Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tại sao Nga tiếp cận 'UAV sát thủ' của Iran?

Quân sự

22/07/2022 18:10

Trong tuần này, tờ New York Times dẫn lời các quan chức tình báo Mỹ cho hay, Nga được cho là đã tiếp cận Iran để mua 300 máy bay không người lái (UAV) nhằm thay thế những tổn thất trong cuộc chiến ở Ukraina.
news

Theo hình ảnh vệ tinh mà chính phủ Mỹ cung cấp cho New York Times, thông tin này lưu ý rằng các quan chức Nga đã đến thăm một sân bay ở miền Trung Iran hôm 8/6 và ngày 5/7 để kiểm chứng các UAV Shahed-191 và Shahed-129, hai loại UAV đều có thể được trang bị vũ khí.

Tờ Washington Post dẫn lời Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho hay: "Thông tin của chúng tôi cho thấy rằng chính phủ Iran đang chuẩn bị cung cấp cho Nga tới vài trăm UAV, bao gồm cả các UAV có khả năng mang vũ khí theo một thời hạn khẩn cấp". Ông Sullivan cho biết thêm rằng các khóa đào tạo của Iran dành cho các nhà khai thác Nga sẽ bắt đầu sớm nhất là trong tháng này.

Theo ông Sullivan, không rõ liệu Iran đã giao UAV cho Nga hay chưa. Tuy nhiên, các kế hoạch về việc Iran chuyển giao UAV cho Nga được báo cáo cho thấy Moskva đang hướng ra bên ngoài như thế nào để lấp đầy khoảng trống năng lực của mình trong cuộc chiến ở Ukraina.

Ông Samuel Bendett, nhà phân tích quốc phòng của Trung tâm Phân tích Hải quân, cho biết trên tờ New York Times: "Nga đang chuyển hướng sang một đồng minh đã thực hiện các chuyến bay UAV trong các môi trường phức tạp với số lượng lớn. Trong khi Nga vẫn có UAV, nhưng họ không có tất cả các loại mà họ cần".

Lý do Nga tiếp cận “UAV sát thủ” của Iran - Ảnh 1.

Một máy bay không người lái Shahed-129 của Iran.

Tờ Al Jazeera đưa tin Iran đã bác bỏ mạnh mẽ các cáo buộc của báo cáo này. Ngày 15/7, Ngoại trưởng Iran Hossein Amirabdollahian đã gọi điện thoại cho Ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kuleba và nói rằng Iran sẽ không làm bất cứ điều gì để kéo dài cuộc chiến này. 

Ông Amirabdollahian nhấn mạnh: "Lập trường cơ bản và rõ ràng của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran trong việc phản đối chiến tranh và ủng hộ ngừng chiến tranh không dựa trên tiêu chuẩn kép như một số nước phương Tây".

Khi Iran và Nga bị trừng phạt nặng nề và về cơ bản bị ruồng bỏ trong trật tự quốc tế do phương Tây thống trị, hai nước này có thể đã tìm ra lý do chung để cải thiện lập trường của mình. Do đó, hợp tác công nghệ UAV trên thực tế có thể là một trong những trọng tâm hợp tác song phương giữa hai nước.

Mặc dù sự tiêu hao trong chiến đấu ở Ukraina có thể là động lực chính khiến Nga thúc đẩy mua UAV có vũ trang của Iran, nhưng cuộc xung đột có thể đã bộc lộ những điểm yếu mang tính hệ thống trong chương trình phát triển UAV của Nga mà nước này cần phải giải quyết khẩn cấp.

Theo Tạp chí hàng không Key Aero, Nga là nước đi sau trong việc sử dụng UAV. Tạp chí này lưu ý rằng mặc dù quân đội Nga đang tài trợ cho nhiều chương trình UAV cho các nhiệm vụ tình báo, giám sát và trinh sát (ISR), và các nhiệm vụ tấn công, nhưng một ngành công nghiệp UAV địa phương còn non nớt, các công nghệ còn hạn chế và một số ít các hệ thống cao cấp được sử dụng trong hoạt động đều là những cản trở đối với sự phát triển của UAV.

Hơn nữa, một báo cáo của Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) lưu ý rằng các quan chức quân sự Nga đã nhấn mạnh quân đội nước này cần UAV chiến thuật tầm ngắn vì công nghệ của Nga trong lĩnh vực này kém hơn so với các đối thủ.

Lý do Nga tiếp cận “UAV sát thủ” của Iran - Ảnh 2.

Máy bay không người lái Shahed-129 của Iran.

Ngoài ra, trọng lượng nhẹ của các UAV chiến thuật hiện có của Nga không cho phép chúng mang những trọng tải lớn hoặc được sử dụng làm nền tảng vũ khí. Báo cáo tương tự cũng lưu ý những thiếu sót của Nga trong các công nghệ UAV quan trọng như quang học, điện tử và vật liệu composite cũng như các yêu cầu xung đột từ các bộ phận khác nhau của quân đội Nga, đây là những trở ngại đối với chương trình UAV của nước này.

Do đó, Nga có thể cần sự trợ giúp từ bên ngoài để thúc đẩy chương trình UAV của mình, và Iran là một ứng cử viên tiềm năng cho mối quan hệ đối tác như vậy. Một bài viết trên Tạp chí Foreign Policy năm 2017 lưu ý rằng UAV Orion-E của Nga, được công bố lần đầu tiên vào năm đó, là rất giống với UAV Shahed của Iran, điều này ám chỉ sự hợp tác giữa hai bên. Bài viết cũng lưu ý rằng việc mua UAV có sẵn có thể là hữu ích đối với Nga hơn là thiết kế lại chúng.

Hãng thông tấn Tasnim của Iran đưa tin, trong cuộc triển lãm hàng không MAKS năm 2019 ở Nga, Chuẩn tướng Abdolkarim Banitarafi, Giám đốc Tổ chức Công nghiệp Hàng không Iran (AIO), nói rằng Nga đã đề nghị mua UAV từ Iran.

Theo ông Farzin Nadimi thuộc Viện chính sách cận Đông Washington, Iran có kiến thức đáng kể về công nghệ UAV của phương Tây do thu được từ một số UAV cao cấp của phương Tây bị rơi ở nước này, cũng như từ mạng lưới rộng lớn các nhà cung cấp hoạt động ở Trung Quốc, Nhật Bản và một số quốc gia châu Âu.

Kiến thức đáng kể của Iran về công nghệ UAV, kết hợp với mạng lưới được thiết lập tốt để có được các công nghệ UAV lưỡng dụng mà Nga bị tụt hậu hoặc hiện không thể tiếp cận được do các lệnh trừng phạt, có thể đã cung cấp cho Moskva thêm động lực để xúc tiến các thương vụ mua UAV từ Tehran.

Theo trang mạng quốc phòng Critical Threats, Shahed-129 được công bố vào năm 2012 và lần đầu tiên tham gia chiến đấu với Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) trong cuộc nội chiến Syria năm 2014. 

Đây là một UAV đa năng phóng trên đường băng với tầm hoạt động 1.700 km và có thể được trang bị với đạn dẫn đường chính xác (PGM). Loại UAV này đã được sử dụng để tấn công các lực lượng Mỹ ở Syria vào năm 2017 và đã được gửi tới viện trợ cho Hezbollah, tổ chức ủy nhiệm của Iran ở Liban. 

Lý do Nga tiếp cận “UAV sát thủ” của Iran - Ảnh 3.

Nó cũng đã thực hiện các chuyến bay do thám ở không phận Bahrain và Pakistan láng giềng của Iran. Shahed-129 cũng đã được sử dụng trong các hoạt động cứu trợ lũ lụt trong trận lũ năm 2019 ở Tây Nam Iran.

Shahed-191 là một UAV phóng từ xe tải nhỏ với tầm hoạt động 450-1.500 km và cũng có thể được trang bị các loại đạn PGM. IRGC đã sử dụng UAV cho các nhiệm vụ bên ngoài kể từ năm 2016, nhưng không được sử dụng với tần xuất nhiều như Shahed-129. Loại UAV này cũng đã được IRGC sử dụng trong một cuộc tấn công tên lửa nhằm vào Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria vào năm 2018.

Thực tế, Iran đã thử nghiệm các UAV của mình trên chiến trường để chống lại hệ thống phòng không của phương Tây, điều này chắc chắn đã làm tăng thêm uy tín và sự mong muốn có được nó ở Moskva.

Năm 2019, Reuters đưa tin rằng bất chấp việc Saudi Arabia chi hàng tỷ USD cho các tổ hợp tên lửa Patriot tối tân, các tên lửa hành trình và UAV giá rẻ của Iran vẫn gây ra những thiệt hại nặng nề trong các cuộc tấn công nhằm vào các cơ sở dầu khí và tàu chở dầu của Saudi Arabia.

Nga hiện đang chống lại các hệ thống phòng không tinh vi tương tự của phương Tây ở Ukraina, bao gồm IRIS-T, tên lửa không đối không tầm ngắn và tầm trung do Đức sản xuất và NASAMS, một hệ thống phòng không mặt đắt tầm ngắn và tầm trung được phát triển bởi Kongsberg Defence & Aerospace (KDA) và Raytheon.

Nga có thể cố gắng sử dụng các mô hình chiến đấu của Iran đã được kiểm chứng để đánh bại các hệ thống phòng thủ tiên tiến của phương Tây. Tuy nhiên, Iran có các lợi ích ngoại giao, kinh tế và an ninh đáng kể để cân nhắc có nên quyết định chuyển giao UAV tấn công cho Nga hay không.

Lý do Nga tiếp cận “UAV sát thủ” của Iran - Ảnh 4.

Hệ thống phòng không NASAMS đã được triển khai ở Ukraina.

Theo những thông tin trên tờ Asia Times trước đây, Iran có thể cung cấp cho Nga các UAV để thoát khỏi sự cô lập thông qua ngoại giao UAV, cho phép nước này vượt qua các hạn chế quốc tế đối với việc mua bán vũ khí và củng cố quan hệ đối tác chiến lược vốn có với Moskva bằng cách cung cấp phụ tùng, đạn dược, bảo trì, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo.

Iran cũng có thể thu được lợi nhuận từ việc bán UAV và chuyển giao công nghệ cho Nga, đa dạng hóa hơn nữa nền kinh tế vốn phụ thuộc vào năng lượng và củng cố khả năng chống lại các lệnh trừng phạt của phương Tây. 

Tuy nhiên, khi xuất khẩu UAV sang Nga, Iran có nguy cơ bị các cơ quan tình báo phương Tây hiện đang hoạt động ở Ukraina nắm bắt được công nghệ, điều này có thể cho phép họ phát triển các biện pháp đối phó với Iran.

Iran lần đầu công bố mẫu máy bay không người lái (UAV) Kaman-22. Đây là loại UAV thân rộng đầu tiên do chính các kĩ sư Iran chế tạo.

(Nguồn: ASIATIMES)

TTXVN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement