Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Người dân Bắc Kinh lo lắng nếu thành phố đóng cửa theo kịch bản của Thượng Hải

Kinh tế thế giới

05/05/2022 20:40

Các quan chức ở Thủ đô Trung Quốc đã chỉ định 518 địa điểm bùng phát COVID-19 trong bối cảnh ngày càng lo ngại về một đợt đóng cửa trên toàn thành phố.
news

Khi Zhou Huan nhận được thông báo rằng khu phố ở Bắc Kinh của ông sẽ bị đóng cửa từ tối 25/4, suy nghĩ đầu tiên là ông ấy trở lại cửa hàng tiện lợi của mình để nhập thêm những thực phẩm và các nhu yếu phẩm. Gần hai tuần sau khi bị hạn chế, cửa hàng tiện lợi của ông Zhou đã trở thành cứu cánh trong cộng đồng khoảng 500 người.

Mặc dù các dịch vụ giao hàng vẫn tiếp tục diễn ra khắp thành phố nhưng có tới 200 cư dân ghé đến cửa hàng tiện lợi của ông mỗi ngày để mua thực phẩm, nước uống và các nhu yếu phẩm khác, khiến doanh thu hàng ngày gần với con số trước khi chốt sổ lên tới 10.000 NDT (1.500 USD).

"Thật tốt khi tôi vẫn có thể đặt số lượng lớn các mặt hàng từ nhà cung cấp", ông Zhou nói với Al Jazeera. "Thật tốt khi những người hàng xóm của tôi đến đây khá thường xuyên và bù lại việc tôi bị mất đi khách hàng quen vì công nhân của những tòa nhà thương mại ở Shuangjing đang bị đóng cửa vô thời hạn.

Khu phố của ông Zhou ở đường Outer Guangqumen nằm trong "khu vực bùng phát" gần hai km vuông ở phía Đông Nam quận Triều Dương, nơi đã trở thành một trong những tâm chấn COVID-19 mới nhất ở thủ đô.

Bắc Kinh lo ngại về việc đóng cửa “không có kết quả” theo phương pháp của Thượng Hải - Ảnh 1.

Bắc Kinh đang áp dụng các biện pháp ngày càng nghiêm ngặt để kiểm soát sự bùng phát của COVID-19

Khu phố của ông Zhou ở đường Outer Guangqumen nằm trong "khu vực bùng phát" gần hai km vuông ở phía đông nam quận Triều Dương, nơi đã trở thành một trong những tâm chấn COVID-19 mới nhất ở thủ đô.

Bắc Kinh hiện có 518 khu vực bị phong tỏa như vậy, nơi đây các ca bệnh đã được xác nhận, hoặc là những người thân hoặc từng tiếp xúc với ca bệnh.

Mặc dù thủ đô vẫn chưa áp đặt lệnh đóng cửa trên toàn thành phố, không gây ra tình trạng bất ổn dân sự ở Thượng Hải, nhưng phần lớn thành phố đã rơi vào bế tắc. Các nhà chức trách hôm thứ Tư đã đóng cửa hơn 40 ga tàu điện ngầm và 158 tuyến xe buýt, thêm vào đó là ngày càng tăng hàng loạt biện pháp như dựng hàng rào xung quanh các khu dân cư, cấm ăn uống trong nhà và đóng cửa nhiều rạp chiếu phim, trung tâm thương mại và phòng tập thể hình.

Nhiều người dân lo ngại rằng chính phủ sẽ sớm áp dụng những biện pháp khắc nghiệt hơn nữa.

"Chúng tôi đang cố gắng chuẩn bị những kế hoạch, nhưng không thể nào lên kế hoạch cho tất cả mọi việc. Một nhà tư vấn kinh doanh giấu tên nói với Al Jazeera, chúng tôi đang bị hạn chế khá nhiều bao gồm từ những doanh nghiệp nhỏ cho đến vừa (SMEs)".

Trong khi một cuộc chiến chống lại đại dịch kéo dài, buộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải "nhanh nhạy, đổi mới và có thể xoay chuyển nhanh chóng" để tồn tại, bà cho biết bà khá lo ngại về việc giữ được sự cân bằng trong những tháng tới.

"Tôi không tưởng tượng được những ngày tháng còn lại trong năm sẽ khó khăn chừng nào".

Bắc Kinh lo ngại về việc đóng cửa “không có kết quả” theo phương pháp của Thượng Hải - Ảnh 2.

Chính quyền Bắc Kinh đã đóng cửa hơn 40 ga tàu điện ngầm và 158 tuyến xe buýt để kiểm soát ngày càng nhiều đợt bùng phát COVID-19 trong thành phố

Sau sự gián đoạn của việc đóng cửa Thượng Hải, một đợt đóng cửa khác trên toàn thành phố sẽ giáng một đòn mạnh vào niềm tin kinh tế của chiến lược năng động không COVID" của Bắc Kinh và điều đó sẽ ngày càng rõ ràng hơn.

Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ở Trung Quốc đã giảm xuống ở mức kỷ lục thứ hai trong tháng 4, một cuộc khảo sát khu vực tư nhân vào thứ Năm đã cho thấy được điều đó.

Chỉ số quản lý thu mua dịch vụ (PMI) của Caixin đứng ở mức 36,2 vào tháng trước, mức thấp thứ hai là từ khi cuộc khảo sát bắt đầu vào tháng 11/2005 và giảm so với mức 42 vào tháng 3. Chỉ số này đạt mức thấp kỷ lục 26,5 vào tháng 2/2020 trong thời kỳ đại dịch bùng phát.

Sally Xu, một nhà phân tích chính sách tại Phòng Thương mại Anh ở Trung Quốc, cho biết: "Các doanh nghiệp chỉ ra rằng họ đã phải trì hoãn hoặc giảm đầu tư do việc đóng cửa ở Thượng Hải và điều này sẽ chỉ trở nên trầm trọng hơn nếu điều tương tự xảy ra ở Bắc Kinh".

Ông Xu nói thêm: "Điều đó cũng sẽ tác động đến tâm lý về việc Trung Quốc là một điểm đến kinh doanh quốc tế khả thi và hấp dẫn, với việc tiếp tục đóng cửa và sự không chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của nhân viên và niềm tin của doanh nghiệp khả năng phát triển và mở rộng tại thị trường Trung Quốc".

Hôm thứ Tư, Starbucks và Yum China, chủ sở hữu địa phương của các thương hiệu KFC và Pizza Hut, đã cảnh báo doanh số bán hàng giảm do tình trạng khóa cửa tiếp tục diễn ra.

Bắc Kinh lo ngại về việc đóng cửa “không có kết quả” theo phương pháp của Thượng Hải - Ảnh 3.

Các thương hiệu quốc tế bao gồm Starbucks đã báo cáo doanh số bán hàng giảm mạnh ở Trung Quốc do các biện pháp kiểm soát COVID nghiêm ngặt của quốc gia này

Đối với Mary Peng, chủ một phòng khám thú y ở thủ đô, tình hình còn tồi tệ hơn khi đề cập đến cái gọi là "bản đồ COVID", trên đó cho thấy tất cả các địa điểm được gắn cờ là nơi bùng phát dịch.

Peng ví những ghim màu đỏ trên bản đồ mà mọi người có thể thấy được trên ứng dụng nhắn tin WeChat, với "những đốm tàn nhang đang chờ tụ lại thành một đốm lớn". Khi điều đó xảy ra, "nghiêm túc mà nói, tất cả chúng ta sẽ nhận ra rằng mình đang bị nhốt", cô nói với Al Jazeera.

Peng cho biết công việc kinh doanh của cô vẫn tiếp tục phát triển do những khách hàng quen của cô đã dự trữ thức ăn cho động vật và có thêm những khách hàng mới từ các phòng khám thú y khác đã đóng cửa. 

Nhưng cô cũng lo ngại về "quy trình ra quyết định không rõ ràng" đối với việc xử lý những vật nuôi mà chủ nhân có kết quả dương tính hoặc cần phải kiểm dịch, sau các video lan truyền về cảnh động vật bị tiêu diệt trong các khu nuôi nhốt ở Thượng Hải và các thành phố khác.

Tuyệt vọng vì phải né tránh cơn ác mộng về các vấn đề hậu cần đã khiến Thượng Hải sụp đổ kể từ đầu tháng 3, chính quyền địa phương đã ban hành các quy định ngày càng nghiêm ngặt để ngăn chặn dịch bùng phát.

Ngoài việc đóng cửa các tuyến đường vận chuyển và các khu dân cư nội trú, chính quyền đã đình chỉ việc giảng dạy trực tiếp trên lớp tại các trường học. Các công viên công cộng yêu cầu du khách xuất trình kết quả xét nghiệm COVID âm tính trong vòng 48 giờ trong khi tất cả nhà hàng vẫn đóng cửa không phục vụ khách hàng. Trong khu mua sắm Salitun, các nhà hàng bán đồ ăn mang đi cho nhữn gkhasch hàng ngồi ở các băng ghế bên ngoài.

Người dân Bắc Kinh lo lắng nếu thành phố đóng cửa theo kịch bản của Thượng Hải - Ảnh 7.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bảo vệ chính sách "không COVID" cực kỳ nghiêm ngặt khi cần thiết để cứu sống người dân.

Bất chấp chi phí kinh tết và xã hội ngày càng cao, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhiều lần bác bỏ việc sống chung với dịch như các nước khác trên thế giới đang thực hiện, kêu gọi các quan chức đặt "con người lên trên hết và sự sống là trên hết". 

Các nhà chức trách Trung Quốc đại lục đã báo cáo có ít hơn 5.200 ca tử vong do COVID, một con số mà nhiều chuyên gia tin rằng đó chỉ là mức thấp so với những nước khác.

Peng cho biết lượng khách hàng nước ngoài của cô đang suy yếu và cô thường khuyên những người có ý định rời đi hãy chuẩn bị bỏ ra 50.000 NDT (7.500 USD) để tranh giành các chuyến bay thương mại khan hiếm hoặc hàng không có thể mang theo động vật.

Peng cho biết: "Hầu như không có lượng khách nước ngoài đến Bắc Kinh vào mùa hè này. "Các chính sách giống như một mục tiêu di động - các doanh nghiệp và tổ chức không thể ghìm chúng xuống. Sự thất thoát và lo sợ những hậu quả khôn lường khác sẽ làm chảy máu các tiểu thương khô hạn ".

"Nếu bạn là người nước ngoài và bạn có quyền lựa chọn sống ở Trung Quốc hoặc không, nhưng còn người dân địa phương thì sao đây?", các nhà tư vấn kinh doanh cho biết. "Không có hồi kết". Vào cuối ngày, nó sẽ kéo dài và khó khăn hơn về sau cho đến bước đường cùng là họ cảm thấy "không còn lý do gì để ở đây nữa".

Đối với ông Zhou, chủ cửa hàng tiện lợi thì ông ấy lo lắng chờ đợi điều gì xảy ra tiếp theo.

Ông ấy nói: "Tôi đã chứng kiến những gì xảy ra ở Thượng Hải. Tôi hi vọng điều đó sẽ không xảy ra ở Bắc Kinh. Nhưng tất nhiên nó phụ thuộc vào chính phủ. Hãy nhìn xem, lối vào khu phố đều bị chặn, và một khi dịch vụ của kuaidi (người giao hàng) bị tạm dừng thì nguồn cung cấp của tôi chỉ có thể sử dụng trong ba ngày. Sau đó, tôi không biết điều gì sẽ xảy ra với mình".

(Nguồn: AL JAZEERA)

Thảo Vy
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ