Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ông Putin đã chuẩn bị cho chiến tranh từ 20 năm trước?

Quân sự

09/04/2023 20:09

Trên tờ "L'Express", nghị sĩ châu Âu Raphaël Glucksmann tố cáo Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiến hành chiến tranh đa diện chống lại phương Tây từ hai thập niên qua, dựa vào hai yếu tố chính: Năng lượng và nước Đức.

Nghị sĩ Raphaël Glucksmann thuộc Đảng Place Publique (PP) của Pháp đã thuật lại cách thức Điện Kremlin xâm nhập các nước dân chủ từ nhiều năm qua. 

Trên "L'Express", ông nhấn mạnh rằng cuộc chiến tranh ở Ukraina không phải bắt đầu từ ngày 24/2/2022, cũng không phải từ năm 2014 khi Nga chiếm Crimea, mà là từ rất lâu trước đó. Hơn nữa, ít nhất từ hai thập niên qua, ông Putin đã tiến hành một cuộc chiến tranh đa diện chống lại phương Tây.

Tất cả các xung đột từ đầu thế kỷ 21 đều nằm trong một cuộc đối đầu lớn, không chỉ về quân sự như ở Gruzia (2008), Syria (2015), Ukraina (2022) mà còn bằng nhiều cách khác. 

Chẳng hạn, việc can thiệp vào bầu cử, thao túng dư luận thông qua "tin giả" đã được phổ biến bằng đội quân dư luận viên của Yevgeny Prigozhin - ông chủ Công ty lính đánh thuê Wagner - trên mạng xã hội, tấn công tin học vào bệnh viện trong thời kỳ đại dịch, tài trợ cho những phong trào chính trị thù địch với châu Âu, chiến tranh năng lượng… chưa kể việc sách nhiễu, ám sát các nhà đối lập Nga ở châu lục.

Ông Putin đã chuẩn bị cho chiến tranh từ 20 năm trước? - Ảnh 1.

Nhà tài phiệt Nga Yevgeniy Prigozhin tài trợ cho Tập đoàn Wagner đã triển khai lính đánh thuê tới Ukraina, Syria và khắp châu Phi.

Sai lầm của phương Tây là không chú ý đến những phát biểu thù địch của các nhà lãnh đạo Nga, trong khi Putin đã chuẩn bị cho cuộc chiến từ 20 năm qua. Kế hoạch của ông Putin dựa vào hai yếu tố chính: năng lượng và nước Đức. Putin là đại tá KGB, làm việc tại Dresden ở Đông Đức khi Liên Xô sụp đổ tháng 11/1989. 

Sau khi lên làm tổng thống, ông Putin đã nắm ngay hệ thống năng lượng qua việc tống giam nhà tài phiệt Mikhail Khodorkovski và giải thể Tập đoàn dầu lửa Ioukos, tập trung vào tay phe cánh FSB. Từ đầu những năm 2000, ông Putin đã dùng năng lượng làm vũ khí, mà mục tiêu chính là Đức.

Đức - Mục tiêu chính trong cuộc chiến năng lượng của Kremlin

Tại sao lại là nước Đức? Đó là quốc gia mà Putin biết rõ nhất, đặc biệt lại có trong tay một con át chủ bài là Matthias Warnig, cựu nhân viên mật vụ Stasi của Đông Đức. Warnig giao du rất rộng với giới kinh doanh, ra vào các bộ, ngành như "đi chợ". Với sự giúp sức của Thủ tướng Dân chủ Xã hội Gerhard Schröder, Putin và Warnig đã thay đổi hoàn toàn bản đồ năng lượng châu Âu.

Schröder quyết định ngưng sử dụng năng lượng nguyên tử, và khi bị ngành kỹ nghệ phản ứng, ông đã hứa thay bằng khí đốt Nga giá rẻ. Ông còn bác bỏ việc xây dựng các cảng khí metan giúp Đức nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) từ các nước khác. 

Để đất nước mình bị lệ thuộc hẳn vào Moskva, năm 2005 Schröder ủng hộ việc xây đường ống Dòng chảy phương Bắc đưa khí đốt từ Nga đến Đức, tránh đi qua Ba Lan và Ukraina, làm thiệt hại cho hai nước này. 

Chưa hết, sau khi Nga tấn công Ukraina, Phó Thủ tướng Robert Habeck (Đảng Xanh) bàng hoàng phát hiện dự trữ khí đốt chiến lược của nước Đức hầu như trống rỗng.

Đó là vì cùng với việc ủng hộ dự án đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 vào năm 2015, cựu Thủ tướng Angela Merkel còn giao phó việc quản lý dự trữ chiến lược của Đức cho Tập đoàn Nga Gazprom. Như một sự tình cờ, lượng khí này đã bị hút đi trong những tháng trước cuộc tấn công Ukraina: thay vì phải trữ 70% nhu cầu, con số này chỉ còn 5%. 

Ý định cấm vận dầu khí Nga của Nghị viện châu Âu sau đó trở thành bất khả thi vì Đức không còn khí đốt. Trong 6 tháng đầu của cuộc chiến, Đức phải tiếp tục mua dầu khí của Nga, khoảng 800 triệu Euro/ngày, điều được coi như tài trợ cho cuộc chiến Ukraina của Điện Kremlin.

Ông Putin đã chuẩn bị cho chiến tranh từ 20 năm trước? - Ảnh 2.

Những cựu lãnh đạo phương Tây tiếp tay cho "Sa hoàng" Putin

Cuộc chiến tranh không bom đạn của ông Putin ngoài sự tiếp tay của truyền thông như RT hay Sputnik, còn huy động được những "kẻ ngốc hữu dụng" cực hữu và cực tả, một số gương mặt tinh hoa chính trị và kinh tế.

Ba tháng sau khi thất cử trước bà Merkel, Schröder được Gazprom tuyển mộ, và đến nay ông ta là cựu lãnh đạo châu Âu duy nhất không chịu từ bỏ chức vụ béo bở trong các tập đoàn Nga. 

Những nhân vật khác như cựu Thủ tướng Pháp François Fillon, cựu Thủ tướng Phần Lan Esko Aho, cựu Ngoại trưởng Áo Karin Kneisll…hoặc bị áp lực mạnh, hoặc còn đôi chút liêm sỉ, đã từ chức sau khi Nga tấn công Ukraina.

Nghị sĩ Raphaël Glucksmann còn đặt nghi vấn về cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, phải chăng Moskva đã gặp hên khi đầu tư hú họa vào một số tên tuổi? Không ít lần các đại gia có liên quan đến Nga ra tay giúp đỡ khi công việc làm ăn của ông Trump gặp khó khăn, và khi nghe tin ông đắc cử tổng thống, các đại biểu Quốc hội Nga đã vỗ tay mừng rỡ. 

Tác giả đặt câu hỏi, chuyện gì sẽ xảy ra nếu Donald Trump đang ở Nhà Trắng khi quân Nga kéo vào Kiev?

(Nguồn: TTXVN/RFI)

CHẤN HƯNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement