Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vốn điều lệ là gì? Những điều cần biết về vốn điều lệ

Kiến thức kinh tế

27/10/2022 22:04

Vốn điều lệ là gì? Nội dung và vai trò của vốn điều lệ với doanh nghiệp.

Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Luật Doanh nghiệp 2020 cũng đã quy định cụ thể các loại tài sản được sử dụng để góp vốn vào công ty, doanh nghiệp. 

Theo đó, tài sản góp vốn có thể là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam.

Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp.

Vốn điều lệ bao gồm vốn pháp định. Vốn điều lệ phải được xác nhận bằng văn bản của các tổ chức tín dụng, ngân hàng khi góp vốn.

Vai trò của vốn điều lệ với doanh nghiệp

Như đã nói ở trên, vốn điều lệ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của công ty. Cụ thể:

+ Vốn điều lệ sẽ là cơ sở để xác định chính xác tỷ lệ phần vốn góp vào hoặc sở hữu cổ phần của từng cổ đông, thành viên trong công ty. Nhờ đó để phân chia nghĩa vụ, quyền lợi và lợi ích giữa các cổ đông, thành viên trong công ty.

Vốn điều lệ là gì? Những điều cần biết về vốn điều lệ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

+ Cổ đông, thành viên sẽ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản và khoản nợ khác của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty trước đó, chỉ trừ các trường hợp được quy định ở luật doanh nghiệp.

+ Trong đó, luật doanh nghiệp quy định rõ cổ đông, thành viên có số phiếu bầu tương đương với số vốn và được chia lợi nhuận tương ứng với số vốn đã góp sau khi công ty thực hiện nộp thuế đầy đủ và hoàn thành đủ các nghĩa vụ tài chính khác theo luật định.

+ Ngoài ra, dựa trên vốn điều lệ mà công ty xác định được điều kiện kinh doanh với một số ngành nghề có điều kiện. Nên có thể thấy được, vốn điều lệ đã xử lý tốt những vấn đề pháp lý cho công ty trong quá trình điều chỉnh số vốn đúng với số vốn thực đã góp.

Có cần chứng minh vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp?

Thực tế luật doanh nghiệp không quy định công ty phải có bao nhiêu vốn điều lê tối thiểu hoặc tối đa, trừ một số trường hợp buộc phải có vốn điều lệ tối thiểu. Nếu vốn điều lệ thấp thì đối tác sẽ không tin tưởng trong việc hợp tác kinh doanh. Mặt khác, ngân hàng cũng không dễ dàng cho công ty vay tiền vượt quá số vốn điều lệ đó.

Còn khi công ty đưa ra vốn điều lệ cao sẽ có thể gặp phải những rủi ro trong kinh doanh như phá sản, giải thể, vỡ nợ hoặc không có khả năng chi trả.

Nhưng bạn cần biết, chọn vốn điều lệ công ty cũng phụ thuộc vào nền tảng và kinh nghiệm của công ty. Nếu công ty mới thành lập, nguồn hàng chưa có nhiều, không có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và điều hành thì nên để số vốn vừa đủ trong phạm vi khả năng của mình. Sau một thời gian công ty đã hoạt động ổn định thì có thể cân nhắc đăng ký thêm vốn điều lệ.

Trường hợp đã từng thành lập công ty hoặc đã có công ty, có sẵn khách hàng thì chủ công ty từ đầu nên chọn vốn điều lệ cao để nâng vị thế của công ty mình so với các công ty khác. Hơn nữa, vì đã có kinh nghiệm sẵn nên sẽ không sợ gặp phải những rủi ro như các công ty mới thành lập.

(Tổng hợp)

TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement