08/11/2022 10:56
NFT 2.0 là gì? Ứng dụng thực tiễn của NFT 2.0
NFT 2.0 là gì? Đặc điểm NFT 2.0 và ứng dụng của NFT 2.0 trong tương lai.
NFT 2.0 là gì?
NFT 2.0 là Token không thể thay thế đại diện cho một tài sản mã hóa trên Blockchain. Khác với những NFT hiện nay khi đa số người dùng thường chỉ có thể mua và hold, NFT 2.0 sẽ tạo thêm một hoặc nhiều trường hợp sử dụng. Từ đó giúp tăng tính liên kết của người dùng với NFT của mình.
NFT được coi là cánh cổng giúp thu hút một lượng lớn người dùng và dòng tiền mới đổ vào Crypto. Với những thành công mà NFT đạt được, ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của chúng. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại thị trường NFT đang ở giai đoạn bão hòa và cần một cú hích để tiếp tục bùng nổ.Từ đó, NFT 2.0 ra đời.
Việc sở hữu NFT và NFT 2.0 tương tự việc anh em sở hữu một con mèo bông với một con mèo thật vậy, ta sẽ cần phải tương tác với đồ vật mà mình sở hữu nhiều hơn.
Đặc điểm của NFT 2.0
NFT 2.0 cho phép người dùng tương tác và hoạt động với tài sản kỹ thuật số mà họ đang sở hữu. Có thể hiểu tài sản kỹ thuật số ở đây là bất cứ thứ gì. Bạn có thể hình dung thế này để dễ hiểu hơn.
Nếu coi NFT 1.0 là những chiếc điện thoại Nokia chỉ có chức năng nghe gọi thì NFT 2.0 chính là những chiếc điện thoại Smartphone.
Giờ đây, hầu hết mọi người đều có những chiếc điện thoại Smartphone vì chúng biết cách sử dụng dữ liệu có ý nghĩa. NFT 2.0 cũng là một khái niệm tương tự đó là về việc tạo ra các NFT 'thông minh' và thực tế hơn. Vậy hãy cùng tìm hiểu về một số đặc điểm nổi bật của NFT 2.0 ngay dưới đây.
+ Khả năng mở rộng
Để một NFT được xem là phiên bản 2.0, nó cần phải có khả năng mở rộng. Nghĩa là nó cần có khả năng kết nối với các NFT hoặc dự án khác theo cách có ý nghĩa và hữu ích.
Một NFT có thể liên kết với bất kỳ tập dữ liệu tùy ý nào khác. Không có giới hạn đối với các lớp quyền sở hữu, có thể sẽ có nhiều lớp lồng nhau như mong muốn của nhà sáng tạo NFT.
+ Khả năng nâng cấp
Tính năng này đảm bảo rằng một NFT có thể được cập nhật trong tương lai. Các cập nhật có thể là tác phẩm nghệ thuật, bổ sung tài nguyên mới…
+ Khả năng tùy biến
Tính năng này trang bị cho các NFT 2.0 sức mạnh để làm được nhiều việc hơn hiện tại. Theo đó, người sở hữu có thể ra lệnh, tùy biến hoặc thay đổi giao diện NFT…
+ Khả năng tương tác
Tính tương tác được xem là thuộc tính khiến nội dung NFT trở nên thông minh hơn. Theo đó, nội dung kỹ thuật số có thể lấy đầu vào từ người dùng và các nguồn khác. Dựa trên đầu vào, NFT sẽ được sửa đổi phù hợp với tình trạng hiện tại.
+ Khả năng trải nghiệm
NFT có thể ghi lại những trải nghiệm thật sự của người dùng. Họ có thể thu thập các trải nghiệm được đánh giá dưới dạng NFT, qua đó cung cấp nhiều tiện ích hơn cho chủ sở hữu. Hoặc có thể tạo NFT dựa trên cách người dùng tương tác với ứng dụng. Ngành công nghiệp game đã và đang là một trong những ngành muốn tận dụng NFT 2.0.
Những ứng dụng của NFT 2.0
+ Nâng NFT lên một tầm cao mới
Về khả năng nâng cấp, NFT2.0 có thể vượt xa so với trí tưởng tượng của bạn lúc này. Những nâng cấp có thể xoay quanh tác phẩm nghệ thuật, siêu dữ liệu hay bổ sung tài nguyên mới…. Hãy nghĩ đến việc mua một quả trứng rồng làm NFT và sau đó sở hữu mọi thứ nở ra từ đó.
Về khía cạnh mở rộng, NFT2.0 có thể kết nối với NFT khác hoặc dự án khác theo cách có ý nghĩa và hữu ích. Giả sử người dùng mua một khẩu súng trong trò chơi bắn tỉa dưới dạng NFT và muốn nâng cấp nó. Sau đó, họ lại mua thêm các NFT như bộ phận tùy chọn, bộ giảm thanh…
Tiếp đến liên kết tất cả NFT lại với nhau và chuyển đổi thành một NFT chính thức. Cuối cùng, người dùng có thể sử dụng hoặc đem bán các NFT này. Sẽ không có giới hạn đối với các quyền sở hữu vì tùy thuộc vào ý muốn của chủ sở hữu mà sẽ có thêm nhiều "NFT con".
+ Thay đổi PFP của các nhân vật trong game
PFP (Picture for Proof) đang là cơn sốt hiện nay với các dự án ra mắt mỗi ngày. Hầu hết các dự án đều có nhân vật được xác định theo độ hiếm của các phần khác nhau. Tuy nhiên, người dùng không thể thay đổi những phần này theo bất kỳ cách nào cũng như không thể thay đổi giao diện nhân vật.
NFT 2.0 ra đời để có thể thay đổi điều này. Điều đó có nghĩa là giờ đây, người dùng có thể thay đổi được các NFT bằng cách sử dụng nhóm vật phẩm từ vòng cổ, phông nền, mũ đội đầu, quần áo…
+ Nâng cấp các tác phẩm nghệ thuật
Với NFT2.0, các nghệ sĩ có thể tiếp tục nâng cấp nghệ thuật của họ bằng cách tạo ra các biến thể mới, được gọi là NFT con. Các NFT con này sẽ có các phần chỉnh sửa so với bức tranh gốc, tạo nên một diện mạo mới cho các tác phẩm nghệ thuật.
Do đó, các nhà sưu tập được khuyến khích lưu giữ tác phẩm để những nghệ sĩ thế hệ sau có cơ hội phát triển tác phẩm theo cách thức riêng.
Trong cách triển khai hiện tại của RMRK, nghệ sĩ sẽ gửi NFT con cho nhà sưu tập. Nhà sưu tập sẽ có quyền tùy chọn chấp nhận hoặc từ chối NFT này. Tuy nhiên, bản chất thật sự vẫn là nghệ sĩ sẽ gửi NFT con cho NFT mẹ chứ không phải là cho người sưu tập. Theo cách này, nếu người sưu tập đầu tiên bán NFT gốc, người sưu tập thứ hai sẽ có thể nhận NFT con mới từ nghệ sĩ.
+ Tổng hợp đa phương tiện
Khác với NFT 1.0 chỉ là những bức ảnh tĩnh thì NFT 2.0 có thể đem lại cho người dùng những trải nghiệm đa dạng hơn.
Hãy tưởng tượng một JPEG NFT tĩnh biến thành video khi NFT âm nhạc được đưa vào. Ví dụ, một bộ sưu tập các nhân vật PFP đang rất bình thường. Có thể xem đây là các NFT mẹ. Sau khi lồng ghép bài hát khiêu vũ vào những NFT này, các nhân vật trong bức tranh sẽ trở thành phiên bản video sôi động và cuốn hút hơn.
Theo cách này, nghệ thuật đa phương tiện có thể được biến thành những bộ sưu tập có thể tái sử dụng trên các tác phẩm của nhiều nghệ sĩ khác nhau. Nét cá nhân trong nghệ thuật vẫn được giữ nguyên nhưng sự tương tác giữa các cá thể làm cho nghệ thuật trở phong phú hơn.
Một thị trường nghệ thuật tổng hợp có thể được xây dựng với tính năng diễn giải dữ liệu phong phú về âm nhạc (nhịp độ, tâm trạng, lời bài hát…) và sử dụng tính năng đó để kiểm soát sự phân bố ánh sáng và màu sắc cho các sản phẩm NFT này.
(Tổng hợp)
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp