Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nga - Iran - Thổ Nhĩ Kỳ 'hất cẳng' Mỹ khỏi Syria

Phân tích

22/07/2022 16:03

Tổng thống Vladimir Putin ngày 19/7 đã có chuyến thăm Tehran một ngày trước khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia bảo đảm tiến trình Astana nhằm giải quyết xung đột tại Syria.

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh, nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Nga đã có các cuộc hội đàm ba bên và riêng rẽ với Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Chuyến thăm Iran của ông Putin diễn ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Israel và Saudi Arabia.

Trọng tâm trong chuyến thăm lần này của Tổng thống Putin là về vấn đề Syria, cuộc khủng hoảng lương thực và cuộc chiến ở Ukraina. Tổng thống Putin đánh giá hội nghị thượng đỉnh với hai nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ và Iran tại Tehran là "thực sự hữu ích và thực chất".

Về vấn đề Syria, Tổng thống Putin tin tưởng rằng các quyết định được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh lần này sẽ góp phần vào việc thiết lập hòa bình, ổn định ở Syria và trong khu vực nói chung. Ông Putin nhấn mạnh người Syria phải tự quyết định về tương lai của mình, không thể có áp đặt bất kỳ công thức hay mô hình nào từ bên ngoài. 

Nga ủng hộ việc cùng Đông Bắc của Syria trở lại dưới sự kiểm soát của chính phủ hợp pháp của Syria. Bất chấp những khác biệt hiện có liên quan tới vùng Đông Bắc Syria, Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ thống nhất rằng Mỹ phải rời khỏi khu vực này.

Nga - Iran - Thổ Nhĩ Kỳ 'hất cẳng' Mỹ khỏi Syria - Ảnh 1.

Về vấn đề lương thực, Nga cho biết sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu ngũ cốc của Ukraina, nhưng tất cả các hạn chế đối với việc xuất khẩu ngũ cốc của Nga phải được dỡ bỏ. Mỹ đã dỡ bỏ hạn chế đối với nguồn cung phân bón của Nga. Nếu thực sự muốn cải thiện tình hình tại các thị trường lương thực quốc tế, cần phải thực hiện điều tương tự với nguồn cung ngũ cốc xuất khẩu của Nga.

Về cuộc khủng hoảng ở Ukraina, Tổng thống Putin cho biết, Moskva không nhận thấy Ukraina muốn thực thi những điều khoản mà theo ông là một thỏa thuận hòa bình sơ bộ đã được hai bên nhất trí hồi tháng 3. Cũng theo nhà lãnh đạo Nga, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đang đề nghị làm trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraina.

Một thử nghiệm lịch sử mới trong hợp tác quốc tế

Các vấn đề trọng tâm của đàm phán Nga-Iran lần này là xây dựng dự thảo hiệp ước mới về quan hệ đối tác chiến lược, hợp tác kinh tế trong bối cảnh chịu áp lực trừng phạt từ phương Tây, phát triển các tuyến vận tải và hậu cần, bao gồm cả hoạt động của hành lang vận tải Bắc-Nam và những vấn đề khác. Chuyến thăm của Tổng thống Vladimir Putin tới Tehran là một bước ngoặt trong quan hệ Nga-Iran. 

Khả năng ký kết một thoả thuận về quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước và việc triển khai sâu hơn nữa sẽ phụ thuộc vào sự đồng thuận của giới tinh hoa chính trị hai nước. Nga và Iran đã thể hiện sự hiểu biết lẫn nhau ở mức độ cao và điều đó tạo động lực to lớn cho sự phát triển hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực.

Nga - Iran - Thổ Nhĩ Kỳ 'hất cẳng' Mỹ khỏi Syria - Ảnh 2.

Trong khi đó, những phát biểu của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và Iran cho thấy họ sẽ cùng đóng vai trò quan trọng tại Trung Cận Đông, cùng với Saudi Arabia. Tổng thống Tayyip Erdogan còn nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ coi Iran là "dân tộc anh em" và hai nước phải cùng nhau xây dựng một "tương lai chung".

Còn về vấn đề Syria, cả ba tổng thống đều nhất trí tự giải quyết vấn đề này, không có sự tham gia của Mỹ. Có nghĩa là Mỹ phải rời khỏi Syria.

Chuyến thăm Iran chỉ diễn ra vài ngày sau chuyến thăm thất bại của Tổng thống Mỹ tới Israel và Saudi Arabia. Chuyến đi của Joe Biden đến Trung Cận Đông vừa qua đã không dẫn đến việc đạt được mục tiêu liên kết các nước Arab chống Iran. Lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ tới khu vực Trung Cận Đông để xin (tăng sản lượng khai thác dầu), chứ không phải để đe dọa. Điều này cho thấy rõ một thế giới mới đang hình thành.

Rõ ràng, Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ là những quốc gia rất khác nhau về mặt lịch sử, tôn giáo và các giá trị văn hoá. Trong các mục tiêu chính sách đối ngoại, Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ cũng có sự khác biệt. Mô hình hợp tác ba bên này là một thách thức mở đối với phương Tây vốn tin rằng, chỉ những quốc gia gần gũi về mặt giá trị mới có thể phát triển các mối quan hệ chặt chẽ".

TTXVN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement