Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Trung Quốc tung đòn trả đũa, Mỹ bị ảnh hưởng thế nào?

Quân sự

08/08/2022 15:10

Ngày 5/8, Trung Quốc đã chấm dứt hàng loạt sáng kiến hợp tác ngoại giao và quân sự với Mỹ.

8 biện pháp trả đũa mà Trung Quốc nêu ra là hủy bỏ các cuộc đàm phán chỉ huy quân sự cấp cao Trung-Mỹ, các cuộc đàm phán phối hợp chính sách quốc phòng Trung-Mỹ (DPCT) và các cuộc họp thỏa thuận tham vấn hàng hải quân sự Trung-Mỹ (MMCA). 

Ngoài ra, còn có việc đình chỉ hợp tác Trung-Mỹ về việc hồi hương những người nhập cư bất hợp pháp; đình chỉ hợp tác Trung-Mỹ về hỗ trợ pháp lý trong các vấn đề hình sự; đình chỉ hợp tác Trung-Mỹ về chống tội phạm xuyên quốc gia; đình chỉ hợp tác Trung-Mỹ về chống ma túy, và đình chỉ các cuộc đàm phán Trung-Mỹ về biến đổi khí hậu.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington D.C. cho biết Trung Quốc "cũng đã quyết định áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với bà Pelosi cùng các thành viên trong gia đình của bà".

Bộ Ngoại giao Trung Quốc mô tả đây là phản ứng đối với ý định "độc đoán, áp đặt và vô đạo đức" của Mỹ đối với Đài Loan. Tuy nhiên, phạm vi đòn trả đũa không quá rộng cho thấy Bắc Kinh đang điều chỉnh phản ứng để tránh làm tổn hại nghiêm trọng mối quan hệ song phương vốn đã rất căng thẳng.

Danh sách các lĩnh vực hợp tác mà Trung Quốc nhắm đến không bao gồm thương mại và an ninh y tế liên quan đến đại dịch, cho thấy nỗ lực giảm thiểu tác hại tiềm ẩn đối với lợi ích của Trung Quốc. Tuy nhiên, Yun Sun, giám đốc chương trình Trung Quốc tại Trung tâm Stimson, cho biết: "Những biện pháp trả đũa dường như quá nhẹ... Có rất nhiều điều mà tôi cho là các mối quan tâm cốt lõi, nhưng Trung Quốc chưa 'đề cập đến'".

Trung Quốc tung đòn trả đũa, Mỹ bị ảnh hưởng thế nào? - Ảnh 1.

Căng thẳng Mỹ - Trung xung quanh vấn đề Đài Loan vẫn chưa dừng lại.

Đứng đầu danh sách các hạng mục hợp tác song phương bị hủy bỏ là ba hội nghị quân sự sắp tới, trong đó có các cuộc họp ở cấp bộ tư lệnh hai nước, hợp tác chính sách quốc phòng và các cuộc họp trong khuôn khổ Thỏa thuận tham vấn hàng hải-quân sự. 

Đây là điều đáng lo ngại vì cuộc khủng hoảng quân sự Mỹ-Trung xảy ra trong bối cảnh Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật với quy mô chưa từng có ở khu vực gần tàu sân bay USS Ronald Reagan.

Lỗ Hướng (Lü Xiang), chuyên gia về các công trình nghiên cứu Mỹ tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nhận định rằng toàn bộ việc hủy bỏ ở ba khía cạnh đều liên quan đến cơ chế làm việc giữa quân đội Trung Quốc và quân đội Mỹ, có nghĩa là sự tin tưởng lẫn nhau giữa quân đội hai nước đã lao xuống đáy và quan hệ quân sự giữa hai nước đã giảm xuống mức thấp và những nguy cơ xung đột đang gia tăng.

Các cuộc tiếp xúc quân sự song phương cấp cao từ lâu đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi. Bắc Kinh liên tục bác bỏ nỗ lực của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin để sắp xếp một cuộc đối thoại với người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa. Tháng 4/2022, sau 18 tháng nỗ lực, Austin mới có cuộc trao đổi đầu tiên với Ngụy Phượng Hòa. Tuy nhiên, bản chất các cuộc đàm phán bị hủy cho thấy động thái của Bắc Kinh chỉ mang tính hình thức. 

Cựu Phó Đô đốc Robert B. Murrett cho biết: "Đây đều là những cam kết hữu ích nhưng không phải ở cấp độ cao nhất và... thông tin liên lạc (song phương) sẽ vẫn mở ra... Tôi hy vọng rằng thay vì bị hủy bỏ, các cuộc họp này chỉ bị tạm hoãn và hai bên sẽ giữ được cái đầu lạnh trong năm tới".

Việc thông báo hủy hợp tác cho phép Bắc Kinh công khai thông tin về chuyến thăm của Pelosi, đồng thời đề xuất thời điểm nối lại đàm phán trong những tháng tới. 

Phản ứng của Trung Quốc cho thấy những cân nhắc chính trị trong nước của Chủ tịch Tập Cận Bình, cũng như mong muốn củng cố hình ảnh của ông như một người bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc. Đây là nỗ lực cần thiết trong thời gian chuẩn bị diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX vào mùa Thu năm nay.

Tuy nhiên, Nhà Trắng đã chỉ trích gay gắt việc Trung Quốc đình chỉ các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu. Người phát ngôn John Kirby nói: "Họ nghĩ rằng họ đang trừng phạt chúng tôi bằng cách đóng cửa kênh đối thoại này - thực ra họ đang trừng phạt cả thế giới, vì cuộc khủng hoảng khí hậu không có ranh giới về địa lý".

Các nhà quan sát về vấn đề hợp tác khí hậu Mỹ-Trung bày tỏ hy vọng rằng việc chấm dứt các cuộc đàm phán sẽ chỉ là tạm thời và hai bên sẽ có thể trở lại cam kết về giảm phát thải carbon trong tương lai gần.

Các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa coi hành động trả đũa của Bắc Kinh đối với chuyến thăm của Pelosi là bằng chứng cho thấy Trung Quốc không thể được coi là đối tác đáng tin cậy, ngay cả trong các vấn đề mà hai bên có cùng mối quan tâm.

Trong khi đó, Nhà Trắng đang chuẩn bị cho khả năng Trung Quốc tiếp tục trả đũa đối với chuyến đi Đài Loan của Pelosi trong những ngày tới. Người phát ngôn John Kirby cho biết: "Rất khó để biết chính xác phía Trung Quốc đang có ý đồ gì... chúng tôi muốn căng thẳng ngay lập tức giảm xuống".

Trung Quốc tung đòn trả đũa, Mỹ bị ảnh hưởng thế nào? - Ảnh 3.

Trung Quốc vừa thông báo tiếp tục tập trận quanh Đài Loan, khiến căng thẳng có nguy cơ leo thang.

Mức thấp mới trong quan hệ Mỹ-Trung

Theo phân tích của John Sudworth, cựu phóng viên thường trú của Mỹ tại Bắc Kinh, có nhiều ví dụ rõ ràng cho thấy cục diện chính trị quốc tế đang thay đổi đến mức nào. Tuyên bố của Bắc Kinh đánh dấu một mức thấp mới trong quan hệ chiến lược Mỹ-Trung, vốn có vai trò định hình thời đại ngày nay.

Chỉ vài năm trước, Mỹ và Trung Quốc vẫn duy trì sự đồng thuận giữa một siêu cường xây dựng quan hệ thương mại và đầu tư mạnh mẽ với một siêu cường mới nổi. Những khác biệt về ý thức hệ tưởng chừng sẽ biến mất. Thay vào đó, khi Trung Quốc đã thực sự trở thành công xưởng của thế giới, hội nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thì nước này lại trở nên độc đoán hơn ở trong nước và quyết đoán hơn ở nước ngoài.

Học giả an ninh Christopher Twomey, làm việc tại Trường Cao học Hải quân Mỹ ở California, bày tỏ lo ngại về việc đối thoại song phương bị đình trệ: "Điều đó sẽ làm tăng mật độ các lực lượng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng đang gia tăng, làm tăng nguy cơ leo thang căng thẳng mà không bên nào mong muốn. Việc để mất các kênh này làm suy giảm nghiêm trọng khả năng hạn chế xung đột quân sự, trong khi các cuộc tập trận và chiến dịch vẫn tiếp diễn".

Trong khi đó, chuyên gia Bonnie Glaser, cộng tác viên của Quỹ Marshall, khẳng định triển vọng "đàm phán về các biện pháp giảm nguy cơ hoặc ổn định tình hình đang ở mức rất thấp". Bà kỳ vọng rằng theo thời gian, các cuộc đối thoại cụ thể trong tuần này sẽ được nối lại, nhưng "lúc này, Trung Quốc cần cho thấy sự cứng rắn và quyết đoán của mình".

Ngày 5/8, Lầu Năm Góc cho biết Trung Quốc đã phản ứng thái quá, song Mỹ vẫn để mở các cơ chế đối thoại giải quyết căng thẳng. Người phát ngôn thường trực Lầu Năm Góc Todd Breasseale nói: "Một phần của phản ứng thái quá này đang làm hạn chế khả năng tương tác quốc phòng của họ (Trung Quốc), khi mà bất kỳ quốc gia có trách nhiệm nào cũng nhận ra rằng chúng ta đang cần tương tác nhất".

TTXVN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement