Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ba kịch bản phòng thủ cho Đài Loan trước nguy cơ bị Trung Quốc tấn công

Phân tích

05/08/2022 16:17

Trong bối cảnh Nga - một đối tác chiến lược thân cận của Trung Quốc - tiến hành cuộc chiến nhằm vào Ukraina, câu hỏi được giới chuyên gia những tháng gần đây thường xuyên đặt ra là "Liệu Bắc Kinh có theo chân Nga đánh chiếm Đài Loan?".
news

Câu trả lời là "Chưa", chí ít là trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc thật sự tiến hành một chiến dịch quân sự có quy mô lớn như Nga đang làm, Đài Loan có đủ khả năng để tự vệ hay không?

Tất nhiên, nếu xung đột xảy ra, cũng giống như với Ukraina, đây sẽ là một cuộc chiến bất cân xứng. Đài Loan tuy có nguồn lực quân sự riêng, nhưng ngân sách cho quốc phòng chỉ ở mức 15 tỷ USD hàng năm, thấp hơn rất nhiều so với con số 250 tỷ USD của Trung Quốc. 

Mặc dù vậy, Đài Loan có thể tận dụng địa hình thuận lợi vì hòn đảo chẳng khác gì một pháo đài hải quân, mà từ lâu giới quân sự thường hay ví như là một chiếc hàng không mẫu hạm không thể chìm. Do vậy, theo quan điểm của chuyên gia Mathieu Duchatel, Giám đốc chương trình châu Á, Viện Montaigne, hàng phòng thủ của Đài Loan có thể xoáy vào 3 trục chính.

Ba kịch bản phòng thủ cho Đài Loan trước nguy cơ bị Trung Quốc tấn công - Ảnh 1.

Trung Quốc đã triển khai hàng chục máy bay và bắn tên lửa đạn thật gần Đài Loan trong một cuộc phô trương lực lượng ở eo biển Đài Loan hôm thứ Năm. Ảnh: AFP

Thứ nhất, Đài Loan phải ngăn chặn ý đồ tấn công chớp nhoáng từ Trung Quốc, giống như kịch bản những ngày đầu cuộc chiến của Nga tại Ukraina. Nghĩa là từ lục địa, Trung Quốc tập trung bắn phá vào những nơi ra quyết định quân sự và chính trị ở Đài Loan, rồi các cảng hàng không và sức mạnh không quân của Đài Loan để nhanh chóng có được ưu thế không quân tại eo biển.

Tất cả những điều đó sẽ đi kèm với các cuộc tấn công tin học làm tê liệt và dư luận nghi ngờ về khả năng diễn ra các chiến dịch của lực lượng đặc nhiệm. Đây chính là kịch bản tấn công nhanh được bàn tán từ nhiều năm qua và hiện cho thấy có những khó khăn trước những gì đang diễn ra tại Ukraina. Do vậy, Đài Loan phải phòng thủ và chống lại được tất cả những điều đó, nghĩa là có khả năng kháng cự ngay từ đợt tấn công đầu tiên. Đây là vấn đề sức bền.

Thứ hai, làm thế nào để đáp trả một cuộc đổ bộ từ biển hay từ trên không của Quân đội Giải phóng Nhân dân? Để thực hiện được điều này, Đài Loan cần phát triển một hệ thống tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không, nhưng cũng tận dụng việc mua thêm vũ khí từ Mỹ. Điều đó cho phép gây thiệt hại không nhỏ với lực lượng Trung Quốc.

Thứ ba, nếu như hai sách lược phòng thủ trên đều thất bại, làm thế nào để Đài Loan kháng cự được ở trên bộ trước sự hiện diện đông đảo của quân đội Trung Quốc? Từ nhiều năm qua, Bộ Quốc phòng Đài Loan đã nghiên cứu khái niệm chiến tranh "du kích đô thị". Đài Loan là một liên thị lớn nằm dọc theo bờ phía Tây của đảo. Cuộc chiến đô thị cũng có thể gây khó khăn cho lực lượng chiếm đóng.

Từ những kịch bản khác nhau trên, có thể thấy rằng tấn công Đài Loan có lẽ sẽ không đơn giản chút nào đối với Trung Quốc.

Video do Chiến khu Đông bộ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc công bố cho thấy tên lửa được phóng vào vùng biển ngoài khơi bờ biển phía Đông của Đài Loan.

So sánh sức mạnh quân sự Trung Quốc và Đài Loan

Nếu xung đột công khai nổ ra, Đài Loan sẽ bị tấn công mạnh mẽ trên mặt đất, trên không và trên biển, theo một báo cáo của Mỹ.

Vào năm 2021, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố một báo cáo trước Quốc hội với tiêu đề "Sự phát triển quân sự và an ninh có sự tham gia của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa", trong đó phân tích sâu về sức mạnh tương đối của quân đội Trung Quốc và Đài Loan.

Dựa trên dữ liệu năm 2020, họ kết luận rằng Trung Quốc có 1.040.000 quân, so với 88.000 quân của Đài Loan. Trung Quốc có thể hỗ trợ quân đội của mình với 6.300 xe tăng và 7.000 khẩu pháo, trong khi Đài Loan có thể trang bị 800 và 1.100 khẩu tương ứng.

Bắc Kinh cũng có lợi thế lớn về hải quân với hai tàu sân bay trong khi Đài Bắc không có. Trung Quốc có thể triển khai 32 tàu khu trục và 48 khinh hạm, so với 4 và 22 tương ứng cho Đài Loan.

Trong tác chiến tàu ngầm, Bắc Kinh hoàn toàn chiếm ưu thế, với 9 tàu ngầm tấn công hạt nhân và 6 tàu ngầm tên lửa đạn đạo. Đài Loan cũng không có bất kỳ chiếc nào và chỉ có hai tàu ngầm tấn công diesel so với 56 chiếc của Trung Quốc.

So sánh trên không cũng hoàn toàn chênh lệch, khi Bắc Kinh trang bị 1.600 máy bay chiến đấu so với 400 cho Đài Loan. Trung Quốc cũng có 450 máy bay ném bom chuyên dụng và 400 máy bay vận tải, trong khi Đài Bắc chỉ có 30 máy bay vận tải và không có máy bay ném bom.

Mặc dù có ưu thế rõ ràng về lực lượng, nhưng một cuộc tấn công Đài Loan, vốn có thể sẽ đòi hỏi một trong những cuộc tấn công đổ bộ lớn nhất trong lịch sử quân sự, sẽ không dễ dàng đối với Trung Quốc.

Cùng với những người bảo vệ Đài Loan cố thủ, Bắc Kinh có thể phải đối mặt với các lực lượng từ các đồng minh của Đài Loan như Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Trong khi quân đội Hoa Kỳ, cho đến nay được tài trợ tốt nhất trên thế giới, chỉ có 30 nhân viên quân sự tại Đài Loan, tuy nhiên quốc gia này có hơn 79.000 binh sĩ đóng quân thường trực ở Nhật Bản và Hàn Quốc gần đó.

Từ trước đến nay, Hoa Kỳ vẫn duy trì chính sách "mơ hồ chiến lược" về ý định của mình nếu Đài Loan bị tấn công. Tuy nhiên, vào tháng 10/2021, Tổng thống Joe Biden cho biết Mỹ có "cam kết" bảo vệ Đài Loan, vùng lãnh thổ nằm cách bờ biển Trung Quốc gần nhất 81 dặm.

Nhận xét sau đó đã được Nhà Trắng làm rõ, trong đó khẳng định chính sách của Mỹ vẫn không thay đổi.

Ba kịch bản phòng thủ cho Đài Loan trước nguy cơ bị Trung Quốc tấn công - Ảnh 4.

Một binh sĩ Đài Loan nhắm mục tiêu với một khẩu súng trường trong cuộc tập trận quân sự Han Kuang, mô phỏng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) xâm chiếm hòn đảo vào ngày 27 tháng 7 năm 2022 tại thành phố Tân Đài Bắc, Đài Loan.

Liệu Trung Quốc có tấn công Đài Loan?

Nhận định về khả năng Trung Quốc tấn công Đài Loan, đài BBC dẫn lời ông Sean King, chuyên gia của công ty tư vấn Park Strategies ở New York (Mỹ), cho rằng khả năng Trung Quốc tấn công Đài Loan sau chuyến thăm của bà Pelosi không cao.

Theo ông King, vượt qua eo biển Đài Loan rộng 160 km, thường là eo biển gồ ghề, sẽ là một điều khó nhằn đối với các lực lượng Trung Quốc đại lục. Để chiếm giữ Đài Loan, lực lượng Trung Quốc phải chiến đấu với các lực lượng quân sự của Đài Loan và có khả năng là sự can thiệp của Mỹ với sự hỗ "có thể" của Nhật Bản tại các căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản. 

Ông King kết luận: "Do đó, tôi không nghĩ sẽ có một cuộc tấn công của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) sớm xảy ra, mặc dù Đài Loan và các nước bạn bè của họ nên luôn cảnh giác".

Thay vì tấn công, Bắc Kinh rất có thể sẽ tiếp tục 'nắn gân' Đài Loan bằng những màn đe doạ như đã làm trong hơn 70 năm qua. Nhưng cân bằng lại, người Đài Loan nên cảm thấy tự tin hơn sau chuyến đi của mình. Đài Loan là một mắc xích quan trọng trong chuỗi đảo đầu tiên và là một nền dân chủ tự nhiên đại diện cho mọi thứ mà Mỹ nên hỗ trợ. 

Đây cũng là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Mỹ. Miễn là Đài Bắc không gây ra bất kỳ xung đột nào với đại lục. Tôi tin tưởng rằng Washington sẽ bảo vệ Đài Loan trong trường hợp bị tấn công ở đại lục. Đài Loan đơn giản là quá quan trọng để có kết cục tệ hại nào".

Về cuộc tập trận của Trung Quốc quanh Đài Loan, bà Marisela Connelly, chuyên gia nghiên cứu châu Á và Bắc Phi tại Đại học Colegio de Mexico (COLMEX), cho rằng Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự, cho thấy kết quả của việc cải cách quân đội, cách họ sử dụng công nghệ để cải thiện khả năng của quân đội. 

Bằng cách này, họ muốn nói rằng "chúng tôi gần như đã sẵn sàng để sáp nhập hòn đảo". Trung Quốc sẽ không dám có hành động quân sự trong ngắn hạn do Chủ tịch Tập Cận Bình muốn kéo dài nhiệm kỳ. Tuy nhiên, trong trung hạn, có nguy cơ rất cao là Tập Cận Bình sẽ cố gắng làm như vậy vì "ông nhận ra rằng, đại lục đang di chuyển ngày càng xa khỏi hòn đảo".

Ba kịch bản phòng thủ cho Đài Loan trước nguy cơ bị Trung Quốc tấn công - Ảnh 6.

Sáu khu vực xung quanh Đài Loan nơi Trung Quốc đang tổ chức các cuộc tập trận quân sự bắn đạn thật cho đến Chủ nhật. Ảnh: Al Jazeera

Về vấn đề các biện pháp trừng phạt kinh tế của Trung Quốc nhắm vào Đài Loan sẽ ảnh hưởng như thế nào đến Đài Loan, tờ Les Echos dẫn lời chuyên gia châu Á Antoine Bodaz nhận định: "Chiến lược của Bắc Kinh là áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm gây tác động lên cuộc bầu cử của Đài Loan vào năm 2024 để đạt được kết quả có lợi cho mình. 

Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu nào cho thấy các biện pháp trừng phạt mà Trung Quốc áp dụng trong những năm gần đây gây ảnh hưởng theo hướng mà Bắc Kinh mong muốn, thậm chí còn phản tác dụng.

Cũng không có dấu hiệu nào cho thấy 2 bên sẽ có một cuộc đụng độ trực tiếp. Trung Quốc cố tình sử dụng chuyến thăm của bà Nancy Pelosi để tạo ra cuộc khủng hoảng lần thứ 4 ở eo biển Đài Loan nhằm thay đổi hiện trạng đối với hòn đảo. 

Nhưng Bắc Kinh sẽ không tấn công vào lúc này, bởi tương quan lực lượng đang nghiêng về phía Trung Quốc và họ có thể đợi 5 năm, 10 năm để tiếp tục phát triển quân sự, đồng thời nghe ngóng về tính xác thực của những cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ Đài Loan".

Ông Bondaz nói thêm, châu Âu đang bằng mọi giá muốn tránh một kịch bản giống như Nga đã làm với Ukraina. Lục địa già sẽ làm gì nếu Trung Quốc thực sự tấn công Đài Loan? Châu Âu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nhắm vào Nga, nhưng sẽ làm gì chống lại Trung Quốc khi mà họ còn có thể sẽ phụ thuộc nhiều hơn nữa vào Bắc Kinh trong những năm tới? 

Do vậy, trong hồ sơ Đài Loan, giải pháp duy nhất đối với châu Âu là tránh để xung đột nổ ra, đồng thời phải tự khẳng định châu lục này có tiếng nói trên chính trường quốc tế thay vì phụ thuộc vào các cường quốc khác.

Theo La Croix, vẫn phải chờ xem phản ứng của Trung Quốc trong những ngày tới và hậu quả địa chính trị của chuyến thăm này. Việc Trung Quốc cảnh báo về việc điều động quân sự trên không phận và hải phận của Đài Loan là một phản ứng rất mạnh mẽ. Trong trường hợp căng thẳng leo thang ở eo biển Đài Loan, bà Pelosi cũng không có trách nhiệm gì.

(Nguồn: TTXVN/News Week)

CHẤN HƯNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement