Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Liệu ông Putin có sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Ukraina?

Quân sự

16/10/2022 07:21

Với danh tiếng là một cường quốc quân sự, liệu Tổng thống Vladimir Putin có thể sử dụng vũ khí hạt nhân cho cuộc chiến ở Ukraina. Và ông ta sẽ cho quân đội nước mình tấn công hạt nhân toàn diện hay tấn công bằng đầu đạn hạt nhân chiến thuật?
news

Kể từ cuộc tấn công Ukraina vào hồi tháng Hai, các lực lượng Nga đã phải chịu tổn thất trên chiến trường, khiến Tổng thống Vladimir Putin có ít lựa chọn hơn nếu Nga nếu muốn tránh được một thất bại toàn diện.

Trong bối cảnh đó, giới chính trị thế giới bắt đầu bàn đến việc liệu ông Putin có sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật để đảo ngược cuộc chiến và tái lập vị thế của nước Nga như là một cường quốc.

Đầu đạn hạt nhân chiến thuật là gì?

Đầu đạn hạt nhân chiến thuật được tạo ra để cung cấp cho các chỉ huy quân sự sự linh hoạt hơn trên chiến trường. Vào giữa những năm 1950, khi các loại bom nhiệt hạch có suất công phá mạnh hơn được chế tạo và thử nghiệm, các nhà hoạch định quân sự nghĩ rằng vũ khí nhỏ hơn với tầm bắn ngắn hơn sẽ hữu ích hơn trong các tình huống "chiến thuật".

Một kiloton của vũ khí hạt nhân chiến thuật có sức công phá tương đương với một nghìn tấn thuốc nổ TNT.

Liệu ông Putin có sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Uraina? - Ảnh 1.

Một tên lửa hành trình chiến thuật Iskander của Nga được phóng trong một cuộc tập trận của lực lượng răn đe chiến lược vào tháng 2 năm 2022. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga / Reuters

Sức nóng từ vụ nổ có thể nóng hơn bề mặt của mặt trời, sức mạnh khổng lồ do vũ khí phóng ra tạo ra một làn sóng nổ cực mạnh phá hủy mọi thứ trên đường đi của nó ra ngoài tới vài km.

Một vũ khí hạt nhân chiến thuật có thể phá hủy sân bay, bến cảng, nơi tập trung binh lính và xe tăng hoặc kho tiếp liệu. Chúng có thể được vận chuyển bằng máy bay, tên lửa đạn đạo và hành trình; một số thậm chí có thể được bắn từ pháo binh.

Mặc dù các quốc gia sở hữu có khả năng sử dụng, nhưng trên thực tế chưa có quốc gia nào phá vỡ điều cấm kỵ đã kéo dài 7 thập kỷ về việc sử dụng vũ khí hạt nhân kể từ khi thành phố Nagasaki bị phá hủy năm 1945.

Mặc dù các kho dự trữ vũ khí hạt nhân thấp hơn nhiều so với thời Chiến tranh Lạnh, chúng vẫn đủ lớn để có thể tiêu diệt phần lớn nhân loại trong vài giờ.

Việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trên chiến trường là nguyên nhân khiến hầu hết các nhà phân tích và chính trị gia lo sợ. Bởi nếu nó thực sự xảy ra thì việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược có nguy cơ leo thang và đây là sự hủy diệt nhiều nền văn minh.

Liệu ông Putin có sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Uraina? - Ảnh 2.

Bức ảnh này được chụp vào tháng 9 năm 1945. Trong ảnh là một phóng viên của phe đồng minh đứng trong đống đổ nát của một tòa nhà từng là rạp chiếu phim ở Hiroshima, Nhật Bản, một tháng sau khi quả bom nguyên tử đầu tiên từng được sử dụng trong chiến tranh được Mỹ thả xuống. Ảnh: Stanley Troutman / AP

Mối nguy hiểm cố hữu trong việc sử dụng dù chỉ một vũ khí hạt nhân chiến thuật là nó có khả năng gây ra phản ứng khủng khiếp từ phía đối phương để ngăn đối phương để ngăn chặn việc sử dụng thêm nữa.

Đó là phản ứng nhằm ngăn chặn một cuộc xung đột hạt nhân tổng thể, cũng là gốc rễ của mọi vấn đề. Hành động sai lầm có thể hủy diệt thế giới.

Chính nỗi sợ hãi rằng sự hủy diệt sẽ được đảm bảo cho cả hai bên khiến quân đội luôn được kiểm soát trong suốt Chiến tranh Lạnh cho đến tận ngày nay.

Nga bị kẹt giữa hai "tảng đá"

Danh tiếng của Nga với tư cách là một cường quốc quân sự đang bị mai một. Quân đội Nga đã cho thấy là hoạt động kém hiệu quả trong cuộc chiến ở Ukraina.

Các lực lượng vũ trang của nước này đã phải hứng chịu những thất đáng kể trong những tháng gần đây. Ngay từ đầu cuộc chiến, các cuộc phản công thành công của Ukraina đã đẩy lùi các đơn vị chiếm đóng Nga ở xung quanh thủ đô Kyiv khỏi các thị trấn mà họ đã chiếm được ở phía Đông Bắc.

Soái hạm Moskva của Nga - một tàu sân bay tên lửa dẫn đường - đã bị đánh chìm; Đảo rắn được tái chiếm từ tay người Nga, cây cầu Eo biển Kerch nối Crimea và Nga đã bị hư hại nặng nề, và hiện nay các lực lượng Ukraina đang chiếm lại nhiều khu vực do Nga chiếm giữ trước đó, chủ yếu là xung quanh thành phố Kherson ở phía Nam. Ukraina đang siết chặt nó hàng ngày và thu hẹp lãnh thổ và khả năng tiếp tế cho tiền tuyến của quân Nga.

Liệu ông Putin có sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Uraina? - Ảnh 3.

Khách tham quan ngắm tên lửa đạn đạo chiến thuật OTR-21 Tochka-U của Nga (trái), bệ phóng nhiều tên lửa 122mm BM-21 Grad (thứ hai từ trái sang), tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K720 Iskander-M (giữa) và bệ phóng tên lửa phóng loạt 300mm BM-30 Smerch (phải) trong một cuộc triển lãm quân sự năm 2017. Ảnh: Anatoly Maltsev / EPA-EFE

Đây là một di sản tai hại của Nga trong cuộc xung đột cho đến thời điểm này. Tổng thống Putin không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thừa nhận thất bại.

Việc kêu gọi 300.000 quân dự bị của Nga là một cú sốc tâm lý đối với người Nga và là cuộc triệu tập đầu tiên kể từ Thế chiến II, vẫn chưa tạo được thay đổi nào trên chiến trường Ukraina.

Liệu họ có đủ bản lĩnh để lật ngược tình thế trước quân đội Ukraina? Mặc dù sự xuất hiện của một số lượng lớn quân tiếp viện của Nga không phải là không đáng kể, nhưng vẫn có những báo cáo liên tục về việc trang bị nghèo nàn và thiếu quần áo ấm.

Mặc dù thiện chiến nhưng các lực lượng Ukraina cũng sắp kiệt quệ sau nhiều tháng chiến đấu liên tục.

Nếu kế hoạch mới nhất của ông Putin không thành công, điều này có thể sẽ gây ra tình trạng bất ổn dân sự và quân sự. Việc có thể cử hàng chục nghìn quân tham gia các cuộc tập trận quân sự Vostok vào tháng 9, trong thời điểm cuộc chiến đang diễn ra cho thấy Tổng thống Nga rõ ràng vẫn có những nguồn lực đáng kể.

Tuy nhiên, Ukraina đã trải nghiệm được sự khắc nghiệt của chiến tranh trong thế kỷ thế kỷ 21 trong khi Nga vẫn còn sa lầy trong quá khứ, những người lính được huấn luyện sơ sài cho đến nay không thể sánh được với Ukraina.

Chính tại thời điểm này, việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ có khả năng xảy ra cao nhất, nếu điều đó xảy ra.

Ba kịch bản có thể xảy ra đối với việc sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga

Đầu tiên, và có lẽ ít khả năng nhất, là một cuộc tấn công hạt nhân thực sự nhằm vào một mục tiêu quân sự rõ ràng trên đất Ukraina. Nó sẽ là một nơi nào đó tương đối không có dân cư trong nỗ lực giảm thiểu sự phát tán của bức xạ, một vụ nổ tại một căn cứ không quân hoặc một nơi tập trung binh lính.

Tuy nhiên, điều này không chỉ tương đối kém hiệu quả do tính chất phân tán của các lực lượng Ukraina, mà còn có thể dẫn đến một cuộc tấn công trả đũa trực tiếp và đáng kể của Hoa Kỳ và các lực lượng NATO.

Những nguy hiểm của sự leo thang đều quá nghiệt ngã và rõ ràng.

Kịch bản thứ hai sẽ là một cuộc thử nghiệm trong vùng biển quốc tế trên Biển Đen. Mặc dù là một chất gây ô nhiễm lớn và vẫn còn nhiều rủi ro, nhưng nó sẽ không phải là yếu tố kích hoạt rõ ràng cho một phản ứng của NATO và sự leo thang tiềm tàng vẫn có thể được ngăn chặn ở mức đó.

Liệu ông Putin có sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Uraina? - Ảnh 4.

Những người lính nghĩa vụ quân sự Nga nhận quân phục và ủng tại một điểm nhập ngũ ở trung tâm thành phố Moscow, Nga vào năm 2010. Ảnh: Mikhail Metzel / AP

Kịch bản sử dụng vũ khí hạt nhân thứ ba, và có lẽ rất có thể xảy ra với bất kỳ vũ khí hạt nhân nào của Nga, là tiến hành một cuộc thử nghiệm trên đất Nga, trên một trong những bãi thử hạt nhân cũ có từ thời Liên Xô ở phía Bắc, như Novaya Zemlya. Mặc dù phá vỡ Hiệp ước Cấm thử nghiệm trong khí quyển, nhưng khả năng nó sẽ gặp sự phản ứng quân sự của NATO.

Dù kịch bản nào diễn ra, việc kích nổ một vũ khí hạt nhân có thể sẽ gây ra sự hoảng loạn trên toàn thế giới, kéo theo đó là rối loạn dân sự khi các thành phố vắng bóng người. Cũng sẽ có sự hỗn loạn trên thị trường chứng khoán toàn cầu khi tiền tệ và cổ phiếu giảm giá trị.

Câu hỏi đặt ra hiện nay là, khả năng một vũ khí hạt nhân được sử dụng là bao nhiêu?

Mặc dù vẫn còn thấp, nhưng lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, xác suất vũ khí hạt nhân có thể được sử dụng không phải bằng không.

Không ai thu được gì từ vụ nổ hạt nhân.

Nhưng ông Putin có thể cảm thấy mình đang bị buộc phải thực hiện một canh bạc tuyệt vọng.

Việc sử dụng một trong số ít công cụ còn lại có thể sẽ kết thúc cuộc chiến với thất bại toàn diện cho Nga.

(Theo Al Jazeera)

N.MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ