Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nhìn lại cuộc chiến Nga - Ukraina sau 6 tháng giao tranh

Quân sự

24/08/2022 10:59

Vào cuối năm 2021, các bức ảnh vệ tinh xuất hiện cho thấy quân đội Nga tập trung dọc biên giới đầy tuyết với Ukraina nhiều bất thường. Đến ngày 24/2 thì cuộc chiến chính thức nổ ra và tính đến thời điểm này nó tròn 6 tháng.

Cuộc chiến của Nga tại Ukraina bắt đầu cách đây 6 tháng vào ngày 24/2 và giờ đây, nó đã trở thành một trận chiến tiêu hao.

Mục tiêu ban đầu của Điện Kremlin là tiến hành một cuộc chiến phủ đầu vào Kyiv, tuy nhiên điều đó đã không thành hiện thực khi quân Nga gặp phải sự kháng cự của người Ukraina.

Trong 6 tháng, Nga đã chiếm hơn 1/5 lãnh thổ Ukraina ở phía Nam bao gồm khu vực Donbas và Kherson.

Trước cuộc chiến hồi tháng 2, bán đảo Crimea trên Biển Đen, được sáp nhập vào năm 2014, đã thuộc quyền kiểm soát của Nga. Ngoài ra, các khu vực ở miền đông Donbas đã được kiểm soát bởi lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn.

Nhìn lại cuộc chiến của Nga - Ukraina sau 6 tháng giao tranh - Ảnh 1.

Năm 2013, Tổng thống Ukraina lúc bấy giờ là Victor Yanukovich đã tạm dừng các cuộc đàm phán với Liên minh châu Âu (EU) về thương mại và hợp tác, thay vào đó, ông chọn cách khôi phục quan hệ với Moscow. Điều này đã gây ra các cuộc biểu tình kéo dài nhiều tháng ở Kyiv.

Một cuộc bỏ phiếu của quốc hội Ukraina đã được tổ chức sau đó vào tháng 2/2014 và Yanukovich đã thất bại và rời khỏi vai trò Tổng thống Ukraina.

Vào cuối tháng 2/2014, những tay vũ trang ủng hộ Điện Kremlin bắt đầu chiếm giữ các tòa nhà ở Crimea và đến tháng 3/2014, Nga đã sáp nhập Crimea vào lãnh thổ của mình. 

Tháng 3/2014, phe ly khai thân Nga ở vùng Donbas cũng đã chiếm các tòa nhà ở Donetsk và Luhansk, kêu gọi thành lập quốc gia độc lập. Giao tranh ở miền Đông giữa phe ly khai do Nga hậu thuẫn và quân độ Ukraina đã diễn ra từ đó cho đến nay.

Ban đầu, cuộc chiến Nga - Ukraina nổ ra trong phạm vi nhỏ giữa binh sỹ Ukraina quân Nga được bố trí dọc biên giới vào năm 2021. Đến cuối năm, các hình ảnh vệ tinh cho thấy 100.000 quân Nga, cùng với xe tăng và khí tài quân sự được tập trung dọc biên giới.

Nhìn lại cuộc chiến của Nga - Ukraina sau 6 tháng giao tranh - Ảnh 2.

Hình ảnh vệ tinh được chụp vào ngày 1/11/2021 cho thấy thiết bị quân sự của Nga được tập trung tại thị trấn Yelnya ở miền Tây nước Nga.

Bất chấp những nỗ lực ngoại giao, vào đầu năm 2022, căng thẳng giữa một bên là Nga và bên còn lại là Ukraina, NATO - liên minh quân sự mạnh nhất thế giới, tiếp tục lên một tầm cao mới với việc NATO đưa quân vào chế độ sẵn sàng chiến đấu ở các nước Đông Âu.

Vào ngày 21/2, Nga đã công nhận hai khu vực ly khai ở miền Đông Ukraina là Luhansk và Donetsk.

Những ngày đầu của cuộc chiến

Ngày 24/2, sau bài phát biểu trên truyền hình của Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong đó ông tuyên bố về một "chiến dịch quân sự đặc biệt", các lực lượng mặt đất của Nga đã tấn công Ukraina từ bốn mặt trận chính:

+ Từ phía Bắc: Các lực lượng Nga tiến đánh Kyiv từ Belarus.

+ Từ phía Đông Bắc: Các lực lượng Nga di chuyển về phía Tây, hướng đến Kyiv từ Nga.

+ Từ phía Đông: Các lực lượng Nga tiến về Kharkiv từ vùng Donbas.

+ Từ phía Nam: Các lực lượng Nga di chuyển từ Crimea về phía Odesa ở phía Tây, Zaporizhzhia ở phía Bắc và Mariupol ở phía Đông.

Các vụ nổ đã được nghe thấy trên khắp đất nước với việc pháo binh và tên lửa của Nga bắn trúng nhiều mục tiêu của Ukraina. Kyiv tuyên bố 'thiết quân luật' và cho biết Ukraina sẽ tự vệ.

Nhìn lại cuộc chiến của Nga - Ukraina sau 6 tháng giao tranh - Ảnh 3.

Mục tiêu "đánh nhanh, thắng nhanh" của Nga không thành

Trong những tuần đầu tiên của cuộc chiến, quân đội Nga đã tiến về các thành phố lớn của Ukraina bao gồm Kyiv, Kharkiv và Kherson, nhưng họ vấp phải sự kháng cự quyết liệt từ các lực lượng Ukraina.

Thành phố Kherson, ở phía Nam, là trung tâm đô thị trọng điểm đầu tiên thất thủ vào ngày 2/3, chỉ một tuần sau khi cuộc chiến bắt đầu. Cùng lúc đó, ở miền Đông Ukraina, các lực lượng Nga đã chiếm giữ nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu là Zaporizhzhia. 

Vào ngày 4/3, một đám cháy lớn trong vụ pháo kích vào nhà máy điện, làm dấy lên lo ngại về một thảm họa hạt nhân ở châu Âu.

Bất chấp một số chiến thắng trong những ngày đầu của cuộc chiến, các lực lượng Nga đã không thể giành quyền kiểm soát thủ đô Kyi do họ phải đối mặt với những thách thức về hậu cần. Các lực lượng mặt đất không thể vận chuyển nhiên liệu, đạn dược và vật liệu phục vụ cho cuộc chiến do đường xá bị tắc nghẽn. Hình ảnh vệ tinh vào thời điểm đó cho thấy một đoàn xe 40 km của Nga bị mắc kẹt bên ngoài thủ đô Kyiv.

Nhìn lại cuộc chiến của Nga - Ukraina sau 6 tháng giao tranh - Ảnh 4.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy một đoàn xe quân sự của Nga gần Invankiv, Ukraina ngày 28/2/2022.

Nga bị tố phạm tội ác chiến tranh ở Bucha

Bucha, ngoại ô Kyiv, trở thành cứ điểm chiến lược cho nỗ lực tiến về thủ đô của Nga. Tuy nhiên, sau khi Nga rút quân đi, cư dân của các thành phố này đã trở về nhà và chứng kiến nhiều dân thường bị giết và một tố cáo tội ác chiến tranh của quân Nga được đưa ra.

Vài ngày sau khi lực lượng Nga rời Bucha, các nhà điều tra của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) đã đến thăm thị trấn và tìm thấy nhiều bằng chứng cho thấy có các vụ giết người, tra tấn, hành quyết và mất tích trái không phù hợp với luật phát quốc tế.

Theo Richard Weir, một nhà điều tra về khủng hoảng và xung đột tại HRW, "bằng chứng cho thấy các lực lượng Nga chiếm đóng Bucha tỏ ra khinh thường và coi thường tính mạng dân thường cũng như các nguyên tắc cơ bản nhất của luật chiến tranh".

Nhìn lại cuộc chiến của Nga - Ukraina sau 6 tháng giao tranh - Ảnh 5.

Giai đoạn thứ hai của cuộc chiến

Sau thất bại của Nga trong việc chiếm được Kyiv và phải rút quân ra khỏi phía Bắc Ukraina, Nga tập trung vào khu vực Donbas và đẩy mạnh tấn công về phía Mariupol trong giai đoạn thứ 2 của cuộc chiến.

Vào cuối tháng 4, Điện Kremlin đã công bố 4 mục tiêu chính của mình. Theo Bộ Quốc phòng Nga, quân đội nước này phải:

+ Tiếp quản Donbas.

+ Tạo hành lang đất liền từ khu vực này tới bán đảo Crimea.

+ Phong tỏa các cảng trên Biển Đen của Ukraina.

+ Giành quyền kiểm soát miền Nam Ukraina để tạo ra một hành lang bộ đến Transnistria.

Nhìn lại cuộc chiến của Nga - Ukraina sau 6 tháng giao tranh - Ảnh 6.

Cuộc vây hãm và Mariupol thất thủ

Ngay từ rất sớm, Mariupol đã phải hứng chịu những đợt tấn công không ngừng nghỉ của pháo binh Nga, nhưng, đây cũng là nơi thể hiện sự kiên cường của người dân Ukraina. Thành phố cảng đã bị bao vây vào tháng 3 và Ukraina đã nỗ lực tạo ra một hành lang nhân đạo nhưng đã thất bại trong bối cảnh bị pháo kích liên tục.

Mariupol đã phải chịu đựng một số cuộc giao tranh dữ dội nhất trong chiến tranh, với một loạt các cuộc tấn công từ vụ đánh bom bệnh viện phụ sản vào ngày 9/3 đến cuộc không kích vào Nhà hát kịch khu vực Donetsk vào ngày 16/3.

Điện Kremlin coi thành phố cảng Mariupol là cầu nối với Bán đảo Crimea mà Nga sáp nhập vào năm 2014. Bên cạnh việc thiết lập hành lang trên bộ, Mariupol cũng là một phần quan trọng trong kế hoạch của Nga nhằm tạo sức ép đối với nền kinh tế Ukraina. 

Nhìn lại cuộc chiến của Nga - Ukraina sau 6 tháng giao tranh - Ảnh 7.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy tổng quan về nhà máy thép Azovstal ở Mariupol, Ukraina, ngày 29/4/2022.

Cảng Mariupol của thành phố này còn là trung tâm xuất khẩu chính về lương thực, than và thép của Ukraina. Trong nhiều tháng, xuất khẩu ngũ cốc đã ngừng lại, cho đến khi một thỏa thuận do Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hợp Quốc làm trung gian vào tháng trước cho phép các chuyến hàng được xuất đi trở lại từ các cảng của Ukraina nằm trên Biển Đen.

Nhà máy thép Azovstal, một trong những nhà máy luyện kim lớn nhất ở châu Âu, trở thành tâm điểm của các cuộc giao tranh vào tháng 4 và tháng 5. Khu phức hợp này được sử dụng làm nơi trú ẩn của các lực lượng quân đội và dân thường Ukraina. Theo các nhà chức trách Ukraina, có thời điểm có 1.000 dân thường trú ẩn tại nhà máy.

Vào ngày 21/4, Putin đã ra lệnh cho các lực lượng Nga phong tỏa các nhà máy này. Các binh sĩ Ukraina đã ở bên trong nhà máy hơn 80 ngày để chống lại lực lượng Nga. Tuy nhiên, vào giữa tháng 5, khoảng 1.700 binh sĩ Ukraina đã đầu hàng và ít nhất 1.000 người được chuyển đến Nga, dẫn đến sự thất thủ của Mariupol.

Nhìn lại cuộc chiến của Nga - Ukraina sau 6 tháng giao tranh - Ảnh 8.

Cuộc chiến tiêu hao bắt đầu

Bất chấp việc Nga định hướng lại lực lượng ở phía Đông Ukraina, cuộc tấn công của họ dường như không thu được nhiều thành quả kể từ tháng 5. 

Một cuộc chiến tranh tiêu hao đã xuất hiện khi các cuộc tiến công lớn trên bộ trở nên ít thường xuyên hơn, mặc dù các lực lượng Nga tuyên bố giành chiến thắng trước thành phố Lysychansk và vượt qua vùng Luhansk vào đầu tháng 7.

Phần lớn các cuộc giao tranh trong những tháng gần đây tập trung ở các khu vực phía Đông và Nam của Ukraina xung quanh Kharkiv, Severodonetsk và Izyum cũng như Mykolaiv, Kherson và Zaporizhzhia. Tuy nhiên, các đợt giao tranh gần một nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia đã làm dấy lên lo ngại về một thảm họa có thể xảy ra.

Nhìn lại cuộc chiến của Nga - Ukraina sau 6 tháng giao tranh - Ảnh 9.

Các lực lượng Ukraina đã cố gắng giành lại lãnh thổ ở Kherson, trong khi các lực lượng Nga cố gắng tiến công ở Donetsk.

Nga hiện đang tập trung vào toàn bộ khu vực Donetsk ở Donbas, cùng với Luhansk đã được công nhận là độc lập vào đầu năm nay. Các quan chức Nga tuyên bố rằng các lực lượng của họ đang chiến đấu để giải phóng hoàn toàn Donbas.

Các vụ nổ trên khắp Crimea

Ngày 9/8, một loạt vụ nổ đã làm rung chuyển một căn cứ không quân của Nga ở bán đảo Crimea. Theo thống đốc Crimea, các vụ nổ đã giết chết một người và làm bị thương 14 người khác.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy một số máy bay chiến đấu đã bị phá hủy trong các vụ nổ và căn cứ bị thiệt hại nặng nề.

Nhìn lại cuộc chiến của Nga - Ukraina sau 6 tháng giao tranh - Ảnh 10.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy máy bay Nga bị phá hủy tại căn cứ không quân Saki sau một vụ nổ vào ngày 9/8/2022.

Kyiv không công khai tuyên bố chịu trách nhiệm về các vụ nổ nhưng nếu thực tế là các lực lượng Ukraina đứng sau các vụ nổ này thì điều đó sẽ thể hiện một sự leo thang đáng kể trong cuộc chiến.

Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến, một phần ba người dân Ukraina đã bị buộc phải rời khỏi nhà cửa. Điều này đã tạo ra một trong những cuộc khủng hoảng di dời dân cư lớn nhất trên thế giới.

Nhìn lại cuộc chiến của Nga - Ukraina sau 6 tháng giao tranh - Ảnh 11.

Người dân Ukraina chờ đợi tại một nhà ga xe lửa ở Zahony, Hungary, một thị trấn biên giới với Ukraina.

Theo cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc (UNHCR), có hơn 6,6 triệu người Ukraina tị nạn trên khắp châu Âu và khoảng 7 triệu người phải di tản bên trong lãnh thổ Ukraina. EU đã cấp cho người Ukraina quyền ở lại và làm việc tối đa 3 năm tại tất cả 27 quốc gia thành viên.

Phần lớn phụ nữ và trẻ em đã rời khỏi Ukraina trong khi những người đàn ông trong độ tuổi từ 18 đến 60 phải ở lại để chiến đấu.

Kể từ cuối tháng 2, Liên Hợp Quốc đã ghi nhận 11,1 triệu người qua biên giới rời Ukraina trong khi  4,7 triệu người vượt biên trở lại đất nước để tham gia kháng chiến.

Nhìn lại cuộc chiến của Nga - Ukraina sau 6 tháng giao tranh - Ảnh 12.

Bản đồ cho thấy nơi mọi người đã chạy trốn.

(Nguồn: AL JAZEERA)

TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ