Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Người Mỹ đang lo ngại vũ khí viện trợ cho Ukraina lọt vào tay Nga

Quân sự

28/10/2022 15:05

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Năm (27/10) đã công bố kế hoạch theo dõi tốt hơn vũ khí cung cấp cho Ukraina, đồng thời bày tỏ lo ngại các lực lượng Nga có thể thu giữ số vũ khí này và sử dụng chúng để thực hiện một cuộc tấn công lại lực lượng Ukraina.

"Các lực lượng thân Nga bắt giữ vũ khí Ukraina - bao gồm cả vũ khí tài trợ - và Nga có thể cũng sẽ sử dụng những vũ khí này để phát triển các biện pháp đối phó, tuyên truyền hoặc tiến hành gắn cờ giả làm quân Ukraina", một phần của kế hoạch cho biết.

Cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh Nga tuyên bố Ukraina đang có kế hoạch sử dụng "bom bẩn" trên đất của mình, điều mà các quan chức Mỹ coi là cái cớ tiềm năng để Moscow leo thang chiến tranh.

Người Mỹ đang lo ngại vũ khí viện trợ cho Ukraina lọt vào tay Nga - Ảnh 1.

Một binh sĩ Ukraine mang theo vũ khí Stinger do Mỹ cung cấp dọc theo con đường ở vùng Donetsk của Ukraine vào ngày 18/6/2022. (Ảnh: Efrem Lukatsky/AP)

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelenskyy cũng cáo buộc Nga lên kế hoạch cho nổ một con đập lớn gần Kherson và đổ lỗi cho người Ukraina.

Kể từ khi Nga phát động cuộc chiến ở Ukraina cách đây 8 tháng, Mỹ đã tăng tốc viện trợ quân sự hơn 17 tỷ USD cho Ukraina, từ tên lửa vác vai, pháo và xe bọc thép cho đến các hệ thống phòng không tiên tiến.

Các nhà lập pháp và quan chức ở châu Âu, nơi cũng đang cung cấp hàng tỷ USD vũ khí cho Ukraina, trong những tuần gần đây đã tăng cường kêu gọi giám sát chặt chẽ hơn.

Bộ Ngoại giao Mỹ đặc biệt lo ngại về hai loại vũ khí: hệ thống phòng không di động, bao gồm hàng nghìn tên lửa phòng không Stinger do Mỹ gửi tới, và tên lửa dẫn đường chiến thuật chống tăng, bao gồm hàng nghìn chiếc Javelins.

Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết sẽ phối hợp với Ukraina phá hủy các loại vũ khí hư hỏng không thể sửa chữa được để tránh nó rơi vào tay quân Nga.

"Như trong bất kỳ cuộc xung đột nào, chúng tôi vẫn cảnh giác với khả năng các đối tượng tội phạm và phi nhà nước có thể cố gắng thu mua bất hợp pháp vũ khí từ các nguồn ở Ukraina, bao gồm từ cả các thành viên của quân đội Nga, trong hoặc sau cuộc xung đột", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ned Price cho biết trong một tuyên bố.

Người Mỹ đang lo ngại vũ khí viện trợ cho Ukraina lọt vào tay Nga - Ảnh 2.

Mỹ có nhiều đợt viện trợ quân sự cho Kiev từ khi Nga mở chiến dịch quân sự tấn công Ukraina. Ảnh: AP.

Bản kế hoạch dài một trang được công bố hôm thứ Năm (27/10) đưa ra một số việc cần phải làm cho hiện tại và tương lai nhưng không đưa ra chi tiết cụ thể.

Cũng trong bản kế hoạch này, nhân viên đại sứ quán Mỹ tại Kyiv sẽ giúp Ukraina tăng cường theo dõi vũ khí. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao có kế hoạch tăng cường đào tạo cho các lực lượng Ukraina về bảo vệ biên giới và phá hủy vũ khí, đạn dược tìm thấy để bảo đảm rằng nó không lọt vào tay các tổ chức phi nhà nước cũng như bảo vệ dân thường.

Trong tương lai, Hoa Kỳ cũng muốn triển khai các đơn vị khai thác theo hợp đồng để làm việc cùng với các lực lượng của Kyiv, trong đó có việc huấn luyện lực lượng biên phòng để các đơn vị này nhận biết các hệ thống phòng không di động và vũ khí chống tăng.

Cho đến nay, các lực lượng Ukraina vẫn giữ vũ khí viện trợ ở những kho nhỏ và Ukraina đã cam kết bảo vệ số vũ khí này. Tuy nhiên, trong bản kế hoạch vừa được công bố, những người soạn thảo cũng thừa nhận "bản chất hỗn loạn của chiến đấu có thể khiến việc này trở nên khó khăn".

Vào mùa Hè vừa rồi, Liên minh châu Âu cũng đã tổ chức một diễn đàn để thảo luận về tội phạm có tổ chức trong khu vực và mục tiêu mà hội thảo này nhắm tới là hoạt động buôn lậu vũ khí bất hợp pháp. Cơ quan thực thi pháp luật Europol cho biết, họ đang làm việc với các quan chức Ukraina để giảm nguy cơ chuyển giao vũ khí bất hợp pháp.

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraina Oleksii Reznikov, trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 6 với Financial Times, đã trấn an phương Tây rằng, nước này không thể thể trở thành nguồn cung cấp vũ khí nhập lậu, nhưng thừa nhận cần phải mở rộng hệ thống theo dõi vũ khí.

Người Mỹ đang lo ngại vũ khí viện trợ cho Ukraina lọt vào tay Nga - Ảnh 3.

UAV Switchblade là một trong những mẫu UAV tấn công nguy hiểm nhất hiện nay. Ảnh: Flight Global.

Ông Reznikov tiết lộ rằng, một số đồng minh của Ukraina đã cử đại diện quân sự đến nước này để giám sát dòng vũ khí được tài trợ và cho biết Ukraina đang sử dụng phần mềm của NATO, được mua vào năm 2019, để giám sát điểm đến và việc sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp.

"Chúng tôi cần phải tồn tại. Chúng tôi không có lý do gì để buôn lậu vũ khí ra khỏi Ukraina", ông nói với Financial Times.

Cộng đồng kiểm soát vũ khí đã thúc ép chính quyền TT Biden trong nhiều tháng phải tiến hành giám sát mạnh mẽ hơn.

Rachel Stohl, Giám đốc chương trình phòng thủ thông thường của Trung tâm Stimson cho biết: "Số lượng vũ khí đã được chuyển tới Ukraina lớn hơn bất kỳ năm nào kể từ ngày 11/9. Nỗ lực theo dõi của Bộ Ngoại giao tập trung rất nhiều vào những vũ khí tinh vi công nghệ cao nhất trong khi vũ khí hạng nhẹ có nguy cơ bị mất rất lớn".

Stohl ca ngợi kế hoạch mới của chính quyền TT Biden để giải quyết những lo ngại này, nhưng nói rằng nó thiếu chi tiết về việc thực hiện cũng như hiệu quả của những biện pháp này sẽ ra sao.

"Một số điều họ đang đặt ra nên được thực hiện như một lẽ tất nhiên. Bạn không nên chuyển vũ khí cho người nhận nếu bạn không thể chắc chắn vũ khí đó đang được sử dụng như thế nào hoặc bởi những người sử dụng chúng", Stohl nói.

(Nguồn: Defense News)

N.MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement