Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Lệnh ATC là gì? Những điều cần biết về ATC

Kiến thức kinh tế

16/05/2022 18:20

Lệnh ATC là gì? Đặc điểm, cách sử dụng lệnh ATC trong chứng khoán.

1. Lệnh ATC là gì?

Lệnh ATC (lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa) là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa. Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn (LO) trong khi so khớp lệnh.

Lệnh ATC được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng cửa (14h30-14h45). Lệnh ATC sẽ tự động bị hủy bỏ sau thời điểm xác định giá đóng cửa đối với lệnh không được thực hiện hoặc phần lệnh còn lại chưa được thực hiện. Lệnh ATC giống như lệnh ATO nhưng được áp dụng ở đợt đóng cửa phiên giao dịch.

Ví dụ: Lệnh của cổ phiếu X có giá tham chiếu là 20.000 VNĐ. Thứ tự lệnh được nhập vào hệ thống như sau:

Khối lượng muaGiá muaGiá bánKhối lượng bán
1.30020.000 (3)ATC1.500 (2)
  15.0001.000 (1)

* Lưu ý: 1,2,3, là thứ tự lệnh được đặt vào hệ thống

Thuật ngữ ATC là gì? Những điều cần biết về ATC - Ảnh 2.

Thông qua ví dụ trên có thể thấy, mặc dù lệnh ATC được đặt sau lệnh (1) bán 1.000 cổ phiếu X với giá 15.000 VNĐ nhưng vẫn được ưu tiên khớp lệnh mua 1.300 đơn vị với mức giá 20.000 VNĐ. Mặc khác, lượng dư bán 200 đơn vị của lệnh này sẽ tự động bị huỷ bỏ.

Nếu lệnh này chỉ bán với khối lượng 300 đơn vị thì bên mua sau khi khớp vẫn còn thừa 1.000 đơn vị, lúc này lệnh (1) mới được khớp. Do lệnh (1) vào hệ thống trước nên sẽ được ưu tiên giá tốt và 1.000 đơn vị sẽ được khớp với giá là 20.000 VNĐ.

2. Đặc điểm nổi bật của lệnh ATC

Dưới đây là một số đặc điểm của lệnh ATC.

+ Là lệnh để tranh mua hoặc tranh bán trong thời điểm cuối phiên giao dịch, nếu bạn nhận định thời điểm cuối phiên giao dịch giá có thể thấp thì có thể đưa lệnh ATC vào để tranh mua; hoặc bạn thấy giá có thể cao thì có thể sử dụng lệnh ATC để tranh bán.

+ Là lệnh được ưu tiên trước lệnh giới hạn (tức lệnh LO – Limit Oder) trong khi so khớp lệnh.

+ Lệnh ATC được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng cửa (từ 10h15-10h30).

+ Lệnh ATC sẽ tự động bị hủy bỏ sau thời điểm xác định giá đóng cửa đối với lệnh không được thực hiện hoặc phần lệnh còn lại chưa được thực hiện.

+ Lệnh ATC cũng giống như lệnh ATO nhưng được áp dụng ở thời điểm giá đóng cửa (còn lệnh ATO – At The Open được áp dụng ở thời điểm giá mở cửa).

+ Khi đặt lệnh ATC thì không cần ghi mức giá cụ thể, mà chỉ cần nhập ATC.

3. Ưu điểm và nhược điểm của lệnh ATC

* Ưu điểm

Nhà đầu tư có thể dễ dàng nắm bắt được mức giá đóng cửa do lệnh ATC được ưu tiên khớp lệnh tại thời điểm cuối mỗi phiên giao dịch.

Thông qua lệnh ATC nhà đầu tư có thể sử dụng như một công cụ để tranh bán hoặc mua tại thời điểm cuối giao dịch. Nguyên nhân là vì tại cuối mỗi phiên giao dịch, lệnh này có thể dành được cơ hội khi bán hoặc mua chứng khoán với mức giá tốt hơn so với trong phiên giao dịch. Nếu tại thời điểm cuối đợt mà giá khớp thấp nhà đầu tư có thể đặt lệnh ATC để cạnh tranh mua. 

Ngược lại, khi giá khớp cao thì nhà đầu tư nên cân nhắc đưa lệnh này vào để tranh bán. Theo lệnh đóng giúp các nhà đầu tư hạn chế được mua hay bán trong các phiên khớp lệnh đóng cửa.

* Nhược điểm

Nhà đầu tư không được phép hủy hay sửa lệnh ATC.

Vì ATC không tham gia vào quá trình xác định giá khớp lệnh nên nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn khi kiểm soát giá khớp lệnh. Cần cân nhắc vì khi sử dụng lệnh này vì có thể giá mua sẽ quá cao hay giá bán quá thấp.

Nhà đầu tư phải là người có kinh nghiệm và tính toán sát xao để tránh những rủi ro về việc mua cao bán thấp trên thị trường.

4. Cách sử dụng lệnh ATC

Lệnh ATC là loại lệnh được áp dụng rất phổ biến trên thị trường chứng khoán, nhất là từ khi tiến hành khớp lệnh liên tục. Với lệnh ATC, nhà đầu tư chỉ được sử dụng duy nhất một lần trong đợt khớp lệnh cuối cùng của phiên giao dịch. 

Nếu lệnh ATC thực hiện chưa xong hoặc không được thực hiện thì sẽ bị hủy tự động sau khi đóng cửa. Chính đặc điểm này giúp lệnh ATC trở thành công cụ hữu ích cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, đây cũng là yếu tố dẫn đến những rủi ro mà nhà đầu tư gặp phải như bán giá thấp, mua giá cao. Cho nên những nhà đầu tư chứng khoán khi đặt lệnh ATC cần thận trọng và tính toán một cách kỹ càng nhất.

Thuật ngữ ATC là gì? Những điều cần biết về ATC - Ảnh 3.

Những điểm cần lưu ý khi sử dụng lệnh ATC

+ Trên sàn UPCOM, lệnh ATC chỉ có thể sử dụng chứ không thể áp dụng cho khớp lệnh liên tục

Ký hiệu của lệnh ATC trên sàn giao dịch là U

Trước khi đặt lệnh ATC bạn nên xác định khối lượng cổ phiếu muốn mua bằng cách lấy tổng số tiền có trong tài khoản chia cho giá trần của phiên đó, để đảm bảo tiền trong tài khoản vẫn đủ để thanh toán khi được khớp.

Phiên ATC trong giao dịch chứng khoán không thể hủy lệnh hoặc bổ sung, sửa đổi

Trong phiên ATC nếu bạn đặt lệnh giới hạn (LO) mà giá đặt mua bằng hoặc cao hơn chốt phiên và ngược lại thì lệnh này sẽ khớp

+ Trên bảng giá nếu chỉ có ATC thì giá khớp lệnh sẽ không thể xác định được

Bạn nên dùng ATC để tranh mua hoặc bán trong các phiên khớp lệnh đóng và mở cửa. Nhà đầu tư nên đưa ATC vào áp dụng nếu giá khớp ở mức thấp nhất và ngược lại tranh bán nếu giá ở mức cao nhất. 

Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng ATC tạm thời bởi lệnh này chỉ áp dụng trong khớp lệnh định kỳ. Nhà đầu tư sẽ được ưu tiên giao dịch trước, tuy nhiên việc bán giá thấp nhưng mua về giá cao chắc chắn là một thiệt thòi đối với các nhà đầu tư chứng khoán.

Lệnh ATC là lệnh hỗ trợ nhà đầu tư tranh thủ giao dịch vào cuối giờ để có thể "vớt vát" thu lợi nhuận, tuy nhiên bạn không nên quá lạm dụng lệnh này nếu như không có sự am hiểu và nắm chắc thị trường. Bởi muốn đưa ra lệnh ATC tốt nhất bạn phải là những nhà đầu tư lâu năm, có chuyên môn.

(Nguồn: Tổng hợp)

TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement