Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giải pháp Triều Tiên - Lựa chọn phù hợp cho cuộc chiến ở Ukraina?

Quân sự

09/04/2023 11:08

Trang mạng bangkokpost.com của Thái Lan ngày 5/4 đã đăng bài viết của Giáo sư Brahma Chellaney, học giả nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách có trụ sở ở New Delhi (Ấn Độ) về cuộc chiến ở Ukraina.

Cuộc gặp mặt gần đây giữa Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và người đồng cấp Nga Sergey Lavrov tại cuộc họp của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) hồi tháng trước ở New Delhi – cuộc gặp cấp cao đầu tiên giữa hai nước kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraina – cho thấy ngoại giao có thể sẽ không còn là một từ không được ưa thích. 

Cuộc chiến ở Ukraina theo nhiều cách là cuộc chiến ủy nhiệm giữa hai cường quốc, một bên là Nga được Trung Quốc hậu thuẫn và bên kia là Ukraina được Mỹ ủng hộ. Trong năm qua, cuộc chiến đã gây ra các cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng toàn cầu, đẩy lạm phát cao hơn trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu chậm lại và làm gia tăng rủi ro về nguy cơ xảy ra xung đột trực tiếp giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), thể hiện rõ qua việc Nga gần đây đã bắn hạ một máy bay không người lái của Mỹ trên Biển Đen.

Một lệnh ngừng bắn là cách duy nhất để thoát khỏi thế bế tắc quân sự này, nhưng việc đạt được một thỏa thuận có thể mất nhiều thời gian. Ví dụ, Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 đã lâm vào bế tắc suốt hai năm trước khi đạt được thỏa thuận đình chiến. Tổng thống Nga Vladimir Putin rõ ràng tin rằng một cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài sẽ có lợi cho ông. 

Bất chấp Ukraina nhận được hàng loạt hệ thống vũ khí từ phương Tây, Ukraina không thể ngăn chặn các cuộc không kích ngày càng leo thang của Nga. Tuy nhiên, ngày càng thấy rõ rằng Nga không thể đạt được mục tiêu chiến lược của họ ở Ukraina. Nga có thể đã chiếm gần 1/5 lãnh thổ của Ukraina nhưng họ đã tạo ra một nước láng giềng thù địch hơn và một NATO mạnh hơn. 

Giải pháp Triều Tiên - Lựa chọn phù hợp cho cuộc chiến ở Ukraina? - Ảnh 1.

Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương vừa mới kết nạp Phần Lan làm thành viên thứ 31 và nhiều khả năng Thụy Điển sẽ gia nhập trong năm nay. Hơn nữa, nhiều biện pháp trừng phạt chưa từng thấy mà phương Tây áp đặt đối với Nga có thể sẽ tiếp tục tồn tại sau chiến tranh và gây thiệt hại lâu dài cho nền kinh tế Nga.

Trong khi đó, chiến lược "chiến tranh hỗn hợp" của Tổng thống Mỹ Joe Biden, tìm cách làm tê liệt Nga thông qua quyền lực mềm và vũ khí hóa tài chính toàn cầu, đã thất bại trong việc khiến Putin sụp đổ hoặc biến đồng ruble của Nga thành "rubble" (giấy vụn), theo cách chơi chữ của Biden – như ông đã hứa thực hiện trong giai đoạn đầu của cuộc chiến. 

Các lệnh trừng phạt do Mỹ khởi xướng đã hạn chế nghiêm trọng khả năng tiếp tế cho các lực lượng của Nga, nhưng không ngăn được cỗ máy chiến tranh của Điện Kremlin. Các biện pháp trừng phạt đã làm giảm nguồn thu của Nga từ xuất khẩu năng lượng, nhưng Moskva đã tìm được những khách hàng mới ở các thị trường ngoài phương Tây sẵn sàng mua dầu và khí đốt tự nhiên của Nga (dù với mức chiết khấu). 

Khó có thể buộc Nga rút quân hoàn toàn khỏi các vùng lãnh thổ mà nước này đã chiếm đóng ở phía Đông và phía Nam của Ukraina. Mặc dù Mỹ đã cam kết duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina, việc khôi phục quyền kiểm soát của Ukraina đối với các khu vực này dường như là một mục tiêu quá xa vời.

Trong khi đó, Trung Quốc là quốc gia duy nhất được hưởng lợi từ một cuộc xung đột kéo dài. Theo một báo cáo gần đây của Tổ chức Nước Nga tự do có trụ sở tại Washington, DC, Trung Quốc là "người chiến thắng lớn nhất" từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga. 

Trung Quốc đã trở thành chủ ngân hàng và đối tác thương mại quan trọng nhất của Nga, sử dụng chiến tranh để thiết lập mạng lưới an toàn năng lượng bằng cách đảm bảo nguồn cung cấp dầu mỏ và khí đốt lớn hơn từ Nga không thể bị gián đoạn ngay cả khi Trung Quốc quyết định xâm chiếm Đài Loan. 

Mỹ càng bị kéo vào cuộc chiến ở Ukraina, khả năng Trung Quốc xâm lược Đài Loan càng lớn và Mỹ sẽ nhận ra cơn ác mộng địa chính trị tồi tệ nhất đối với họ: sự ra đời của trục chiến lược Trung-Nga. Hiện tại, Mỹ có thể vẫn là cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, nhưng đối đầu với sức mạnh tổng hợp của Trung Quốc và Nga sẽ là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn.

Cuộc chiến ở Ukraina đã phơi bày những điểm yếu về quân sự của phương Tây, chẳng hạn như cạn kiệt nguồn dự trữ đạn dược, những trở ngại trong việc đẩy mạnh sản xuất vũ khí và sự đồng thuận giữa Mỹ và châu Âu về Ukraina bị suy giảm.

Giải pháp Triều Tiên - Lựa chọn phù hợp cho cuộc chiến ở Ukraina? - Ảnh 3.

Tất cả những điều này có thể thúc đẩy Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tìm cách làm cạn kiệt hơn nữa kho vũ khí của phương Tây trước khi xâm lược Đài Loan, gián tiếp vận chuyển vũ khí cho Nga và buộc Mỹ cùng các quốc gia khác tăng cường cung cấp vũ khí cho Ukraina.

Một số nhân vật ở phương Tây cho rằng một lệnh ngừng bắn ở Ukraina sẽ khuyến khích Trung Quốc tấn công Đài Loan, nhưng Tập Cận Bình không cần Nga chứng minh hành động gây hấn có hiệu quả. Chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc, từ Biển Đông đến dãy Himalaya, là những minh chứng đầy đủ nhất. 

Một báo cáo gần đây của viện nghiên cứu RAND đã chỉ ra rằng một cuộc chiến kéo dài ở Ukraina sẽ không có lợi cho Mỹ. Một cuộc xung đột kéo dài sẽ dẫn đến dòng tiền và vũ khí của Mỹ chảy vào Ukraina ngày càng nhiều, làm tăng nguy cơ xung đột NATO-Nga và cản trở năng lực của Mỹ trong việc đối phó với thách thức từ Trung Quốc. 

Như Biden đã thừa nhận, "giải quyết thương lượng" là cách duy nhất để kết thúc chiến tranh. Tìm kiếm một thỏa thuận thương lượng thông qua đàm phán không chính thức ngay bây giờ tốt hơn là sau nhiều tháng hoặc nhiều năm đổ máu và tàn phá.

(Nguồn: TTXVN/Bangkok Post)

CHẤN HƯNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement