Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vì sao bom phốt pho không phải là vũ khí bị cấm bởi luật pháp quốc tế?

Quân sự

06/07/2022 15:24

Mặc dù bom phốt pho là loại vũ khí nguy hiểm và nhiều lần phía Ukraina đã cáo buộc quân đội Nga sử dụng nhắm vào thường dân. Tuy nhiên, nếu điều đó thực tế xảy ra thì Nga vẫn không vi phạm luật quốc tế, vì sao?
news

Gần đây nhất, vào hôm thứ Sáu tuần trước, quân đội Ukraina cáo buộc Nga thả loại bom này trên đỏa Rắn sau khi quân Nga tuyên bố rút quân khỏi tiền đồn nằm trên Biển Đen.

Anton Gerashchenko, một quan chức Ukraina, cho biết thêm rằng, trước đó bom phốt pho cũng đã được quân Nga sử dụng ở Mariupol vào tháng 5, một thành phố hiện đang nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của Nga.

Và một tháng sau khi cuộc tấn công bắt đầu, vào ngày 24/3, Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelenskyy cho biết trong một bài phát biểu trước NATO rằng, "bom phốt pho của Nga" đã được sử dụng vào sáng hôm đó - và đã giết chết nhiều người lớn và trẻ em - nhưng không cung cấp thêm chi tiết.

Theo luật pháp quốc tế, việc sử dụng bom phốt pho trắng bị hạn chế chứ không nghiêm cấm hoàn toàn nhưng chỉ được sử dụng trên chiến trường và không được sử dụng trong các khu vực dân sự.

Vì sao bom phốt pho là loại vũ khí bị cấm bởi luật pháp quốc tế? - Ảnh 1.

Một người lính Nga chuẩn bị vũ khí trong khi tuần tra một phần bị phá hủy của Nhà máy luyện kim Illich Iron & Steel Works ở Mariupol, thuộc lãnh thổ chính phủ Cộng hòa Nhân dân Donetsk, miền đông Ukraine hôm 18/5. Ảnh: AP.

Bom phốt pho là một hỗn hợp phốt pho trắng - loại hóa chất không bị cấm làm vũ khí hóa học theo các công ước quốc tế - và cao su cũng có thể được sử dụng làm vũ khí gây cháy hoặc tạo ra khói.

Hoa Kỳ, Israel, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong số các quốc gia trước đây đã đã từng sử dụng loại bom này.

Margaret E Kosal, một phó Giáo sư tại Trường Các vấn đề Quốc tế Sam Nunn thuộc Viện Công nghệ Georgia cho biết, hỗn hợp photpho trắng và cao su sẽ bốc cháy khi tiếp xúc với oxi trong không khí. Ngọn lửa lên tới 1.300 độ C (2.372 độ F) được tạo ra, kèm theo khói trắng dày đặc.

Theo Dan Kaszeta, một người làm việc tại Viện Dịch vụ Hoàng gia Anh cho biết phốt pho vẫn là "một trong những cách nhanh nhất để tạo ra các màn khói dày đặc và hiệu quả".

Ông nói, bom phốt pho đã nằm trong "kho vũ khí của hầu hết các quân đội lớn trong thế kỷ trước".

Nhưng khi được sử dụng trong các khu vực dân sự, bom phốt pho có thể gây ra hậu quả "tàn khốc".

Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, "phốt pho trắng có thể đốt cháy con người đến tận xương, âm ỉ bên trong cơ thể. Ngoài ra, loại hóa chất này có thể ngấm vào máu qua da, gây nhiễm độc cho thận, gan, tim và gây suy đa tạng. Mọi người có thể chết đơn giản vì hít phải phốt pho trắng ".

Nhóm này cho biết trên trang web của mình, khói thải ra trong các cuộc tấn công bằng phốt pho trắng cũng có thể làm tổn thương hoặc gây dị ứng nghiêm trọng ở mắt,…".

Các đám cháy do bom phốt pho gây ra không thể dập tắt bằng nước mà chỉ có thể được dập tắt bằng các như cát.

"Vấn đề với phốt pho trắng là nó tạo ra khói khi đốt cháy, chúng rất nóng và rất khó dập tắt", Dan Kaszeta cho biết thêm.

Vì sao bom phốt pho là loại vũ khí bị cấm bởi luật pháp quốc tế? - Ảnh 2.

Trong quân sự phốt pho trắng thường được các quốc gia nhồi vào bom, đạn. Ảnh: Middle East Monitor

Điều đặc biệt độc ác là hỗn hợp phốt pho trắng và cao su có trong bom dính vào da của nạn nhân. Một khi tiếp xúc với phốt pho, con người sẽ cố gắng loại bỏ các điểm cháy. Tuy nhiên, vì bom phốt pho được trộn với gelatine cao su nên nó dính vào da rất chắc.

"Nếu một số phốt pho trắng vẫn còn bám trong cơ thể, nó có thể bốc cháy trở lại nếu tiếp xúc với không khí (chẳng hạn như trong quá trình chăm sóc y tế). Nó cực kỳ khó chịu, gây bỏng đau đớn nếu một người tiếp xúc với nó", Kosal lưu ý.

Phốt pho trắng thường gây bỏng độ ba, đôi khi đến tận xương. Nạn nhân của một cuộc tấn công có khả năng chết từ từ vì bỏng hoặc hít phải khói độc. Những người sống sót thường phải vật lộn với những căn bệnh nghiêm trọng trong suốt phần đời còn lại, chẳng hạn như tổn thương gan, tim hoặc thận, Cơ quan đăng ký dịch bệnh và chất độc hại (ATSDR) cảnh báo.

"Tùy thuộc vào cách chúng được sử dụng và trong những điều kiện nào mà tác hại tiềm ẩn từ bom, đạn phốt pho trắng có thể được giảm thiểu hoặc loại bỏ… hoặc nếu chúng được sử dụng sai mục đích, nó có thể gây hại đáng kể", Kosal nói.

Việc Nga có thực sự sử dụng bom phốt pho hay không vẫn chưa thể được xác nhận và bác bỏ ở giai đoạn này. Tuy nhiên, có nhiều hình ảnh và video khác nhau được báo cáo cho thấy có việc sử dụng nó.

Một video được đề cập, được đăng trên Twitter vào tháng 3 bởi người đứng đầu văn phòng công tố Crimea và thành phố Sevastopol, Igor Ponochovnyi, được cho là có một quả bom phốt pho phát nổ.

Ngoài ra, quân đội Nga được cho là đã sử dụng bom phốt pho ở miền đông Ukraina.

Cảnh sát trưởng Oleksij Bilochyzky đăng trên Facebook rằng những quả bom gần đây đã được sử dụng ở làng Pospana - cách Luhansk khoảng 100km (62 dặm) về phía Tây.

Vì sao bom phốt pho là loại vũ khí bị cấm bởi luật pháp quốc tế? - Ảnh 3.

Một người đàn ông bị bỏng bởi một cuộc tấn công phốt pho trắng tại thị trấn Ras Al Hayn của Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2019. Ảnh: Getty Images

Emina Dzheppar, Thứ trưởng Ngoại giao Ukraina, đã tweet một video vào tháng 3 cho thấy một "cơn mưa ánh sáng" trên bầu trời tối.

"Những kẻ xâm lược đã sử dụng bom phốt pho. Khi phát nổ, nó sẽ phân tán một chất có nhiệt độ cháy hơn 800 độ", Dzheppar viết.

Nhưng như Kosal của Viện Công nghệ Georgia đã lưu ý, "hiện không có cách nào để xác minh" những video như vậy.

Kaszeta cho biết: "Phốt pho trắng được sử dụng phổ biến trong hàng chục, nếu không muốn nói là hàng trăm cuộc xung đột trong kỷ nguyên hiện đại. Việc sử dụng nó như một tác nhân tạo khói đã giảm nhưng không bị loại bỏ bởi sự xuất hiện của khói hóa học như hexachloroethane".

Mỹ đã sử dụng bom phốt pho trong cuộc chiến tranh Iraq kéo dài từ năm 2003 đến năm 2011.

Trong Chiến tranh Liban năm 2006 và Chiến tranh Gaza năm 2009, theo tuyên bố riêng của mình, Israel đã thả bom phốt pho để tạo khói ngay lập tức.

"Về bản chất, [bom phốt pho] không bị cấm miễn là chúng chủ yếu được sử dụng để tạo khói. Chúng không phải là 'vũ khí hóa học' vì chúng không hoạt động như một chất độc. Chúng gây ra thiệt hại do nóng, khiến vai trò của nó trong luật pháp quốc tế không nội trội so với vũ khí hóa học", Kaszeta nói và lưu ý rằng, việc sử dụng vũ khí gây cháy được điều chỉnh bởi một hiệp ước quốc tế khác - cái gọi là Nghị định thư 3, nhưng rất ít quốc gia đã ký hoặc phê chuẩn hiệp ước đó.

Mặc dù việc sử dụng bom phốt pho nói chung được cho phép theo luật pháp quốc tế, nhưng việc sử dụng vũ khí này chống lại dân thường hoặc theo cách mà cái gọi là "thiệt hại tài sản đảm bảo" có thể dễ dàng xảy ra, như đã xảy ra ở Ukraina.

Ông Kosal nói: "Cố ý nhắm vào dân thường bằng bất kỳ vũ khí quân sự gây chết người nào đều bị cấm bởi luật pháp quốc tế".

Tuy nhiên, trong chiến tranh, việc chứng minh ý định (tấn công vào thường dân) rất phức tạp, nếu không muốn nói là không thể.

(Nguồn: Al Jazeera)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ