Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Một cường quốc mới nổi có thể tháo gỡ nút thắt ở Ukraina?

Phân tích

18/11/2022 17:57

Chiến tranh Nga-Ukraina tạo cơ hội cho một cường quốc mới nổi khác khẳng định mình trên trường quốc tế bằng cách đóng vai trò trung gian thúc đẩy hội nghị hòa bình.

Trong nhiều ngày qua, đã có những gợi ý từ cả hai phía trong chiến tranh Nga-Ukraina rằng có thể có cơ sở cho một giải pháp ngoại giao. Con đường dẫn tới hòa bình này đầy hứa hẹn vì những tổn thất quân sự lớn mà Nga phải gánh chịu đã khiến quốc gia này suy yếu nghiêm trọng và sẽ cần nhiều năm nếu không muốn nói là nhiều thập kỷ để phục hồi. 

Cả 2 bên đều biết rằng những tháng mùa Đông sắp tới sẽ khiến các hoạt động quân sự trở nên khó khăn hơn, đe dọa làm nhiều người thiệt mạng hơn cả ở trong và ngoài chiến trường. Trong khi môi trường hiện tại cho một giải pháp ngoại giao không mấy thuận lợi, người ta đã nhắc đến cơ hội để một cường quốc mới nổi thể hiện vai trò làm sứ giả hòa bình giữa Nga và Ukraina để củng cố vị thế hàng đầu, tương tự những gì Mỹ từng làm trong chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905).

Nhiều diễn biến hiện nay gợi nhớ đến cuộc chiến giữa Nga và Nhật Bản, bắt nguồn từ cuộc cạnh tranh mở rộng thuộc địa của Nga và Nhật Bản, khi cả hai đều muốn thống trị vùng Viễn Đông. Sa hoàng Nga coi chiến tranh là một cách để thúc đẩy danh tiếng của chế độ khi quốc gia trên đà suy vong và củng cố vị trí của Nga trước các đế chế lớn ở châu Âu.

Về phần Nhật Bản, nước này coi chiến tranh là cơ hội để trở thành cường quốc của châu Á. Sau một loạt thất bại ngoại giao nhằm ngăn chặn chiến tranh, Hải quân Nhật Bản đã mở một cuộc tấn công bất ngờ vào Hải quân Nga tại Cảng Arthur. 

Sau cuộc tấn công này, người Nga tiếp tục hứng chịu những thất bại khác trước khi chấp nhận một thỏa thuận hòa bình vào năm 1905. Tuy nhiên, dù không công khai, quân đội Nhật Bản thời điểm đó gần như đã sụp đổ.

Một cường quốc mới nổi có thể tháo gỡ nút thắt ở Ukraina? - Ảnh 1.

Quân lính Nhật Bản bị bắt sống trong chiến dịch Khalkhyn Gol năm 1939.

Dù tình hình thực tế hiện nay không giống giai đoạn năm 1904-1905, vẫn có một số nét tương đồng nhất định. Các lực lượng Nga ở Ukraina, giống như năm 1905, cũng chịu những tổn thất đáng kể trước đối phương vốn bị xem là yếu hơn. 

Chiến tranh Nga-Nhật là một trong những cuộc xung đột đầu tiên minh chứng cho sức mạnh của cuộc Cách mạng Công nghiệp trong việc sản xuất hàng loạt vũ khí và thiết bị, giống như Chiến tranh Nga-Ukraina đã cho thấy hiệu quả của máy bay không người lái và các công nghệ khác trên chiến trường. 

Trong giai đoạn 1904-1905, Hải quân Nga đã mất phần lớn hạm đội vốn là trung tâm của sức mạnh vào thời điểm đó. Tại Ukraina, Nga cũng đã mất nhiều tàu hải quân và hơn 1.400 xe tăng và xe bọc thép - biểu tượng của chiến tranh hiện đại trên bộ.

Trước những sự kiện thảm khốc xảy ra ở Nga và Ukraina, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để chấm dứt chiến tranh và tiến tới đàm phán hòa bình. Một lần nữa, lịch sử có thể mở ra những nhìn nhận về một kịch bản khả thi.

Mỹ từng nổi lên như một bên trung gian hòa giải. Mỹ là một cường quốc mới nổi trên thế giới sau khi đánh bại Tây Ban Nha trong chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ. Một số người cho rằng chiến thắng đó đánh dấu sự khởi đầu của đế chế và một thời kỳ phát triển kinh tế lớn mạnh. 

Tuy nhiên, Mỹ không phải là một cường quốc truyền thống trên thế giới như Anh, Pháp, Đức, Áo-Hung và Nga bởi họ không tham gia các hiệp ước và hiệp định ngoại giao cùng các nước này. Song vì chính mạng lưới liên minh ấy, hầu hết các cường quốc châu Âu không thể được coi là đủ khách quan để tạo điều kiện cho một hiệp ước toàn diện.

Dù Mỹ ủng hộ Nhật Bản ngay từ đầu cuộc chiến, Tổng thống Mỹ khi ấy là Theodore Roosevelt nhận thấy rằng sự tàn phá của Đế quốc Nga và sự bành trướng của Nhật Bản ở Thái Bình Dương sẽ có những tác động tiêu cực đến các thiết chế kinh tế và chính trị của Mỹ ở Trung Quốc và phần còn lại của khu vực. 

Đầu tháng 2/1905, Roosevelt đã cố gắng lôi kéo để cả 2 bên chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ đứng ra chủ trì. Tháng 8/1905, các nhà ngoại giao Nhật Bản và Nga đã gặp nhau tại Hội nghị Hòa bình Portsmouth dưới sự trung gian của Roosevelt và ký hiệp ước hòa bình chấm dứt chiến tranh. 

Hòa bình giữa hai quốc gia cho đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra. Roosevelt đã được trao giải Nobel Hòa bình năm 1906 "vì vai trò trong việc chấm dứt cuộc chiến đẫm máu giữa hai cường quốc trên thế giới, Nhật Bản và Nga".

Một cường quốc mới nổi có thể tháo gỡ nút thắt ở Ukraina? - Ảnh 2.

Một quân nhân Ukraina bắn súng cối trên tiền tuyến, ở vùng Zaporizhzhia, Ukraina ngày 16/11/2022. Ảnh: REUTERS

Mỹ và các nước Tây Âu hiện nay đang tham gia quá sâu vào việc hỗ trợ Ukraina và khó có thể đảm nhận vai trò trung gian và công bằng cho hòa bình. Mọi nỗ lực tiến tới đàm phán của của Nga đều sẽ bị những người theo đường lối cứng rắn ở Moskva coi là hành động làm suy yếu quốc gia. Tuy nhiên, đây là cơ hội để một cường quốc mới nổi khác khẳng định mình trên trường quốc tế bằng cách đóng vai trò trung gian. 

Quốc gia này cần phải có sức mạnh ngoại giao và quân sự, như Mỹ đã có vào năm 1905, để được coi là một nước gần ngang hàng với Nga, nhưng không phải là mối đe dọa đối với sự tồn tại của Nga. 

Hơn nữa, quốc gia này không được có lợi ích trực tiếp trong khu vực (như Thổ Nhĩ Kỳ), song có thể có một số thách thức về kinh tế liên quan. Cuối cùng, quốc gia này nên có mối quan hệ chính thức không quá mạnh mẽ hay là đồng minh của Nga hoặc Ukraina.

Khi cuộc chiến này leo thang, số lượng các quốc gia phù hợp với các tiêu chí trên ngày càng thu hẹp. Iran, quốc gia đã cố gắng trở thành một cường quốc trong khu vực, đã tự loại mình ra khỏi vai trò trung gian hòa bình bằng cách bán vũ khí cho Nga. Trung Quốc, nơi nhiều quốc gia đang tìm kiếm với tư cách là một nhà lãnh đạo khác, lại quá nghiêng về Nga.

Danh sách ít ỏi các cường quốc mới nổi vẫn giữ vai trò trung lập trong cuộc chiến là Brazil, Saudi Arabia và Ấn Độ (dù Ấn Độ vẫn duy trì quan hệ tài chính chặt chẽ với Nga). Tất cả các quốc gia này đều có lợi ích khi chiến tranh khép lại và cho đến nay vẫn duy trì một thái độ trung lập. Điều này sẽ cho phép cả Nga và Ukraina cứu vãn thể diện thông qua một nhà trung gian thúc đẩy hòa bình.

(Nguồn: TTXVN)

P.V (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement