Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Trung Quốc tiếp tục tập trận quanh Đài Loan: 'Mèo vờn chuột'

Phân tích

08/08/2022 12:42

Quân đội Trung Quốc thông báo tiếp tục tập trận trên không và trên biển ở các khu vực quanh Đài Loan trong ngày 8/8.
news

Trên trang mạng xã hội Weibo, Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Đông của Quân giải phóng Nhân dân (PLA) của Trung Quốc cho hay lực lượng này sẽ tiến hành diễn tập các cuộc tấn công chống tàu ngầm và không kích trên biển.

Hôm 4/8, Trung Quốc đã phát động cuộc tập trận bắn đạt thật quy mô lớn "chưa từng có' ở các khu vực xung quanh Đài Loan nhằm đáp trả chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tới hòn đảo tự trị này. 

Cuộc tập trận này được cho là kéo dài cho đến trưa 7/8. Tuy nhiên, hôm 7/8, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cho biết quân đội nước này từ nay sẽ tiến hành những cuộc tập trận "thường lệ" ở khu vực phía Đông đường trung tuyến giữa 2 bờ Eo biển Đài Loan.

Đường trung tuyến nằm ở eo biển hẹp giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục, được ngầm hiểu là đường phân định Eo biển Đài Loan, theo đó máy bay quân sự và tàu chiến từ phía bên này thông thường không được phép vượt sang phía bên kia. 

Theo CCTV, đường trung tuyến không bao giờ được công nhận một cách hợp pháp, và là đường ranh giới "tưởng tượng" do quân đội Mỹ vẽ ra để phục vụ những yêu cầu tác chiến trong thế kỷ trước.

Trung Quốc tiếp tục tập trận quanh Đài Loan: 'Mèo vờn chuột' - Ảnh 1.

Một máy bay của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) bay qua một trong những điểm gần nhất của Trung Quốc đại lục với đảo Đài Loan, ở đảo Pingtan, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc ngày 5/8/2022. Ảnh: REUTERS

"Mèo vờn chuột"

Nhiều tờ báo đã dùng cụm từ "mèo vờn chuột" để miêu tả các động thái quân sự của Trung Quốc và Đài Loan những ngày gần đây khi Đại lục tiến hành các cuộc tập trận quân sự và hòn đảo dân chủ tỏ thái độ không khuất phục.

Theo kế hoạch, các cuộc tập trận quân sự lớn nhất từ trước đến nay của Trung Quốc xung quanh Đài Loan đã kết thúc vào ngày 7/8 sau chuyến thăm hòn đảo tự trị gây tranh cãi hồi tuần trước của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi. 

Bắc Kinh nổi giận trước chuyến đi của bà Pelosi – nhân vật quyền lực thứ ba trong hệ thống cầm quyền Mỹ - và phản ứng bằng cách phá vỡ một loạt cuộc đàm phán và thỏa thuận hợp tác với Washington, đáng chú ý nhất là các tiến trình về biến đổi khí hậu và quốc phòng. Nước này cũng đã triển khai máy bay chiến đấu, tàu chiến và tên lửa đạn đạo xung quanh Đài Loan trong loạt động thái mà giới phân tích mô tả là để diễn tập cho một cuộc phong tỏa và xâm lược hòn đảo này.

Theo "The Washington Post", trong ngày 6/8, một lượng kỷ lục các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã áp sát vùng trời của Đài Loan. Trong khi đó, 14 máy bay vượt qua đường trung tuyến của Eo biển Đài Loan trong ngày 7/8 và 14 tàu chiến hoạt động tại các khu vực gần đó. Tàu chiến hai bên được cho là đã triển khai bám sát nhau dọc theo đường trung tuyến ở Eo biển Đài Loan. Ba năm trước, việc vượt qua lằn ranh không chính thức này được xem là điều rất khó tưởng tượng.

Giáo sư Meng Xiangqing, làm việc tại Đại học Quốc phòng, có mối liên hệ với PLA, phát biểu trên kênh Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) rằng các cuộc tập trận nhằm "phủ nhận hoàn toàn đường trung tuyến" và khẳng định rằng Trung Quốc có khả năng ngăn chặn các hành vi xâm nhập của bên ngoài trong trường hợp nổ ra xung đột bằng cách bao vây và kiểm soát Eo biển Ba Sĩ (Bashi), một tuyến đường biển quan trọng giữa phía Tây Thái Bình Dương và Biển Hoa Nam (Biển Đông).

Trước đó, ngay trong ngày 7/8, Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Đông của quân đội Trung Quốc thông báo nước này đã tiến hành "các cuộc tập trận chung thực tế trên vùng biển và vùng trời xung quanh đảo Đài Loan theo kế hoạch", nói rằng cuộc tập trận tập trung vào việc "kiểm tra hỏa lực tác chiến trên mặt đất và khả năng không kích tầm xa". Bộ Quốc phòng Trung Quốc không trả lời yêu cầu bình luận về kết luận dự kiến của cuộc tập trận kết thúc ngày 7/8 này.

Đài Loan không phải là một phần lãnh thổ của Hoa Kỳ mà là của Trung Quốc

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm Chủ nhật cho biết Đài Loan không phải là một phần của Hoa Kỳ mà là lãnh thổ Trung Quốc, trong hành động ngoại giao mới nhất chống lại chính sách của Hoa Kỳ kể từ chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi.

Hoa Kỳ đã "ngụy biện" về vấn đề Đài Loan, và các hành động của Trung Quốc đối với Đài Loan là chính đáng, phù hợp và hợp pháp, cũng như nhằm mục đích bảo vệ chủ quyền thiêng liêng và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, ông Vương Nghị nói trong chuyến thăm đến Bangladesh.

Bộ Quốc phòng Đài Loan cũng xác nhận Trung Quốc đã điều "máy bay, tàu và máy bay không người lái" xung quanh Eo biển Đài Loan, "mô phỏng các cuộc tấn công vào đảo chính của Đài Loan và vào các tàu trong vùng biển này", đồng thời điều máy bay không người lái đến các hòn đảo xa xôi của Đài Loan. 

Cụ thể, đã có sự xuất hiện của các máy bay không người lái và vật thể bay không xác định tại Kim Môn (Kinmen) và Mã Tổ (Matsu), hai quần đảo của Đài Loan nằm gần bờ biển tỉnh Phúc Kiến (Fujian) (Trung Quốc).

Đáp lại, Đài Loan cho biết họ đã huy động một "hệ thống giám sát và trinh sát tình báo hiệp đồng tác chiến để theo dõi chặt chẽ tình hình" và điều động máy bay cùng tàu chiến trong trạng thái sẵn sàng.

Ngày 7/8, Bộ Ngoại giao Đài Loan kêu gọi Bắc Kinh "ngay lập tức ngừng gia tăng căng thẳng cũng như các hành động khiêu khích nhằm đe dọa người dân Đài Loan". Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo cuộc tập trận cho thấy lực lượng quân đội Trung Quốc ngày càng "manh động" có khả năng thực hiện một cuộc phong tỏa khốc liệt đối với hòn đảo tự trị cũng như cản trở lực lượng Mỹ đến viện trợ. 

Cựu sỹ quan hải quân Mỹ Grant Newsham, hiện là nhà nghiên cứu làm việc tại Diễn đàn Nghiên cứu Chiến lược Nhật Bản, nhận định: "Trong một số lĩnh vực, PLA thậm chí có thể vượt qua năng lực của Mỹ… Nếu trận chiến chỉ giới hạn trong khu vực ngay xung quanh Đài Loan, hải quân Trung Quốc hiện nay có thể xem là một đối thủ nguy hiểm - và nếu người Mỹ và Nhật Bản không can thiệp vì một lý do nào đó, mọi thứ sẽ khó khăn cho Đài Loan".

Điểm nóng cảnh báo toàn cầu

Quy mô và cường độ của các cuộc tập trận của Trung Quốc - cũng như việc Bắc Kinh rút khỏi các cuộc đàm phán quan trọng về khí hậu và quốc phòng - đã khiến Mỹ và các nền dân chủ khác đặc biệt phẫn nộ.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, trong cuộc gặp với người đồng cấp Philippines Enrique Manalongày 7/8 cho biết Washington "quyết tâm hành động có trách nhiệm" để tránh một cuộc khủng hoảng toàn cầu lớn. Theo nhà ngoại giao Mỹ, Trung Quốc không nên biến các cuộc đàm phán về những vấn đề toàn cầu quan tâm như biến đổi khí hậu làm "con tin", vì nước này "không trừng phạt Mỹ mà trừng phạt thế giới".

Liên hợp quốc (LHQ) cũng thúc giục hai siêu cường tiếp tục hợp tác với nhau. Người phát ngôn Tổng thư ký LHQ Stephane Dujarric nhấn mạnh: "Tổng thư ký LHQ cho rằng không có cách nào để giải quyết những vấn đề cấp bách nhất của thế giới mà không thể không có một cuộc đối thoại và hợp tác hiệu quả giữa hai nước (Mỹ và Trung Quốc".

Các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc đã khiến các tàu thuyền phải cân nhắc kỹ về việc tiến vào một trong những cảng quan trọng nhất của Đài Loan, tạo ra nguy cơ chậm trễ cho các chuyến hàng đồ điện tử. Các chủ tàu, lo lắng về khả năng xảy ra các cuộc tấn công bằng tên lửa, đang chọn cho tàu chạy không tải và đốt thêm nhiên liệu cho đến khi cuộc tập trận kết thúc.

Eo biển Đài Loan là tuyến đường quan trọng trong chuỗi cung ứng, với gần một nửa số tàu container toàn cầu đi qua tuyến đường thủy này trong năm nay. Các tàu thuyền đã phải điều hướng đi quanh các khu vực diễn tập. Chính quyền Đài Bắc cảnh báo 18 hành lang bay quốc tế và 7 hải cảng bị ảnh hưởng. Các tàu chở container phải chuyển hướng sang phía Đông Đài Loan, và theo một số chuyên gia được "Bloomberg" phỏng vấn, họ sẽ kéo dài lịch trình thêm 3 ngày.

Trung Quốc tiếp tục tập trận quanh Đài Loan: 'Mèo vờn chuột' - Ảnh 3.

Một tàu của Cảnh sát biển Trung Quốc đi trong vùng biển ngoài khơi 68 hải lý, một trong những điểm gần nhất của Trung Quốc đại lục với đảo Đài Loan, ở đảo Pingtan, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc ngày 5/8/2022. Ảnh: REUTERS

Tiêu Chí Hiền (Teo Chee Hean), Bộ trưởng điều phối an ninh quốc gia Singapore, bình luận trên Facebook: "Đây là một vấn đề có thể dẫn đến xung đột và chiến tranh gây thiệt hại cho tất cả các bên liên quan, đặc biệt là người dân Đài Loan… Những căng thẳng này cũng có tác động tiêu cực đến các quốc gia Đông Nam Á. Chúng tôi hy vọng rằng sự khôn ngoan sẽ là yếu tố dẫn đường".

Ngày 7/8, Đài truyền hình NHK của Nhật Bản cho rằng Trung Quốc có khả năng duy trì áp lực đối với Đài Loan kể cả sau khi kết thúc đợt tập trận, trong bối cảnh Bắc Kinh luôn đe dọa dùng vũ lực thống nhất Đài Loan. 

Theo nhà nghiên cứu Jean-Vincent Brisset, làm việc tại Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp (IRIS), nguy cơ xung đột vũ trang này, nếu xảy ra, sẽ tác động đến nền kinh tế toàn cầu, kéo theo những hệ quả tồi tệ hơn cả tác động của cuộc chiến tại Ukraine. 

Trả lời RFI ngày 7/8, ông Brisset giải thích: "Vấn đề ở chỗ liệu số vũ khí mà Đài Loan muốn mua có thể chặn được cuộc đổ bộ lên bờ Tây hòn đảo hay không, ở những vị trí hiếm hoi có thể đổ bộ và ngăn Trung Quốc chiếm một hải cảng trong trường hợp xảy ra. 

Ngoài ra, chiếm một hòn đảo khó tiếp cận là vấn đề vô cùng phức tạp và còn phức tạp hơn trong trường hợp của Đài Loan, được Mỹ ủng hộ và chắc hẳn một phần cộng đồng quốc tế cũng có ý tưởng đó. Tuy vậy, việc Trung Quốc chiếm hòn đảo có thể sẽ xoá sổ chuỗi sản xuất một số mặt hàng quan trọng, bao gồm cả chất bán dẫn, và như vậy sẽ giáng một đòn khủng khiếp vào nền kinh tế quốc tế, còn kinh khủng hơn những gì đang diễn ra ở Ukraine".

Bộ Giao thông vận tải Đài Loan cho biết 6 trong số 7 "khu vực nguy hiểm tạm thời" mà Trung Quốc cảnh báo các hãng hàng không sẽ hết hiệu lực kể từ trưa 7/8, báo hiệu các cuộc tập trận tại Eo biển được rút ngắn. Bộ này cho biết khu vực còn lại, vùng biển phía Đông Đài Loan, sẽ được duy trì đến 10h sáng giờ địa phương (3h GMT) ngày 8/8/2022, theo đó "các chuyến bay và hoạt động tàu bè có thể khôi phục như thông thường".

Không rõ liệu các cuộc tập trận quanh eo biển có kết thúc theo kế hoạch trong ngày 7/8 hay không, song Bắc Kinh tiếp tục thông báo các cuộc tập trận mới ở Hoàng Hải - nằm giữa Trung Quốc và Bán đảo Triều Tiên - sẽ diễn ra cho đến ngày 15/8. Tờ "The Washington Post" cho biết Trung Quốc chưa công bố cụ thể mục đích việc mở rộng các cuộc tập trận này.

TTXVN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement