệ hòa bình và ổn định của Eo biển Đài Loan" tốt hơn. 

Liz Truss cho rằng Bắc Kinh đang đi vào vết xe đổ của Moskva trong vấn đề Ukraina, kêu gọi đồng minh phương Tây cung cấp vũ khí cho Đài Loan để tăng cường năng lực tự vệ của Đài Loan.

 Trong khi đó, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern mô tả Trung Quốc "ngày càng hung hăng hơn, sẵn sàng thách thức các quy tắc và chuẩn mực quốc tế", kêu gọi thế giới phương Tây đưa ra phản ứng, "phải tuân thủ trật tự dựa trên luật lệ".

Mặc dù phát biểu của hai nhân vật nói trên không đồng nghĩa với việc NATO sẽ can dự vào vấn đề Eo biển Đài Loan, hoặc chuẩn bị thành lập "NATO phiên bản châu Á", song văn kiện Khái niệm chiến lược mới lần đầu tiên đề cập đến Trung Quốc, hình dung "tham vọng công khai và chính sách cưỡng ép" của Trung Quốc đã thách thức lợi ích, an ninh và quan điểm giá trị của NATO, tạo nên "thách thức hệ thống" đối với an ninh của khu vực châu Âu-Đại Tây Dương.

Không khó để thấy rằng Mỹ đã thành công trong việc thuyết phục NATO chấp nhận chiến lược chống Trung Quốc của mình, coi Trung Quốc là mục tiêu quan trọng cho sự phát triển của NATO trong tương lai. Bước ngoặt lịch sử này rốt cuộc có duy trì hiệu quả hiện trạng Eo biển Đài Loan hoặc đẩy nhanh xung đột quân sự hay không, hiện nay vẫn "9 người 10 ý".

Mặc dù việc "mở rộng đến cực Đông" của NATO vẫn đang dừng lại ở tuyên bố văn kiện và ám chỉ bằng lời nói, nhưng NATO vươn khỏi châu Âu lại sắp có bước đi cụ thể. Sau Hội nghị thượng đỉnh, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cam kết sẽ cung cấp sự hỗ trợ nhiều hơn cho các nước châu Phi và Trung Đông để đối trọng với sức ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc ngày càng gia tăng ở những khu vực này. 

Jens Stoltenberg tiết lộ NATO đã đồng ý cung cấp "gói xây dựng sức mạnh quốc phòng" cho Mauritania, hỗ trợ quốc quốc gia này tăng cường an ninh biên giới và ứng phó với vấn đề nhập cư bất hợp pháp, cũng như khủng bố. 

NATO đang vươn ra khỏi Bắc Đại Tây Dương - Ảnh 2.

NATO cũng cung cấp viện trợ bổ sung cho Tunisia và Jordan. Ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Albarez cho biết không loại trừ khả năng NATO sẽ can thiệp quân sự vào cuộc nội chiến của quốc gia châu Phi Mali.

Chiến lược chống Trung Quốc của Mỹ đã xác định rõ Trung Quốc đang thách thức "trật tự quốc tế dựa trên luật lệ", cũng chính là hòa bình dưới trị thống trị của Mỹ, đồng thời áp dụng phương thức định hình môi trường chiến lược xung quanh Trung Quốc để kiềm chế sự tự do hành động của Bắc Kinh. 

Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid mời các đồng minh châu Á của Mỹ thể hiện sự đoàn kết mạnh mẽ của thế giới phương Tây, đồng thời việc xác định rõ quan điểm đối với Trung Quốc trong văn kiện phản ánh Mỹ đã thành công trong việc tập hợp sức mạnh đồng minh, từng bước thực hiện chiến lược chống Trung Quốc. 

Tình hình này có thể sẽ ảnh hưởng đến xu hướng địa chính trị của khu vực Đông Á trong tương lai, làm trầm trọng thêm nguy cơ tiềm tàng xung đột ở mức độ nhất định nào đó.

Trong bài phát biểu vào ngày Quân nhân (Armed Forces Day) 1/7, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cảnh báo toàn cầu đang ở vào thời khắc nguy hiểm trong lịch sử, lực lượng vũ trang Singapore cần phải sẵn sàng cho mọi tình huống có thể xảy ra, duy trì năng lực phòng thủ và răn đe mạnh mẽ. 

Ng Eng Hen quan sát tình hình quân sự quốc phòng trong thời gian dài, đồng thời cũng vừa quan sát các tương tác và bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La, do đó cảnh báo của Ng Eng Hen là nhận định sâu sắc không thể xem thường. 

Động thái chiến lược mới của NATO ở Hội nghị thượng đỉnh Madrid dường như đã chứng minh sự lo ngại của Ng Eng Hen. Hòa bình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương từ Chiến tranh Lạnh đến nay đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế toàn cầu chuyển dịch từ Tây sang Đông, nhưng cùng với đó khu vực này cũng tồn tại đốm lửa bất ổn, nếu xử lý không thỏa đáng thì e rằng sẽ khiến nỗ lực của nhiều thế hệ trôi theo dòng nước.

TTXVN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement