17/11/2022 13:17
Cuộc chiến ở Ukraina là 'yếu tố tiêu cực nhất' đối với kinh tế toàn cầu
Cuộc chiến ở Ukraina là "yếu tố tiêu cực nhất" đối với nền kinh tế thế giới trong năm nay - và rất có thể là cả năm 2023, giám đốc Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF Kristalina Georgieva nói với CNBC hôm thứ Tư (16/11).
"Chúng tôi đánh giá cuộc chiến ở Ukraina là yếu tố tiêu cực quan trọng nhất đối với nền kinh tế thế giới trong năm nay, rất có thể là vào năm tới", bà Kristalina Georgieva nói với Martin Soong của CNBC bên lề cuộc họp G20 ở Bali, Indonesia.
Giám đốc điều hành của IMF cho biết: "Tất nhiên, bất cứ điều gì tạo ra nhiều lo lắng hơn đều có hại cho triển vọng tăng trưởng, nhu cầu và nguyện vọng của mọi người ở mọi nơi".
Những bình luận của Kristalina Georgieva được đưa ra sau khi một tên lửa rơi vào lãnh thổ Ba Lan vào cuối ngày thứ Ba khiến hai thường dân thiệt mạng.
Các đánh giá sơ bộ cho thấy tên lửa trên do Nga sản xuất có thể đã được lực lượng Ukraina bắn vào một tên lửa khác của Nga đang lao tới.
Tổng thư ký NATO cho biết "không có dấu hiệu nào cho thấy đây là kết quả của một cuộc tấn công có chủ ý", ngay cả khi các cuộc điều tra đang diễn ra.
"Nhưng hãy để tôi nói rõ, đây không phải là lỗi của Ukraina", ông Jens Stoltenberg nói và thêm rằng Nga phải chịu trách nhiệm cuối cùng khi tiếp tục cuộc chiến bất hợp pháp chống lại Ukraina.
Hầu hết các thành viên G-20 đều lên án hành động gây hấn của Nga đối với Ukraina trong một dự thảo được tuyên bố vào hôm thứ Ba.
"Tôi muốn chúc mừng Indonesia vì đã chủ trì rất tốt trong thời điểm rất khó khăn này", bà Kristalina Georgieva nói.
Tuy nhiên, bà nhấn mạnh rằng hội nghị thượng đỉnh G-20 không phải là về việc có một tuyên bố chung, mà trọng tâm là "những vấn đề rất cấp bách" - chẳng hạn như lạm phát toàn cầu, chi phí sinh hoạt gia tăng, an ninh lương thực và năng lượng.
"Tôi đã lắng nghe rất cẩn thận tất cả các tuyên bố và là đây là những vấn đề mà chúng tôi đang tập trung vào — và chúng tôi phải làm như vậy."
IMF trước đó đã đưa ra cảnh báo về sự phân mảnh của nền kinh tế toàn cầu do chiến tranh Nga-Ukraina và cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2023 xuống 2,7% - dự đoán này này từ mức được đưa ra trước đó là 3,2% vào năm 2022.
"Đây là mức tăng trưởng yếu nhất kể từ năm 2001, ngoại trừ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và giai đoạn cao trào của đại dịch COVID-19", cơ quan quốc tế về tiền tệ này nói trong báo cáo vào tháng 10.
Giám đốc điều hành IMF: Chúng ta sẽ chứng kiến một năm 2023 vô cùng khó khăn XEM NGAY
"Chúng tôi đã nhận thấy một số dấu hiệu của sự phân mảnh và chúng xuất phát từ mối quan tâm chính đáng… đó là sự an toàn của nguồn cung", bà Georgieva nói với CNBC.
"Chúng tôi đã thấy [điều này] vì Covid và vì chiến tranh ở Ukraina, khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn và gây thiệt hại cho tăng trưởng tòan cầu", bà nói và đồng thời cho biết thêm rằng, nếu thế giới chọn đi vào "các khối riêng biệt" thì sẽ phải trả một cái giá đắt.
"Và mức giá phải trả này sẽ đặc biệt cao đối với các nền kinh tế mở và rộng hơn là đối với các nước đang phát triển", bà Georgieva cảnh báo.
Ví dụ, Châu Á và Thái Bình Dương có thể mất hơn 3% tổng sản phẩm quốc nội nếu thương mại bị cắt đứt trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt chip của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc; và nếu các hàng rào phi thuế quan ở các khu vực khác được nâng lên "mức độ thời Chiến tranh Lạnh, " IMF cho biết trong một báo cáo vào tháng trước.
"Nếu chúng ta không muốn mất khoảng từ 1,4 [nghìn tỷ] USD đến (có thể) là 3,4 nghìn tỷ USD mỗi năm — hãy tưởng tượng những gì chúng ta có thể làm với số tiền này — thì chúng ta nên dự đoán rất cẩn thận hậu quả của các hành động và khôn ngoan để tránh bị mộng du vào một thế giới nghèo hơn và kém an toàn hơn", bà Georgieva nói.
(CNBC)
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement