Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Người Mỹ mệt mỏi sau 8 tháng hỗ trợ Ukraina

Quân sự

28/10/2022 21:08

Theo trang mạng The Intercept, số tiền viện trợ quân sự mà Mỹ dành cho Kiev có thể lên tới tổng cộng 40 tỷ USD và người Mỹ cảm thấy mệt mỏi sau 8 tháng chiến tranh được tài trợ phần lớn bằng tiền đóng thuế của người dân Mỹ.

Trong bài "Tại Mỹ ngày càng nhiều tiếng nói yêu cầu xem lại chính sách viện trợ cho Ukraina" đăng trên báo Le Figaro ngày 28/10, tác giả đã chỉ ra rằng gần đây, các nghị sĩ có tư tưởng cấp tiến, kể cả phe cánh tả của Đảng Dân chủ Mỹ, đã gia nhập câu lạc bộ các nghị sĩ Đảng Cộng hòa chỉ trích Chính quyền Tổng thống Joe Biden chi quá nhiều tiền để viện trợ quân sự cho Ukraina

Đặc biệt, nếu Đảng Cộng hòa giành thắng lợi trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào ngày 8/11 tới, chính sách viện trợ cho Ukraina của Mỹ có thể sẽ có những thay đổi cơ bản. Nội dung bài viết như sau:

Cho đến nay, chính giới Mỹ gần như đều nhất trí ủng hộ các chương trình viện trợ khổng lồ cho nỗ lực chiến tranh của Ukraina do Chính quyền Biden đưa ra. Nhưng viện trợ cho Ukraina đang dần trở thành đề tài tranh cãi ở Mỹ và sự đồng thuận này đang có dấu hiệu bị xói mòn. Điều này có thể thực sự trở thành vấn đề nếu Đảng Cộng hòa giành được đa số ghế tại Quốc hội sau cuộc bầu cử ngày 8/11.

Tuy nhiên, những dấu hiệu dao động mới nhất trong tuần này lại đến từ chính Đảng Dân chủ. Hồi đầu tuần, 30 nghị sĩ thuộc cánh tả của đảng này đã gửi một bức thư ngỏ đến Tổng thống Biden, yêu cầu ông thay đổi chiến lược bằng cách "kết hợp hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Ukraina với chính sách ngoại giao mạnh mẽ… Mục đích là tìm kiếm một khuôn khổ thực tế cho một lệnh ngừng bắn". 

Người Mỹ mệt mỏi sau 8 tháng hỗ trợ Ukraina - Ảnh 1.

Mỹ hiện là quốc gia viện trợ Ukraina lớn nhất tính đến lúc này.

Có một số thành viên Đảng Dân chủ chỉ trích lời kêu gọi này và đề nghị họ rút lại bức thư. Tuy nhiên, lời kêu gọi trên chính xác là một dấu hiệu rõ ràng của sự mệt mỏi sau 8 tháng chiến tranh được tài trợ phần lớn bằng tiền đóng thuế của người dân Mỹ.

Những người đã ký tên vào bức thư ngỏ lập luận rằng cuộc xung đột ở Ukraina đã "tiếp sức" cho lạm phát và giá nhiên liệu tại Mỹ tăng cao trong những tháng gần đây. Nếu tình hình ở Ukraina ổn định, giá dầu thế giới chắc chắn sẽ giảm. 

Nhóm "cấp tiến" do Hạ nghị sĩ Pramila Jayapal dẫn đầu này cho rằng việc tránh được một cuộc chiến kéo dài nằm trong lợi ích của Ukraina cũng như của Mỹ và thế giới. Lựa chọn phi ngoại giao sẽ dẫn đến một cuộc chiến kéo dài với những rủi ro thảm khốc khó lường và chưa từng thấy. 

Trong số những người ký vào bức thư có cả 4 nghị sĩ cánh tả của Đảng Dân chủ, gồm Alexandria Ocasio-Cortez, Rashida Tlaib, Ilhan Omar và Ayanna Pressley, những người được cho là có quan điểm cấp tiến nhất về bầu cử dân chủ.

Kể từ khi Nga phát động chiến dịch tấn công Ukraina ngày 24/2, viện trợ quân sự mà Mỹ dành cho Ukraina là một trong những chủ đề hiếm hoi gắn kết được các thành viên của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Trong một số trường hợp, Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu với tỷ lệ áp đảo thông qua các khoản tiền viện trợ mà Chính quyền Biden đề xuất. 

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, tổng viện trợ quân sự kể từ đầu năm 2022 mà Mỹ dành cho Ukraina đã lên tới hơn 17,5 tỷ USD, nhiều hơn tổng số các khoản viện trợ năm 2020 mà Mỹ đã dành cho Israel, Ai Cập và Afghanistan - ba trong số những nước nhận được nhiều viện trợ quân sự nhất của Mỹ trong lịch sử. 

Do viện trợ này đến từ nhiều nguồn khác nhau nên rất khó đánh giá chính xác. Theo trang mạng The Intercept, số tiền viện trợ quân sự mà Mỹ dành cho Kiev có thể lên tới tổng cộng 40 tỷ USD.

Người Mỹ mệt mỏi sau 8 tháng hỗ trợ Ukraina - Ảnh 2.

Vũ khí của Mỹ đã giúp Ukraina duy trì lợi thế trước quân đội Nga trong suốt thời gian qua.

Cho đến nay, những chỉ trích liên quan viện trợ cho Ukraina chủ yếu đến từ phe dân tộc chủ nghĩa trong Đảng Cộng hòa. Được gọi với cái tên "Maga", vốn có liên quan đến khẩu hiệu tranh cử của cựu Tổng thống Donald Trump, những người thuộc phe này đã đưa ra những ý kiến trái chiều ngay từ khi xung đột ở Ukraina bùng phát. 

Đó là sự pha trộn giữa chủ nghĩa biệt lập, thần tượng hóa Vladimir Putin, thù địch một cách hệ thống với bất kỳ chính sách nào của Đảng Dân chủ. Tiêu biểu trong nhóm này là Tucker Carlson, người dẫn chương trình kỳ cựu của Fox News và là luôn tỏ ý nghi ngờ căn cứ của chính sách viện trợ của Chính quyền Biden. Carlson cũng đã cảnh báo các nguy cơ của việc Mỹ bị lôi kéo tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột.

Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ diễn ra vào tháng 11 tới có thể chứng kiến các đại diện mới ủng hộ trào lưu này của Đảng Cộng hòa gia nhập Hạ viện và Thượng viện. James David Vance, người ủng hộ Trump và là ứng cử viên cho ghế thượng nghị sĩ bang Ohio, từng tuyên bố ngay trước khi chiến tranh nổ ra rằng ông "không thực sự bận tâm đến những gì đã xảy ra bất kể theo cách nào với Ukraina". 

Khủng hoảng kinh tế kèm theo lạm phát và giá nhiên liệu tăng cao cũng tạo cớ để bất cứ ai cũng có thể chỉ trích những khoản viện trợ khổng lồ của Mỹ cho Ukraina.

Vài tuần trước, Kevin McCarthy, lãnh đạo phe thiểu số Đảng Cộng hòa tại Hạ viện, đã bayf tỏ thái độ miễn cưỡng trong cuộc phỏng vấn của trang web bảo thủ Punchbowl, cho biết viện trợ cho Ukraina có thể sẽ bị cắt giảm nếu đảng của ông giành thắng lợi trong cuộc bầu cử giữa kỳ. 

McCarthy nhấn mạnh trong tình cảnh kinh tế suy thoái, người dân Mỹ sẽ không muốn viết séc khống cho Ukraina. Hiện tại, nước Mỹ tồn tại mọi vấn đề mà Chính quyền Biden phải giải quyết, trong đó có việc bảo vệ đường biên giới liên bang. 

Người dân Mỹ đang bắt đầu cân nhắc đến việc ủng hộ hay phản đối chính sách viện trợ của Biden. Đành rằng "Ukraina là quan trọng, nhưng đồng thời đó không thể là chính sách duy nhất và cũng không thể là một tấm séc trắng".

McCarthy có cơ hội trở thành Chủ tịch Hạ viện vào đầu năm tới nếu Đảng Cộng hòa giành đa số ghế trong cuộc bầu cử ngày 8/11. Kat Cammack, Hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa bang Florida, gần đây đã công khai quan điểm rằng dù "rất thấu hiểu nỗi đau của người dân Ukraina", bà đã không bỏ phiếu ủng hộ chính sách viện trợ cho Ukraina và cũng không có ý định làm như vậy vào năm tới nếu Đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Hạ viện. 

Trả lời phỏng vấn kênh NBC News, bà Cammack khẳng định: "Giống như các biện pháp hướng dẫn an toàn trước khi máy bay cất cánh: bạn phải đeo mặt nạ dưỡng khí cho mình trước khi giúp đỡ người khác. Với tư cách một nhà lập pháp, tôi không nghĩ mình có thể ủng hộ hàng tỷ USD cho nước ngoài khi mà chúng ta cũng có nhu cầu cấp thiết như vậy ở trong nước".

Thăm dò ý kiến

Chiến sự Nga - Ukraina: Ai sẽ thắng?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

P.V (theo TTXVN)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement