Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

7 cột mốc cuộc đời đã định hình tư tưởng của Tổng thống Putin

Phân tích

07/10/2022 19:56

Ngày 7/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin bước sang tuổi 70. Ông đã trở thành một nhà lãnh đạo đối đầu với cả phương Tây khi phát động cuộc tấn công Ukraina.
news

7 cột mốc cuộc đời đã định hình tư tưởng của Putin và giải thích sự ghẻ lạnh ngày càng gia tăng của ông dành cho phương Tây.

Nhập môn judo năm 1964

Sinh ra ở Leningrad, nơi vẫn còn dấu ấn đau đớn về cuộc bao vây kéo dài 872 ngày trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Vladimir Putin là một cậu bé không thân thiện và hiếu chiến ở trường, người bạn thân nhất của ông Putin kể lại rằng "cậu ta có thể đánh nhau với bất kỳ ai" vì "cậu ta không sợ".

Tuy nhiên, một cậu bé mảnh khảnh nhưng lại hiếu chiến ở một thành phố đầy các băng đảng đường phố cần có một thế mạnh riêng. Ở tuổi 12, Putin đã học sambo, một môn võ thuật của Nga, và sau đó là judo. 

Ông Putin thể hiện kỹ năng judo đai đen của mình. Nguồn: Sky News

Nhờ quyết tâm và kỷ luật, năm 18 tuổi Putin đã có đai đen judo và đạt hạng 3 trong giải đấu quốc gia dành cho lứa tuổi thiếu niên. Kể từ đó, điều này đã góp phần hình thành nên cái tôi gia trưởng được chăm chút cẩn thận của Putin, nhưng cũng xác nhận niềm tin trong cậu từ sớm rằng "trong một thế giới nguy hiểm, bạn cần phải tự tin khi cuộc chiến là điều không thể tránh khỏi…, bạn phải ra đòn trước, và đánh thật mạnh để đối thủ không thể đứng dậy".

Nộp đơn xin việc tại KGB năm 1968

Nhìn chung, người ta tránh phải đến Liteyny Prospekt, trụ sở chính của Ủy ban An ninh Liên Xô (KGB) ở Leningrad. Quá nhiều người đã phải trải qua những cuộc thẩm vấn tại đây, cho đến các trại lao động khổ sai Gulag trong thời Stalin. 

Nơi này được gọi là Bolshoi Dom, nghĩa là "Ngôi nhà lớn", là toà nhà cao nhất ở Leningrad, vì có thể nhìn thấy Siberia. Tuy nhiên, khi mới 16 tuổi, Putin đã bước vào bàn lễ tân trải thảm đỏ và hỏi người sĩ quan khi đó khá kinh ngạc rằng làm cách nào để cậu có thể làm việc cho KGB. 

7 cột mốc cuộc đời đã định hình tư tưởng của Tổng thống Putin - Ảnh 2.

Tổng thống Putin thời trẻ.

Putin được cho biết rằng cậu cần phải hoàn thành nghĩa vụ quân sự hoặc phải có một bằng cấp, vì vậy cậu thậm chí đã hỏi loại bằng cấp nào là tốt nhất. Câu trả lời mà ông Putin nhận được là bằng luật và từ thời điểm đó, Putin quyết tâm tốt nghiệp ngành luật, sau đó cậu đã được tuyển dụng một cách hợp lệ. 

Đối với Putin, KGB là lực lượng lớn nhất tại đây, mang lại những kỹ năng về an ninh và sự thăng tiến ngay cả cho những người không có liên hệ với đảng. Nhưng KGB cũng mang lại một cơ hội để trở thành một người có quyền uy như chính Putin đã nói về những bộ phim điệp viên mà mình xem thời niên thiếu, "một điệp viên có thể quyết định số phận của hàng nghìn người".

Bị đám đông người biểu tình bao vây năm 1989

Với tất cả hy vọng của mình, nhưng sự nghiệp của Putin tại KGB không bao giờ thực sự đi lên. Putin làm việc tốt, nhưng không thăng tiến. Tuy nhiên, ông đã tự đăng ký học tiếng Đức, từ đó được bổ nhiệm vào các văn phòng liên lạc của KGB ở Dresden năm 1985. Tại đó, ông Putin ổn định cuộc sống ở nước ngoài, nhưng tháng 11/1989, chế độ Đông Đức bắt đầu sụp đổ với tốc độ gây sốc.

Ngày 5/12/1989, một đám đông người biểu tình đã bao vây toà nhà KGB tại Dresden. Putin khẩn thiết gọi điện thoại đến chốt quân sự của Hồng quân gần nhất để yêu cầu bảo vệ, và họ bất lực trả lời "chúng tôi không thể làm gì nếu không có lệnh từ Moskva. Và Moskva im lặng".

7 cột mốc cuộc đời đã định hình tư tưởng của Tổng thống Putin - Ảnh 3.

Những thiên thần của ông Putin.

Putin biết được nỗi sợ hãi khi quyền lực trung tâm bất ngờ sụp đổ và quyết tâm không bao giờ lặp lại điều mà ông cảm thấy là sai lầm của nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev, đó là không phản ứng bằng tốc độ và quyết tâm khi bị chống trả.

Trung gian chương trình "Đổi dầu lấy thực phẩm" năm 1992

Putin sau đó đã rời KGB khi Liên Xô sụp đổ, nhưng nhanh chóng làm một công việc mới là trợ lý cho thị trưởng mới theo đường lối cải cách của St Petersburg. 

Nền kinh tế rơi tự do, và Putin được giao trách nhiệm quản lý một thỏa thuận để giúp đỡ người dân thành phố, đổi dầu và kim loại (trị giá 100 triệu USD) lấy thực phẩm. Dư luận cho rằng, Putin cùng những người bạn đã bỏ túi số tiền lớn. Tuy nhiên, một cuộc điều tra sau đó không chứng minh được điều gì!

Trong "những năm 90 điên cuồng", Putin nhanh chóng biết được rằng ảnh hưởng chính trị là một thứ có thể kiếm ra tiền và các băng đảng xã hội đen có thể trở thành đồng minh hữu ích. Khi mọi người xung quanh đang kiếm lợi từ vị trí của họ, tại sao ông lại không?

7 cột mốc cuộc đời đã định hình tư tưởng của Tổng thống Putin - Ảnh 4.

Cuộc chiến Gruzia năm 2008

Khi Putin trở thành tổng thống Nga vào năm 2000, ông hy vọng có thể xây dựng mối quan hệ tích cực với phương Tây theo cách riêng của mình, bao gồm cả phạm vi ảnh hưởng trên khắp Liên Xô cũ. Ông mau chóng thất vọng, rồi tức giận, tin rằng phương Tây đang tích cực cố gắng cô lập và hạ bệ nước Nga.

Putin tức giận khi Tổng thống Gruzia Mikheil Saakashvili quyết tâm gia nhập NATO, và nỗ lực của Gruzia nhằm giành lại quyền kiểm soát đối với khu vực ly khai Nam Ossetia do Nga hậu thuẫn đã trở thành cái cớ cho một chiến dịch trừng phạt. Trong 5 ngày, quân đội Nga đã đánh bại quân đội Gruzia và ép buộc một nền hoà bình ở Saakashvili.

Phương Tây đã tỏ ra phẫn nộ, tuy nhiên trong vòng một năm, Tổng thống Mỹ Barack Obama khi đó đã đề nghị "thiết lập lại" quan hệ với Nga và Moskva thậm chí còn được trao quyền đăng cai World Cup 2018.

Đối với Putin, rõ ràng điều đó có thể là đúng và một Phương Tây yếu ớt và không kiên định sẽ bị hụt hơi, nhưng cuối cùng vẫn lùi bước trước một ý chí kiên định.

7 cột mốc cuộc đời đã định hình tư tưởng của Tổng thống Putin - Ảnh 5.

Sau khi cuộc chiến kết thúc, Gruzia mất hoàn toàn quyền kiểm soát Nam Ossetia và Abkhazia. Ảnh: ALANTIC COUNCIL

Biểu tình ở Moskva từ 2011-2013

Niềm tin rộng rãi và có cơ sở rằng cuộc bầu cử quốc hội năm 2011 bị dàn dựng đã làm bùng phát các cuộc biểu tình khi Putin tuyên bố ông sẽ tái tranh cử vào năm 2012. Được gọi là "Biểu tình Bolotnaya" sau khi Quảng trường Moskva chật kín người, những cuộc biểu tình cho thấy sự phản kháng của công chúng lớn nhất dưới thời Putin.

Nhà lãnh đạo Nga tin rằng các cuộc biểu tình là do Washington khởi xướng, thúc đẩy và chỉ đạo, đổ tội cho cá nhân Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Đối với Putin, đó là bằng chứng cho thấy phương Tây đã trở mặt, và hậu quả là ông đang giao chiến.

7 cột mốc cuộc đời đã định hình tư tưởng của Tổng thống Putin - Ảnh 6.

Tổng thống Nga Vladimir Putin họp với cấp dưới bằng một cái bàn dài để giữ khoảng cách.

Cách ly COVID từ năm 2020 đến 2021

Khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu, Putin cách ly một cách không bình thường ngay cả đối với những nhà cai trị độc tài theo chủ nghĩa nhân vị. Bất kỳ ai đến gặp ông đều bị cách ly trong hai tuần và sau đó phải đi qua một hành lang chiếu tia cực tím để diệt vi trùng và phun chất khử khuẩn.

Trong thời gian này, số lượng các đồng minh và cố vấn có thể gặp trực tiếp Putin đã giảm đáng kể xuống chỉ còn một nhóm nhỏ đồng minh và thân tín.

Ít tiếp xúc với nhiều ý kiến khác và thậm chí hiếm khi thấy đất nước của mình, Putin dường như đã nhận ra rằng tất cả các giả định của ông là đúng và tất cả các định kiến của ông là chính đáng, và mầm mống cuộc chiến Ukraina đã được định hình.

(Nguồn: TTXVN/BBC)

CHẤN HƯNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement