26/08/2022 13:30
Phương Tây toan tính gì trong cuộc chiến ở Ukraina?
Chiến tranh Ukraina và phản ứng của thế giới đối với cuộc chiến này sẽ là yếu tố quyết định trong việc định hình trật tự kinh tế và chính trị toàn cầu trong thập kỷ tới.
Đặc biệt, các hành động, câu chuyện và kế hoạch của các đồng minh phương Tây liên quan đến cả Nga lẫn vai trò của Nam Bán cầu trong công cuộc tái thiết sau chiến tranh của Ukraina sẽ cho thấy các mục tiêu chiến lược dài hạn của họ là gì.
Liệu có phải phương Tây chỉ đơn giản là muốn thấy Nga bị đánh bại và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được mở rộng và củng cố, hay phương Tây có thể dự tính một "chiến thắng" ở Ukraina sẽ đặt nền tảng cho một thế giới mà trong đó nền dân chủ được bảo đảm hơn và quản trị toàn cầu mang tính toàn diện và hiệu quả hơn?
Trong khi kết quả của cuộc giao tranh vẫn chưa chắc chắn, các mục tiêu chiến lược của phương Tây - đặc biệt là cách họ dự định đối xử với Nga trong trường hợp Ukraina thắng thế - sẽ gây ra những hậu quả to lớn.
Câu hỏi lớn đặt ra là liệu các đồng minh sẽ tìm cách trừng phạt toàn bộ nước Nga bằng cách áp đặt những biện pháp nghiêm khắc hay thay vào đó là nhắm vào chế độ chuyên quyền của Tổng thống Vladimir Putin theo cách giúp hạn chế những gánh nặng mà người dân Nga phải hứng chịu.
Lúc đầu cuộc chiến, các đồng minh phương Tây nhấn mạnh rằng việc bảo vệ Hiến chương Liên hợp quốc và nền dân chủ là mục tiêu chính của họ. Vào cuối mùa Xuân, một số chiến lược gia và quan chức Mỹ đã chủ trương coi việc làm suy yếu Nga vĩnh viễn là một mục tiêu chiến lược, mặc dù không rõ liệu điều này có còn là mục tiêu trong trường hợp có sự thay đổi chế độ ở Nga hay không.
Trong khi bất kỳ thỏa thuận tổng thể nào về cuộc xung đột Ukraina đều yêu cầu Nga phải gánh một phần gánh nặng tái thiết do cuộc chiến mà nước này khơi mào gây ra, mức độ khắc nghiệt của các điều khoản áp đặt đối với người dân Nga sẽ có những tác động về mặt chính trị. Các điều khoản càng khắc nghiệt, khả năng Nga theo đuổi quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc càng tăng, để một khối Trung-Nga chặt chẽ trở thành một phần của trật tự địa chính trị thời hậu chiến.
Không nên đánh giá thấp hiệu quả của một liên minh như vậy. Mặc dù Trung Quốc sẽ là trọng tâm của khối, song không nên vì GDP của Nga tương đối nhỏ (ít hơn cả của Italy) mà bỏ qua năng lực khoa học, quy mô kho vũ khí hạt nhân và sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên của quốc gia này cũng như tầm quan trọng chiến lược của lãnh thổ rộng lớn của Nga.
Bằng cách áp dụng các biện pháp có sự phân biệt giữa người dân Nga với Putin và chế độ chuyên quyền của ông, các nền dân chủ trên thế giới có thể hy vọng ngăn chặn được việc sẽ "đánh mất" Nga. Cấm tất cả người Nga vào Liên minh châu Âu (EU), như một số nhà hoạch định chính sách hiện nay đề xuất, là loại biện pháp sẽ thúc đẩy đất nước này tiến về phía Trung Quốc.
Tổng thống Vladimir Putin đã ra lệnh cho quân đội Nga tăng 137.000 binh sĩ lên tổng số 1,15 triệu quân nhân. Sắc lệnh của ông Putin có hiệu lực vào ngày 1/1, không nêu rõ liệu quân đội sẽ tăng cường hàng ngũ của mình bằng cách đưa ra một số lượng lớn hơn lính nghĩa vụ, tăng số lượng lính tình nguyện hay sử dụng kết hợp cả hai.
Sắc lệnh được ban hành hôm thứ Năm sẽ nâng tổng số quân nhân Nga lên 2.039.758. Một đơn đặt hàng trước đó đưa ra con số của quân đội lần lượt là 1.902.758 và 1.013.628 vào đầu năm 2018.
Điện Kremlin nói rằng chỉ những người lính hợp đồng tình nguyện mới tham gia vào "hoạt động quân sự đặc biệt" ở Ukraina.
Và việc phân chia thế giới thành các chế độ dân chủ và chuyên quyền một cách sai lầm cũng xuất phát từ cùng một chiến lược phân cực và kém hiệu quả. Khi đối phó với các chế độ độc tài như của Putin, yếu tố quan trọng của bất kỳ chiến lược ngoại giao thành công nào là phân biệt giữa các nhà lãnh đạo chính trị và các công dân bình thường.
Đúng là quyền phủ quyết của Nga trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khiến Liên hợp quốc không thể đóng vai trò điều phối trong việc chống lại cuộc chiến của Nga ở Ukraina. Tuy nhiên, các đồng minh phương Tây đảm nhận nhiệm vụ đó đã không tham khảo ý kiến của Nam Bán cầu trong quá trình ra quyết định hay lôi kéo khu vực này tham gia vào quá trình lập kế hoạch thời hậu chiến.
Tất nhiên cũng đúng khi phần lớn Nam Bán cầu bỏ phiếu trắng đối với 2 nghị quyết lớn của Đại hội đồng Liên hợp quốc nhằm lên án Nga hồi tháng 3. Tuy nhiên, phương Tây lẽ ra phải nhận ra rằng phản ứng của các nước đang phát triển đối với cuộc chiến này phản ánh những vấn đề lịch sử sâu sa - cụ thể, đó là ký ức chung cay đắng về chủ nghĩa thực dân châu Âu và những hồi ức về sự ủng hộ của Liên Xô đối với nhiều quốc gia này trong cuộc đấu tranh giành độc lập của họ.
Hơn nữa, hội nghị Lugano do các đồng minh phương Tây tổ chức vào đầu tháng 7 để khởi động một nền tảng cho công cuộc tái thiết Ukraina không có sự tham gia của bất kỳ quốc gia nào đến từ Nam Bán cầu.
Người ta có thể lập luận rằng đây chủ yếu là một cuộc họp của các nhà tài trợ, nhưng cuộc họp này đã loại trừ các quốc gia vùng Vịnh giàu có và có sự tham gia của các quốc gia như Albania và Bắc Macedonia, trong khi cả 2 quốc gia này đều không có khả năng đóng góp.
Công cuộc tái thiết Ukraina sẽ cần tới hàng trăm tỷ USD. Do đó, nỗ lực này có nguy cơ làm giảm đáng kể nguồn viện trợ cho Nam Bán cầu, nơi vẫn đang cố gắng đảm bảo các nước giàu thực hiện cam kết lâu nay là cung cấp 100 tỷ USD mỗi năm để hỗ trợ giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu ở các nước nghèo hơn.
Điều cũng đáng chú ý là các quy tắc mua sắm cho các dự án tái thiết ở Ukraina sẽ cho phép các nước đang phát triển nhưng không phải là nhà tài trợ tham gia đấu thầu thực sự ở mức độ nào.
Tuy nhiên, có thể chưa phải là quá muộn để phương Tây lôi kéo khu vực Nam Bán cầu - đặc biệt là các quốc gia như Ấn Độ và Nam Phi, những quốc gia có năng lực kỹ thuật tốt trong một số lĩnh vực nhất định - vào công cuộc tái thiết Ukraina.
Phương Tây cũng nên thu hút các nước đang phát triển tham gia vào việc thiết lập các quy tắc liên quan đến các biện pháp trừng phạt sẽ còn tiếp tục được áp dụng nhằm chống lại Nga sau giai đoạn đầu của một dàn xếp, cũng như các quy định quản lý tài sản bị đóng băng của Nga.
Trong trường hợp Ukraina thắng thế, cách phương Tây đối xử với Nga và lập trường của phương Tây đối với khu vực Nam Bán cầu trong quá trình tái thiết Ukraina sẽ quyết định liệu kết quả của cuộc chiến có đóng vai trò là bệ phóng cho tiến bộ toàn cầu hướng tới một chủ nghĩa đa phương công bằng và toàn diện hơn hay không.
Trong trường hợp xấu nhất, phương Tây sẽ đạt được một chiến thắng kiểu Pyrros (chiến thắng không đáng đạt được vì thiệt hại gây ra cho người chiến thắng là quá lớn), mà sau đó chế độ chuyên quyền được củng cố và sự chia rẽ toàn cầu trở nên sâu sắc hơn.
(Nguồn: Project-Syndicate)
Tin liên quan
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement