Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ukraina có cầm cự nổi khi cuộc chiến kéo dài?

Quân sự

04/07/2022 16:35

Ukraina đã chiến đấu rất tốt trong giai đoạn đầu của cuộc chiến với Nga. Tuy nhiên, cho đến nay, khi cuộc chiến bước sang tháng thứ tư, lợi thế đang nghiêng nhiều về phía Nga. Nếu cuộc chiến này kéo dài, liệu Ukraina có chống cự được?

Kể từ khi Nga tấn công Ukraina ngày 24/2, hàng nghìn dân thường và binh sỹ đã thiệt mạng hoặc bị thương, và ít nhất 12 triệu người phải rời bỏ nhà cửa. 

Các nước phương Tây đáp trả bằng cách trang bị vũ khí cho Ukraina và áp đặt các biện pháp trừng phạt chưa từng có đối với Nga - một siêu cường hạt nhân và là nhà cung ứng năng lượng toàn cầu. Sau khi chiến đấu rất tốt trong giai đoạn đầu, Kiev nay bị chiếm mất một số vùng đất. Điều gì sẽ xảy ra trong thời gian tới?

Diễn biến mới nhất trên chiến trường

Sau Severodonetsk, phải chăng Ukraina sắp mất thêm Lysychansk? Các trận giao tranh khốc liệt diễn ra tại thành phố lớn cuối cùng ở Luhansk mà quân Nga chưa chiếm được. 

Sáng 3/7, những thông tin về tình hình liên quan đến thành phố Lysychansk trái ngược nhau. Bộ Quốc Phòng Nga khẳng định đã "bao vây và làm chủ tình hình ở Lysychansk". Ngược lại, Rouslan Muzytchuk - phát ngôn viên của lực lượng quân sự Ukraina - ghi nhận "chiến sự đang diễn ra khốc liệt nhưng may mắn là thành phố này vẫn do quân đội Ukraina kiểm soát". Tổng thống Volodymyr Zelensky hôm 2/7 đánh giá Lysychansk đang là "tâm chấn" của mọi cuộc giao tranh.

Ukraina có cầm cự nổi khi cuộc chiến kéo dài? - Ảnh 1.

Lực lượng cứu hỏa Ukraine làm việc để dập tắt đám cháy tại một tòa nhà dân cư bị hư hại ở Lysychansk, hôm Chủ nhật. Ảnh: AP

Lysychansk, với hơn 100.000 dân, là một trong những thành phố lớn của tỉnh Luhansk, vùng Donbass, miền Đông Ukraina. Severondonetsk ở bên kia con sông Donets, đối diện với Lysychansk, đã thất thủ hồi tuần trước. Việc chiếm được cả Severodonetsk và Lysychansk sẽ mở đường cho quân Nga tiến thẳng đến hai vị trí then chốt khác là Sloviansk và Kramatorsk tại Donbass.

Các đợt oanh kích của quân Nga xuống vùng Donbass càng lúc càng dồn dập. Trên mặt trận ở Gorkovska trong vùng này, quân nhân Ukraina cận kề với tử thần hàng ngày. Trong cuộc chiến hủy diệt tàn khốc, bên nào nhụt chí sẽ thua. 

Ukraina đã chiến thắng trong một cuộc chiến ngắn. Cơ động và đầy nhiệt huyết, quân đội Ukraina đã gây cho quân Nga những thiệt hại khủng khiếp và làm thất bại kế hoạch chiếm thủ đô Kiev. 

Giờ đây, trước mặt là một cuộc chiến dài lâu, sẽ tiêu hủy nhiều loại vũ khí, nhiều mạng người và tiền bạc, cho đến khi một bên không còn ý chí chiến đấu. Cho đến lúc này, đó là một cuộc chiến mà Nga đang thắng.

Những ngày gần đây, quân Nga đã chiếm được thành phố Severodonetsk ở miền Đông, có bước tiến ở Lysychansk và sắp tới có thể kiểm soát được toàn bộ tỉnh Luhansk. Nga cũng đe dọa Sloviansk, ở phía Bắc tỉnh Donetsk láng giềng. Các nhà lãnh đạo Ukraina cho biết họ thiếu vũ khí, đạn dược, mỗi ngày có đến khoảng 200 quân nhân tử trận.

May mắn cho Ukraina, quân Nga tiến rất chậm và bị thiệt hại nhiều. Nếu có vũ khí NATO và viện trợ tài chính đầy đủ, Ukraina hoàn toàn có thể đẩy lui quân Nga. Cho dù những phần đất đã mất khó thể lấy lại, song Kiev chứng tỏ được chiến dịch của Vladimir Putin là vô ích, và nổi lên như một nhà nước dân chủ hướng về phương Tây. Tuy nhiên, để làm được điều đó, Ukraina cần được ủng hộ lâu dài, mà điều này thì không chắc chắn.

Ukraina có cầm cự nổi khi cuộc chiến kéo dài? - Ảnh 3.

Các tòa nhà dân cư bị hư hại ở Lysychansk, hôm Chủ nhật. Ảnh: AP

Putin tìm kiếm chiến thắng, bất chấp máu xương

Thoạt nhìn thì một cuộc chiến dài hơi có lợi cho Moskva. Đôi bên sử dụng một lượng đạn dược khổng lồ, nhưng Nga có dự trữ đạn dồi dào hơn, và kinh tế cũng mạnh hơn Ukraina nhiều. 

Để tìm chiến thắng, Nga sẵn sàng "khủng bố, gây mất tinh thần" cho người Ukraina bằng các tội ác chiến tranh, như vụ tấn công vào trung tâm thương mại ở Kremenchuk tuần qua. Và Putin sẵn sàng gây đau thương cho chính người Nga, nếu cần.

Tuy vậy, chiến tranh kéo dài chưa hẳn diễn ra theo điều kiện của Putin. Ukraina có một lượng lớn quân nhân quyết tâm bảo vệ tổ quốc, và có thể được kỹ nghệ quốc phòng phương Tây hỗ trợ. Với vũ khí tầm xa và chính xác hơn, với các chiến thuật của NATO, Ukraina có khả năng tiêu diệt các sở chỉ huy và kho hậu cần của Nga. 

Ngày 30/6, Ukraina đã sử dụng vũ khí NATO để đuổi sạch quân Nga khỏi đảo Snake, vị trí chiến lược ở Hắc Hải. Nếu Kiev giành lại được những lãnh thổ quan trọng như Kherson chẳng hạn, Nga sẽ phải trả giá đắt. Nếu Nga bắt đầu mất đất trên chiến trường, nội bộ ở Kremlin sẽ lục đục. 

Tình báo phương Tây cho rằng cấp dưới không báo cáo sự thật cho Putin, và ông chủ Điện Kremlin có thói quen thay người chỉ huy, như Tướng Alexander Dvornikov là một ví dụ. Phương Tây cũng có thể gia tăng trừng phạt, gây thiệt hại lâu dài cho kinh tế Nga; tách rời giới tinh hoa khỏi Vladimir Putin bằng cách đón nhận những người ly khai.

Tên lửa Mỹ viện trợ cho Ukraina được cho là giúp nước này chiếm lợi thế tốt hơn trước quân đội Nga.

Cái giá một cuộc chiến tranh kéo dài sẽ tăng lên

Tuy vậy, Ukraina là một gánh nặng lớn lao. Công nghệ quốc phòng phương Tây rất đáng gờm, nhưng khó sản xuất ngay số lượng vũ khí lớn, nhất là đạn dược. Chính phủ Kiev thâm hụt 5 tỷ USD mỗi tháng và còn phải nghĩ đến tái thiết sau chiến tranh. 

Nạn lạm phát và các cuộc bầu cử ảnh hưởng đến tỉ lệ ủng hộ của công chúng phương Tây. Cái giá mà thế giới phải trả cho một cuộc chiến tranh kéo dài sẽ tăng lên. Putin phong tỏa các cảng khiến Ukraina không xuất khẩu được ngũ cốc, dầu hướng dương, gây rối loạn và nạn đói tại những nước nghèo phải nhập khẩu. 

Ông còn tạo ra nạn thiếu khí đốt ở châu Âu trong mùa Đông sắp tới. Nếu sự đoàn kết tan vỡ do vấn đề năng lượng, nạn nhân chính là Ukraina. Phức tạp hơn, các thành viên NATO còn lo sợ nếu Ukraina chiếm thế thượng phong, Putin sẽ hành xử tệ hại, lôi kéo các nước vào một cuộc chiến thảm họa với Nga.

Tờ "The Economist" dự báo Putin sẽ cố chiếm đất của Ukraina càng nhiều càng tốt, tuyên bố chiến thắng và kêu gọi phương Tây áp đặt điều kiện đối với Ukraina. Đổi lại, ông ta sẽ "giúp" thế giới tránh được đổ nát, đói rét và mối đe dọa hạt nhân. 

Tuy nhiên, theo tuần báo Anh, việc chấp nhận thỏa thuận này sẽ là một tính toán vô cùng sai lầm. Ukraina sẽ bị Nga tấn công thường xuyên. Putin càng thành công ở Ukraina, ông sẽ càng hiếu chiến, sẽ tiến đánh với tất cả các loại vũ khí đang hiệu quả, có nghĩa là gây tội ác chiến tranh, dùng nguyên tử để dọa nạt, bỏ đói thế giới và làm châu Âu run rẩy vì lạnh.

Thăm dò ý kiến

Chiến sự Nga - Ukraina: Ai sẽ thắng?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

TTXVN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement