04/11/2022 16:21
Lợi suất trái phiếu là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất trái phiếu
Lợi suất trái phiếu là gì? Nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất trái phiếu
Lợi suất trái phiếu là gì?
Lãi suất trái phiếu còn được gọi với các tên là lợi suất trái phiếu hoặc lãi suất coupon là chỉ số tiền nhà đầu tư nhận được khi mua trái phiếu của doanh nghiệp hoặc chính phủ hoặc ngân hàng. Lãi được trả hàng tháng hoặc hàng năm bởi tổ chức phát hành dựa trên mệnh giá trái phiếu.
Tuy nhiên, khi phát hành và lưu thông trên thị trường, trái phiếu trở thành một sản phẩm tài chính được mua đi bán lại trên thị trường chứng khoán.
Khi ấy, lãi suất và khi hạn của trái phiếu không thay đổi, nhưng giá của trái phiếu lại thay đổi theo cung cầu thị trường. Sự thay đổi giá của trái phiếu là yếu tố tạo nên lợi suất đầu tư.
Các loại lãi suất trái phiếu
Có thể chia lãi suất trái phiếu ra làm 3 loại:
- Lãi suất cố định: Tỉ lệ % lợi tức của trái phiếu được xác định và cố định không đổi tính theo mệnh giá. Ví dụ trái phiếu có mệnh giá 100 ngàn đồng, lãi suất 5%/năm, như vậy dù giá trị trái phiếu trên thị trường có cao hơn 100 ngàn đồng hay thấp hơn thì nhà đầu tư cũng chỉ hưởng mức lãi 5%/năm của 100 ngàn đồng.
- Lãi suất biến đổi (còn gọi là lãi suất thả nổi): Lãi trái phiếu được trả trong các kỳ không giống nhau và được điều chỉnh, thay đổi theo lãi suất tham chiếu.
- Lãi suất bằng không: Khi mua loại trái phiếu này, nhà đầu tư không nhận được lãi, nhưng được mua với giá thấp hơn mệnh giá và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đó đáo hạn.
Lợi tức trái phiếu hiện nay như là một chỉ số kinh tế
Chính phủ là một trong những nhà đầu tư lớn nhất hiện nay vào nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, lợi tức của trái phiếu có thể là một thông số hữu ích nhất trong việc đánh giá sức khỏe nền kinh tế tài chính.
Lợi suất trái phiếu chính phủ thường được các nhà kinh tế làm yếu tố sử dụng để đánh giá quỹ đạo của một nền kinh tế.
Khi các nhà đầu tư bán trái phiếu chính phủ, giá giảm và lợi suất tăng. Lợi tức càng cao hơn cho thấy rủi ro càng lớn hơn
Nếu lợi tức của một trái phiếu cao hơn nhiều so với khi nó được phát hành, thì có khả năng là công ty hoặc chính phủ đã phát hành bị căng thẳng về tài chính và có thể không trả được vốn.
Các yếu tố ảnh hưởng tới lãi suất trái phiếu
+ Biến động lên xuống của thị trường
Thị trường lên cao hay xuống thấp cũng ảnh hưởng trực tiếp đến phát hành trái phiếu và tâm lý của nhà đầu tư khi lựa chọn đầu tư vào trái phiếu. Nếu lãi suất thị trường cao thì nhà đầu tư có xu hướng tìm đến các công ty trả lãi suất trái phiếu cao, do đó, để cạnh tranh nhau thì các doanh nghiệp phát hành trái phiếu sẽ quy định mức lãi suất cao để thu hút các nhà đầu tư.
Ngược lại, khi lãi suất thị trường giảm thì doanh nghiệp cũng giảm lãi suất trái phiếu do mình phát hành, lúc này doanh nghiệp có thể giảm bớt áp lực trả lãi cho những nhà đầu tư đã mua trái phiếu.
+ Tình hình lạm phát của nền kinh tế
Khi lạm phát gia tăng thì giá trị của đồng tiền bị suy giảm. Lúc này mức lợi nhuận mà các nhà đầu tư trái phiếu thu được với mức cũ sẽ trở nên thấp hơn. Doanh nghiệp muốn bù đắp khoản giá trị hao hụt vì lạm phát thì phải nâng giá trị trái phiếu lên, do đó ảnh hưởng đến lãi suất và giá trị của trái phiếu.
+ Rủi ro của trái phiếu
Trái phiếu có mức độ rủi ro càng cao thì mức lãi suất cũng càng cao, do doanh nghiệp phải tăng lãi suất để bù cho rủi ro mà nhà đầu tư có thể gặp phải khi mua trái phiếu.
Rủi ro có thể là do doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ, kết quả kinh doanh không như mong đợi… Vì thế trước khi quyết định mua trái phiếu của doanh nghiệp nào thì nhà đầu tư phải tìm hiểu về doanh nghiệp đó thật kỹ.
+ Thời gian đáo hạn
Thời gian đáo hạn ngắn hay dài cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lãi suất của trái phiếu. Thời gian đáo hạn càng dài thì lãi suất trái phiếu ngày càng cao, lý do là tỉ lệ rủi ro mà nhà đầu tư gặp phải sẽ lớn hơn rất nhiều.
Những rủi ro có thể gặp phải như: Kinh tế biến động, suy thoái, lạm phát tăng. Nếu lãi suất không đủ hấp dẫn, nhà đầu tư không dễ gì cho doanh nghiệp vay tiền trong thời gian dài.
(Tổng hợp)
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp