16/10/2022 12:13
Mỹ đã mắc sai lầm hết lần này đến lần khác khi đấu trí với Tổng thống Putin
"Sự khôn ngoan trong chiến lược đối phó với Nga không phải là điểm mạnh của Mỹ. Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, Mỹ đã chạy nước rút để bước sang một 'Thời kỳ tươi đẹp' với Nga. Sự tái sinh nước Nga với tư cách siêu cường kế thừa Liên Xô sẽ là mối đe dọa đối với an ninh của Ukraina và châu Âu.
Việc cho phép Nga trở thành cường quốc hạt nhân và cường quốc kinh tế duy nhất kế thừa Liên Xô là một viễn cảnh nguy hiểm đối với an ninh của phương Tây. Mỹ sẽ giúp tạo ra một chế độ đe dọa nghiêm trọng các quốc gia dân chủ. Nếu Nga bắt tay vào chiến dịch tái thiết, phương án của phương Tây là gì?" - một trung úy Hải quân Mỹ đã có lý khi đưa ra nhận định trên trong một báo cáo năm 1993.
Những gì nêu trong báo cáo chính xác là điều Mỹ đã làm. Và Nga cũng vậy. Mỹ đã mắc sai lầm đáng xấu hổ hết lần này đến lần khác.
Với khả năng dùng lời lẽ đe dọa sử dụng hạt nhân khá hiệu quả, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sao chép "câu thần chú" đặc trưng của Liên Xô, đánh vào thần kinh phản xạ có điều kiện của Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Litva chỉ trích Elon Musk đã "cắn câu" trước những lời hùng biện của nhà lãnh đạo Nga.
Gần đây, Bộ Ngoại giao Nga dường như đã đảo ngược tuyên bố về hạt nhân của Putin khi nói về việc "không thể chấp nhận một cuộc chiến tranh hạt nhân". Tuy nhiên, điều đó chỉ lặp lại những gì Putin đã tuyên bố hồi tháng 9/2022, và trái ngược với những gì Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã nói hồi tháng 4/2022.
Màn trình diễn xuất sắc này đang mất phương hướng và sự lặp đi lặp lại chiến thật đó đã khiến việc vi phạm điều cấm kỵ trở nên bình thường. Nó đi ngược lại tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh Geneva ca ngợi "sự tiến bộ trong các mục tiêu chung của chúng ta là đảm bảo khả năng dự đoán trong lĩnh vực chiến lược, giảm nguy cơ xung đột vũ trang và nguy cơ chiến tranh hạt nhân".
Cảnh báo Putin rằng Mỹ sẽ "phản ứng một cách dứt khoát" là không đủ - Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan mới đây đã nói vậy. Lời nói không thể lay chuyển được Putin. Nếu Mỹ chấp nhận tiền đề rằng Putin đã bị các "nịnh thần" đánh lừa về thực tế trên thực địa ở Ukraina, thì việc họ bóp méo những lời cảnh báo của Washington sẽ như thế nào?
Rằng Mỹ suy yếu, bị đe dọa và cũng sẽ đầu hàng và buộc Ukraina phải làm điều tương tự? Ngoài ra, hành động "đáp trả" đơn thuần tạo điều kiện cho Putin giành quyền chủ động và kiểm soát tình huống trong khi chúng ta chờ đợi một sự sụp đổ.
Putin hiểu rõ sức mạnh thô sơ và một quyết tâm sắt đá sẽ dẫn đến đòn trả đũa không thể chấp nhận được nếu ông ta sử dụng vũ khí hạt nhân. Sức mạnh của Mỹ là điều không phải bàn cãi, nhưng độ tin cậy đang bị đặt dấu hỏi. Mỹ phải thực hiện các bước cụ thể ngay hôm nay để đảm bảo rằng Putin sẽ phải chịu "hậu quả thảm khốc" nếu ông ta sử dụng vũ khí hạt nhân.
Trước mắt, Putin đang tin vào những tuyên bố lặp đi lặp lại của Washington rằng Mỹ và NATO sẽ không can dự quân sự, rằng chiến tranh thế giới thứ ba phải được tránh bằng mọi giá và một thế giới "ổn định" là điều tối quan trọng.
Một liên minh của Liên hợp quốc (LHQ) gồm 35 quốc gia đã đánh bật Iraq ra khỏi đất nước Kuwait nhỏ bé, và một lực lượng do NATO dẫn đầu gồm khoảng 50 quốc gia với sự hậu thuẫn của LHQ đã tham gia vào cuộc chiến ở Afghanistan.
Thật ấn tượng khi Ukraina đơn độc trên chiến trường trong khi cả thế giới ngồi trong Đấu trường La Mã. Điều ấn tượng là chính Mỹ đã thúc đẩy Ukraina giao nộp kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới cho Nga, đổi lại, cả Mỹ và Nga đều đảm bảo an ninh cho Ukraina.
Ấn tượng hơn nữa là liên minh quân sự hùng mạnh nhất trong lịch sử, bao gồm siêu cường thực sự duy nhất trên thế giới, đã không thể ngăn cản Putin kể từ năm 2014, nếu không muốn nói là trước đó.
Kể từ năm 1949, NATO đã nhiều lần can thiệp vào một số quốc gia không phải là thành viên NATO. Nhưng bảo vệ "từng tấc đất của NATO" càng thúc đẩy Putin chống lại Ukraina. Một kịch bản Crimea đang lặp lại.
Với Khái niệm chiến lược mới, NATO phần lớn đã rời bỏ vai trò bảo vệ "pháp quyền quốc tế, các nền dân chủ tự do và các giá trị và nguyên tắc chung của chúng ta" và chỉ đề cập Ukraina và khu vực như một vấn đề chiến lược. Putin là "người gác cổng" cho chính sách "mở cửa" của NATO, và 20 trong số 30 thành viên đã không hoàn thành cam kết về ngân sách quân sự 2% ít ỏi của họ.
Người ta nói rằng, dù không có căn cứ, Washington đã đảm bảo dành cho Nga chiếc ghế của Liên Xô trong Hội đồng Bảo an LHQ. Sau đó, Mỹ tuân thủ một cách nghiêm túc quyền phủ quyết bất hợp pháp của Nga trong Hội đồng Bảo an vì nó duy trì "trật tự quốc tế" mà LHQ phải đảm bảo.
Để đạt được giải pháp tốt, Mỹ cũng đã đầu hàng "các Thỏa thuận Minsk" của Putin, điều này cũng phủ nhận chính trật tự đó. Putin không nản lòng, ông ta không ngại leo thang, đe dọa, tống tiền. Trong khi đó, Mỹ lại nhụt chí.
Và Putin biết điều đó. Điều này cần phải được đảo ngược. Chỉ lời cảnh báo sẽ là không đủ. Mỹ phải chứng minh sự đáng tin cậy trong quyết tâm của mình bằng cách phá bỏ rào cản về chủng loại và số lượng vũ khí mà Ukraina cần, đồng thời ngăn chặn các vụ thảm sát.
Tướng Philip Breedlove, cựu chỉ huy NATO, nói: "Chúng ta cần nghiêm túc trong việc cung cấp vũ khí cho quân đội Ukraina để họ có thể làm những gì mà thế giới đang yêu cầu: một mình chiến đấu với một siêu cường trên chiến trường".
Người tiền nhiệm của ông, Tướng Wesley Clark, cũng có quan điểm tương tự: "Chúng ta phải biến thất bại quân sự của Putin ở Ukraina thành hiện thực". Mỹ phải dẫn đầu một nỗ lực quốc tế nhằm mang lại cho Ukraina khả năng ngăn chặn các cuộc không kích và thực thi quyền tự do hàng hải ở Biển Đen. Nếu bạn thực sự không hiểu ý nghĩ đó, chào mừng bạn đến với hộp công cụ "phản xạ có điều kiện" và "kiểm soát phản xạ" của Putin.
Nhưng không phải Putin đã bị "dồn vào chân tường" hay sao? Điều này sẽ không kích hoạt những gì Mỹ đang cố gắng ngăn chặn? Những kẻ xâm lược, theo định nghĩa, không bao giờ bị dồn vào chân tường. Nếu sự cai trị của Putin đang sụp đổ, ông ta chỉ còn lối thoát là vô hiệu hóa phe đối lập để cứu nước Nga khỏi Ngày tận thế. Dù vậy, các cuộc không kích và tấn công xuyên biên giới của Ukraina vào Bán đảo Crimea do Nga chiếm đóng không gây ra phản ứng hạt nhân.
Đáng sợ là, chúng ta cũng sẽ "bật đèn xanh" cho một học thuyết hạt nhân mới không chỉ cho Nga mà còn cho cả Trung Quốc, Triều Tiên và Iran. Hiện tại, có 9 quốc gia đang sở hữu khoảng 13.080 đầu đạn hạt nhân. Một cuộc xung đột toàn cầu sẽ nổ ra vào thời điểm thích hợp, vì các quốc gia phi hạt nhân sẽ chạy đua để sở hữu vũ khí hạt nhân hoặc cố gắng giành lấy vũ khí từ những quốc gia khác.
Tại sao phải xâm lược và tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân giả mạo trước khi thôn tính lãnh thổ của quốc gia khác? Trong khi đơn giản chỉ cần cưỡng đoạt x, y hoặc z (bất kỳ thứ gì họ muốn) từ một quốc gia khác.
Nỗi sợ hãi trước sự khiêu khích đã kìm hãm Mỹ hành động. Mỹ chưa bao giờ hiểu rằng việc tìm cách tránh né nó chính là sự khiêu khích. Bằng cách vạch ra "lằn ranh đỏ" cho chính mình, chứ không phải cho Putin, Mỹ đã từ bỏ thế chủ động, giảm bớt các lựa chọn của mình, chấp nhận sự sai lầm của Putin và làm tăng nguy cơ đối đầu - điều mà Mỹ tìm cách tránh.
Răn đe mang lại rủi ro. Nhưng không có răn đe, tất cả đều trở nên rủi ro. Và lằn ranh đỏ (được vạch ra do sự nghi ngờ hoặc lo sợ về hậu quả) không ngăn được sự rủi ro.
(Nguồn: TTXVN/The Hill)
Tin liên quan
Chủ đề liên quan
Advertisement