Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

'Bom bẩn' mà Nga tố Ukraina có thể sử dụng là gì?

Quân sự

26/10/2022 15:32

Trong những ngày gần đây, Nga và Ukraina liên tục cáo buộc nhau về kế hoạch sử dụng cái gọi là "bom bẩn". Vậy "bom bẩn" là gì và ai đang sở hữu chúng? Và, đáng lo ngại hơn, nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với người dân?

Cái gọi là "bom bẩn" là một phần mới nhất của Nga trong trận chiến tuyên truyền toàn cầu khi mà Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu mới đây đã tuyên bố Ukraina muốn sử dụng "bom bẩn" trên lãnh thổ của mình và sau đó đổ lỗi cho Nga.

Để trả, Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelenskyy và một số chính phủ phương Tây đã bác bỏ cáo buộc và nói rằng Moscow có ý định sử dụng "bom bẩn".

"Bom bẩn" không phải bom nguyên tử

Wolfgang Richter, một sĩ quan đã nghỉ hưu và chuyên gia về an ninh tại Viện Quốc tế và An ninh Đức (SWP), cho biết một quả bom bẩn "không phải là bom hạt nhân.Nó không có phản ứng dây chuyền hạt nhân nào tạo ra lực nổ cực lớn".

'Bom bẩn' mà Nga tố Ukraina có thể sử dụng là gì? - Ảnh 1.

Bom bẩn không có sức công phá như vũ khí hạt nhân.

Vũ khí hạt nhân tạo ra sức nóng chết người và các làn sóng áp suất cũng như bức xạ mà nó tạo ra sẽ cực kỳ nguy hiểm, lan rộng trên các khu vực rộng lớn nhờ gió và mưa. Nhưng "bom bẩn" không làm được hầu hết điều đó.

"Bom bẩn" không có sức công phá như vũ khí hạt nhân

Trên thực tế, "bom bẩn" nguy hiểm nhất trong quá trình phát nổ ban đầu, Richter nói. Tuy nhiên, về lâu dài, bức xạ phát ra có thể nguy hiểm hoặc thậm chí gây chết người, tùy thuộc vào liều lượng. Kích thước của vụ nổ và cường độ của bức xạ quyết định bao nhiêu lãnh thổ có thể bị ô nhiễm và thậm chí có thể tạm thời không thể ở được.

"Bom bẩn" là một vũ khí khủng bố?

"Bom bẩn" không phải là mới. Cho đến nay, nhiều người coi chúng là vũ khí mà phần lớn những kẻ khủng bố có thể triển khai.

Năm 2003, cảnh sát bắt giữ vụ vận chuyển bất hợp pháp chất phóng xạ cesium và stronti ở Tbilisi và Bangkok. Cả hai chất có thể đã được sử dụng để chế tạo "bom bẩn".

Vào thời điểm đó, một chuyên gia SWP khác, Gebhard Geiger, cho biết một quả bom như vậy nếu phát nổ ở một khu vực đông dân cư sẽ tạo ra một cuộc sơ tán quy mô lớn và chi phí dọn dẹp rất tốn kém.

'Bom bẩn' mà Nga tố Ukraina có thể sử dụng là gì? - Ảnh 2.

Vào tháng 1/2022, một vụ đánh bom ô tô đã gây ra sự tàn phá lớn ở thủ đô của Somali - một quả bom bẩn cũng sẽ làm ô nhiễm khu vực này.

Vào tháng 9 năm 2016, 15 năm vụ tấn công 11/9, luật sư và nhà báo Mỹ Steven Brill đã đăng một bài báo trên tờ The Atlantic và đặt dấu hỏi rằng liệu nước Mỹ có trở nên an toàn hơn kể từ vụ đánh bom ở New York hay không. 

Ông viết rằng trong năm 2013 và 2014, chất phóng xạ đã được báo cáo bị mất hoặc bị đánh cắp 325 lần. Con số thực, bao gồm cả các trường hợp không bị phát hiện hoặc bị che giấu, thậm chí có thể cao hơn và ông cáo buộc các chính trị gia Hoa Kỳ đã không quan tâm đầy đủ đến mối đe dọa này.

Tác động tâm lý

Theo nghiên cứu của Brill, một quả bom bẩn do những kẻ khủng bố cho nổ ở trung tâm Washington D.C. có thể gây ô nhiễm 40 khu vực và cần hàng tỷ USD để khử nhiễm hạt nhân.

Tuy nhiên, ngay cả khi không có bất kỳ cuộc sơ tán nào, các chuyên gia ước tính rằng không quá 50 người sẽ chết sau một cuộc tấn công như vậy, Brill viết. Mặc dù số thương vong có thể không cao, nhưng "bom bẩn" có thể gây ra sự hoảng loạn đáng kể. Đó là lý do tại sao các chính trị gia nên làm việc để xua tan nỗi sợ hãi này, Brill lập luận.

Một quả "bom bẩn" tương đương với một sự cố nhà máy hạt nhân

Mặc dù vậy, một quả bom bẩn do quân đội sử dụng có thể có sức công phá lớn hơn nhiều so với quả bom do khủng bố chế tạo nhưng "bạn có thể tưởng tượng điều này giống như bức xạ phát ra trong một vụ tai nạn tại một nhà máy điện hạt nhân", chuyên gia Richter của SWP nói với DW. "Chernobyl sẽ là một ví dụ".

Năm 1986, một trong những lò phản ứng của nhà máy điện Chernobyl của Ukraina đã gặp sự cố. Một khu vực kéo 30 km đã được thiết lập xung quanh nơi xảy ra vụ tai nạn kể từ đó.

Richter cho rằng không có khả năng Nga sử dụng một quả "bom bẩn" và lưu ý rằng Nga đang tập trung vào việc tăng cường nỗ lực chiến tranh theo cách thông thường.

Nguy cơ gió có thể mang phóng xạ hạt nhân từ địa điểm phát nổ và gây hại cho chính quân đội Nga là một trong những lý do mà các chuyên gia cho rằng Moscow không sử dụng "bom bẩn". Richter nói: "Đó là lý do tại sao tôi coi việc sử dụng một quả bom như vậy không chỉ là vô trách nhiệm mà nó còn vô lý".

(Nguồn: DW)

N.MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement