Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Liệu Mỹ có dám tuyên chiến với Trung Quốc về vấn đề Đài Loan?

Phân tích

12/08/2022 16:51

Bàn luận về vấn đề Đài Loan, nhật báo kinh tế "Les Echos" của Pháp cho rằng các cuộc diễn tập quân sự của Trung Quốc xung quanh Đài Loan đã chính thức kết thúc, nhưng Bắc Kinh vẫn sẽ duy trì sự hiện diện của quân đội xung quanh hòn đảo này.
news

Juliette Genevaz, phó giáo sự tại Học viện về Ngôn ngữ và Văn minh Đông Phương (INALCO), nói: "Kể từ năm 2008, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã sử dụng quân đội để tạo ra sự cân bằng quyền lực mới trong khu vực. Đặc biệt là ở khu vực Biển Đông, nơi mà Bắc Kinh đã gần như quân sự hóa hoàn toàn từ năm 2009. 

Tôi nghĩ là chính quyền Trung Quốc đang muốn đóng vai 'cảnh sát' của các vùng biển lân cận và ở đó chúng ta đã thực sự bước vào một kỷ nguyên lịch sử mới". Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang ở giai đoạn cuối của một quá trình cải cách lớn, được khởi động hồi năm 2015, nhằm thực hiện những điều chỉnh cơ cấu cần thiết, 20 năm sau khi tăng ngân sách quốc phòng. 

Bà Genevaz giải thích rằng cuộc cải cách này đã bị trì hoãn một chút vì đại dịch, nhưng bộ chỉ huy đã được cơ cấu lại, 7 vùng quân sự đã trở thành 5 khu chỉ huy và Trung Quốc đã chia 4 tổng hành dinh thành 15 tiểu ban trực thuộc quân ủy trung ương. Đối với Bắc Kinh, việc phô trương vũ lực đối với Đài Loan là một minh chứng cho quyết tâm sử dụng vũ lực của họ.

Trung Quốc tập trận quanh Đài Loan sau chuyến thăm của bà Pelosi đến hòn đảo này.

Phương Tây có dám tuyên chiến với Trung Quốc?

Vậy trong trường hợp Bắc Kinh tấn công Đài Loan, phương Tây có thực sự dám phát động chiến tranh với Trung Quốc? Bàn về vấn đề này, nhật báo thiên hữu "Le Figaro" (Pháp) mới đây đã đăng bài phân tích của cựu Bộ trưởng Giáo dục Pháp Luc Ferry.

Theo ông Ferry, nền dân chủ của Mỹ dường như thu hút được nhiều thiện cảm hơn chế độ của Trung Quốc hay Nga. Chủ nghĩa Cộng sản Trung Quốc ngày nay, tuy bớt khắc nghiệt hơn thời Chủ tịch Mao Trạch Đông, nhưng vẫn là một chế độ rất hà khắc đối với đại đa số các nước phương Tây. 

Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng bị phương Tây mô tả là một nhà độc tài không hơn không kém. Tuy nhiên, tất cả những điều này có thể biện minh cho mong muốn của Mỹ trở thành "hiến binh" hay "giám sát công lý" trên thế giới hay không, điển hình là chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi. Bởi chuyến thăm này của bà Pelosi dường như không có tác dụng nào khác ngoài việc khiến Trung Quốc xích lại gần Nga hơn vào thời điểm có thể nói là xấu nhất.

Ngoài ra, theo cựu Bộ trưởng Ferry, giờ đây cả các nền dân chủ lẫn chế độ một đảng đều có những vũ khí hủy diệt có thể khiến thế giới bị diệt vong, do vậy Mỹ thực sự không còn đủ khả năng để có thể tự mình tuyên bố thống trị thế giới. 

Ngày nay, Mỹ đang tiến hành một cuộc chiến tranh "từ xa" chống lại Nga thông qua Ukraina bằng việc viện trợ quân sự cho nước này và trừng phạt kinh tế Moscow. Chính quyền Mỹ sẽ không liều lĩnh có một cuộc xung đột trực tiếp với Nga bởi điều đó có nguy cơ khiến nước này sử dụng vũ khí hạt nhân.

Hiroshima hay Nagasaki sẽ chỉ là quá khứ, bởi thật khó tưởng tượng rằng một quốc gia dân chủ ngày nay lại có thể quyết định san bằng cả một thành phố, cho dù đó có là thành phố của kẻ thù. Hành động này chắc chắn sẽ bị thế giới lên án và thủ phạm chắc sẽ bị cáo buộc là tội phạm chiến tranh.

Ngay cả khi đối mặt với một Afghanistan nhỏ bé, Mỹ cũng đã phải cuốn gói về nước. Vậy trước một Trung Quốc hiện đang gần gũi với Nga, họ có thể làm gì? Cựu Tổng thống Pháp Charles de Gaulle từng nói: "Không thể tránh khỏi việc một ngày nào đó, Trung Quốc sẽ cảm thấy đủ mạnh để đòi lại các khu vực mà họ đã từng phải nhượng. Vào thời điểm đó, chúng ta nên đứng ngoài cuộc. Thật vô lý khi chúng ta không có quan hệ với quốc gia đông dân nhất thế giới chỉ đơn giản vì chế độ của họ không làm vừa lòng Mỹ".

Vậy Mỹ sẽ làm gì vào thời điểm Trung Quốc quyết định sáp nhập Đài Loan, và đây có lẽ chỉ còn là vấn đề thời gian? Ông Ferry nhận định rằng Washington sẽ khó lòng có thể đáp trả trực diện, nhất là về mặt kinh tế và thương mại, bởi Mỹ cũng đang rất phụ thuộc vào Trung Quốc.

Liệu Mỹ có dám tuyên chiến với Trung Quốc về vấn đề Đài Loan? - Ảnh 3.

Chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi thực sự đã thổi bùng căng thẳng Mỹ - Trung Quốc.

Trả lời phỏng vấn của nhật báo "Le Figaro", giáo sư Barthélémy Courmont - một người am hiểu tình hình khu vực - cũng có quan điểm tương tự. Ông cho rằng không phải ai tại Đài Loan cũng tin tưởng vào những lời hứa của Mỹ. Khi được hỏi trong cuộc khủng hoảng mới liên quan tới Đài Loan, một số người cho rằng Mỹ đã khiêu khích Trung Quốc, một số khác cho rằng Bắc Kinh đã phản ứng thái quá, vậy ai đã đe dọa ai? 

Giáo sư Courmont cho rằng, nếu Mỹ muốn phá vỡ chính sách "mơ hồ chiến lược" mà họ vẫn duy trì từ nhiều thập kỷ nay về vấn đề "Một Trung Quốc", chính Tổng thống Joe Biden sẽ đích thân thực hiện chuyến thăm. Tuy nhiên, chuyến đi của bà Pelosi đến Đài Bắc đã khiến Washington phải rùng mình. 

Chuyến thăm đó không phải là dịp để ký bất kỳ thỏa thuận nào, cũng không có thông báo và trông giống như một nỗ lực vớt vát danh dự cuối cùng cho nhân vật lãnh đạo thuộc Đảng Dân chủ Mỹ, vốn ý thức được rằng chức Chủ tịch Hạ viện của bà có thể bị mất đi vào cuối nhiệm kỳ dự kiến trong 3 tháng tới đây. Bắc Kinh chỉ chờ cái cớ này để tung ra một cuộc phô trương vũ lực ngoạn mục và Trung Quốc đã vươn lên mạnh mẽ hơn từ cuộc khủng hoảng này.

Về phần Tổng thống Mỹ, người hồi tháng 5 đã tái khẳng định quyết tâm của Mỹ là sẽ hỗ trợ quân sự cho Đài Loan trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công, ông chỉ lặp lại các điều khoản của Đạo luật về Quan hệ với Đài Loan ký năm 1979, theo đó Mỹ sẽ cung cấp cho Đài Loan những bảo đảm về an ninh trong trường hợp Trung Quốc phát động chiến tranh, đánh đổi với sự công nhận "Một Trung Quốc". 

Từ đó đến nay, mục tiêu của Mỹ là không bao giờ để chế độ Bắc Kinh thấy rằng họ có quyền tự do muốn làm gì thì làm, nhưng cũng không hề cho biết một cách quá cụ thể về các bảo đảm dành cho Đài Loan.

Trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công, liệu "trò chơi" liên minh giữa Mỹ và Đài Loan có chắc chắn dẫn đến Chiến tranh Thế giới thứ ba hay không? Vị giáo sư người Pháp cho rằng, trái ngược với những phát biểu của Mỹ, một cuộc tấn công Đài Loan không nhất thiết phải kích hoạt phản ứng đối phó của Mỹ. 

Hiệp ước 40 năm tuổi ràng buộc hai bên không đóng vai trò như một nghĩa vụ quốc tế. Ngoài ra, bất kỳ sự can thiệp nào của Mỹ vào một nước ngoài dài hơn 60 ngày đều phải được Quốc hội bỏ phiếu. Với tình trạng chia rẽ nội bộ hiện nay giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa, Quốc hội Mỹ sẽ khó đạt được sự đồng thuận.

Theo giáo sư Courmont, chính vì nhận thức rõ được điều này mà Đài Bắc lo ngại về độ đáng tin cậy trong các tuyên bố của đồng minh. Ngay từ năm 2005, khi chế độ Bắc Kinh thông qua luật chống ly khai, đe dọa can thiệp vũ trang ngay khi Đài Bắc có bước đầu tiên để hướng tới độc lập, chính quyền Đài Loan đã quay sang phía Mỹ để tìm kiếm những cam kết bảo vệ. 

Tổng thống Mỹ George Bush thời đó đã phản bác lại rằng nếu nguyên trạng bị phá vỡ do hành động khiêu khích từ phía Đài Loan, Mỹ sẽ không can thiệp. Đó là một gáo nước lạnh dội lên đầu Đài Loan. Mức độ đáng tin cậy của đồng minh Mỹ bị hoài nghi, một sự lo lắng càng gia tăng sau những bước tháo chạy liên tiếp của Mỹ ở Trung Đông và sau đó là ở Afghanistan. 

Giả sử rằng Trung Quốc thực sự tấn công Đài Loan trong vài ngày qua, liệu Mỹ có can thiệp hay không? Giáo sư Courmont cho rằng không có gì chắc chắn cả, bất chấp những cam kết của Tổng thống Joe Biden.

Liệu Mỹ có dám tuyên chiến với Trung Quốc về vấn đề Đài Loan? - Ảnh 5.

Cơ hội nối lại quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc mới chỉ nhen nhóm thời gian gần đây, nhưng vấn đề Đài Loan lại như một gáo nước lạnh.

Lối thoát hòa bình cho vấn đề Đài Loan?

Vào những năm 2000, khi quan hệ giữa Bắc Kinh và Đài Loan có dấu hiệu ấm lên, nhiều người từng tin vào khả năng sẽ có một lối thoát hòa bình cho vấn đề Đài Loan. Năm 2009, một hiệp định thương mại tự do đã được ký kết giữa Bắc Kinh và Đài Bắc. 

Cùng năm đó, lần đầu tiên, người Trung Quốc được phép đến thăm Đài Loan. Hơn 5 triệu người Trung Quốc đã đến hòn đảo này vào năm 2010. Hai đường bay trực tiếp đã được mở ra giữa Đài Bắc, Bắc Kinh và Thượng Hải.

Tuy nhiên, quan hệ hữu hảo đó đã chia rẽ người Đài Loan. Một số nhìn thấy trong đó khả năng có một giải pháp hòa bình để ra khỏi nguyên trạng. Một số khác vẫn cảnh giác, sợ rằng việc mở cửa cho Bắc Kinh tương đương với việc phơi bày bản thân trước lòng tham của Trung Quốc. Lãnh đạo Đài Loan lúc bấy giờ là Mã Anh Cửu bị cáo buộc là "ngây thơ".

Nỗi sợ hãi đó đã hồi sinh vào năm 2013 khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền. Đối với nhà lãnh đạo mới của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, việc thống nhất với Đài Loan là một ưu tiên hàng đầu. Vào mùa Xuân năm 2014, khi một dự thảo hiệp ước mới được đề xuất để tạo điều kiện thuận lợi cho người Trung Quốc làm việc trên tại Đài Loan, sinh viên Đài Loan đã đứng lên và chiếm đóng cơ quan lập pháp. 2 năm sau, bà Thái Anh Văn - gương mặt tiêu biểu trong đảng ủng hộ độc lập - được bầu làm lãnh đạo, củng cố thêm đà đoạn tuyệt với Bắc Kinh.

Giáo sư Courmont cho rằng trong mọi trường hợp, sự thống nhất mà chế độ Trung Quốc mong muốn chỉ có thể đạt được bằng vũ lực. Tuy nhiên, mặt khác, ngay cả khi quân đội Trung Quốc rất hùng mạnh, việc không có đường biên giới trực tiếp với Đài Loan - hai bên cách nhau một eo biển 130 km - sẽ làm cho một cuộc tấn công trở nên phức tạp. Đối với Bắc Kinh, chiến thắng không hề là điều chắc chắn!

TTXVN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement