Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tại sao Mỹ gửi hệ thống HIMARS cho Ukraina vào thời điểm này?

Kinh tế thế giới

03/06/2022 00:39

Việc Mỹ gửi hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao cho Ukraina đã vấp phải sự chỉ trích từ Điện Kremlin với cáo buộc Washington đang đổ thêm “dầu vào lửa” của xung đột.
news

Các quan chức Nhà Trắng đã xác nhận rằng Hoa Kỳ sẽ gửi hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao M142, còn được gọi là "HIMARS" cho Ukraina nhằm chống lại quân đội Nga. Hệ thống tên lửa tầm trung từ lâu đã đứng đầu danh sách yêu cầu vũ khí của Kyiv khi cuộc chiến chống lại lực lượng Nga tập trung ở các khu vực phía Đông của nước này.

Bên cạnh đó, quan chức Mỹ xác nhận các hệ thống này sẽ là một phần của gói hỗ trợ an ninh trị giá 700 triệu USD mới cho Ukraina, bao gồm máy bay trực thăng, hệ thống vũ khí chống tăng Javelin, xe chiến thuật, phụ tùng kỹ thuật và hơn thế nữa.

Trong một bài đăng trên New York Times hôm thứ Ba, Tổng thống Biden cho hay, Mỹ sẽ "cung cấp cho Ukraina các hệ thống tên lửa và đạn dược tiên tiến hơn để giúp họ tấn công chính xác hơn các mục tiêu quan trọng trên chiến trường Ukraina", mặc dù ông đã không nêu tên cụ thể các loại vũ khí cụ thể.

 - Ảnh 1.

Một bệ phóng nhiều tên lửa BM-21 "Grad" của Ukraina bắn vào vị trí của quân đội Nga ở khu vực Donbas.

Ông cho biết, vũ khí này nhằm giúp Ukraina "chiến đấu trên chiến trường và có lợi thế trên bàn đàm phán". Gói quân sự, dự kiến sẽ được chính thức công bố vào thứ Tư, sẽ là gói thứ 11 mà Mỹ cung cấp cho Ukraina kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu vào ngày 24/2.

Tính đến thời điểm này, Mỹ đã cung cấp khoảng 4,5 tỷ USD hỗ trợ quân sự kể từ cuộc chiến diễn ra, bao gồm pháo phản lực được phê duyệt vào tháng 4, loại pháo mạnh nhất được cung cấp trước HIMARS.

Nga cảnh báo Mỹ về viện trợ quân sự cho Ukraina

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết việc cung cấp các hệ thống tên lửa tiên tiến của Mỹ cho Ukraina làm tăng nguy cơ "nước thứ ba" bị lôi vào cuộc xung đột. Thứ trưởng Ngoại giao Sergey Ryabkov, cho rằng việc Mỹ viện trợ quân sự cho Ukraina làm tăng nguy cơ xảy ra đối đầu trực tiếp.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói thêm: "Chúng tôi tin rằng Hoa Kỳ đang đổ thêm dầu vào lửa một cách có chủ đích và cần mẫn".

HIMARS uy lực cỡ nào?

HIMARS là bệ phóng tên lửa hạng nhẹ, công nghệ cao được đặt trên khung gầm bánh lốp, nhẹ hơn, nhanh hơn và cơ động hơn trên chiến trường. Mỗi hệ thống HIMARS có thể mang theo 6 tên lửa dẫn đường bằng GPS, có thể được nạp lại trong khoảng 1 phút chỉ với một kíp vận hành nhỏ.

Các nhà phân tích cho rằng hệ thống này tin cậy hơn đáng kể so với các hệ thống tên lửa khác mà lực lượng Ukraina đang sử dụng.

Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao do Washington cung cấp cho Ukraina có tầm bắn khoảng 80 km, xa hơn gần gấp đôi tầm bắn của các loại pháo M777 do Mỹ cung cấp và được đưa vào chiến trường Ukraina hồi tháng 5. Đặc điểm này giúp nó có thể triển khai ở vị trí ngoài tầm hoạt động của pháo Nga, mặt khác có thể đe dọa các tổ hợp của Nga. Ngoài ra, nó cũng đe dọa các kho hậu cần của Moskva.

Quân đội Mỹ đã triển khai một số hệ thống HIMARS ở châu Âu và các đồng minh NATO gồm Ba Lan và Romania cũng sở hữu các hệ thống này. Hiện vẫn chưa rõ Mỹ sẽ gửi bao nhiêu hệ thống HIMARS tới Ukraina.

Song một số nhà phân tích nhận định HIMARS sẽ là yếu tố "thay đổi cuộc chơi" ở thời điểm lực lượng Ukraina dường như đang gặp khó khăn trước hỏa lực của pháo binh Nga. Song các ý kiến khác cho rằng hệ thống nay sẽ không thể đột ngột lật ngược tình thế trong cuộc chiến đã bước sang tháng thứ tư.

HIMARS: The rocket system the US is sending to Ukraina explained

HIMARS có thể thay đổi cục diện cuộc chiến?

Giới chức Ukraina từ lâu đã kêu gọi Mỹ và phương Tây chuyển giao các hệ thống pháo tầm xa giúp nước này đẩy lùi bước tiến của Nga về phía đông, khu vực cánh đồng trải dài, được coi là khó bảo vệ hơn các khu vực đô thị đông đúc.

Hôm 28/5, khi các lực lượng Nga tiến vào thành phố chiến lược quan trọng Severodonetsk, Cố vấn Tổng thống Ukraina, nhà đàm phán hòa bình Mykhailo Podolyak, một lần nữa đã kêu gọi Mỹ và phương Tây cung cấp vũ khí tầm xa giúp nước này lật ngược tình thế.

Theo giới chuyên gia, HIMARS sẽ mang tới cho lực lượng Ukraina khả năng tấn công xa hơn vào phía sau phòng tuyến của Nga. Họ cũng sẽ có thể phát động các cuộc tấn công từ khoảng cách được bảo vệ tốt hơn. 

Ông Samuel Cranny-Evans, nhà phân tích nghiên cứu tại Viện Các quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh, nhận định: "Nói rộng ra, kho vũ khí pháo binh của Ukraina có tầm bắn xa hơn và nhiều hơn Nga". Trong khi nếu được nâng cấp, các hệ thống mà Nga đang sử dụng, đặc biệt là BM-30 Smerch, có thể cung cấp hỏa lực bền vững và hủy diệt ở khoảng cách lên tới 90 km hoặc 120 km.

"Trước hết, HIMARS sẽ cung cấp cho Ukraina khả năng tiếp cận các hệ thống của Nga nếu chúng hoạt động ngoài tầm bắn của lựu pháo. Ngoài ra, các hệ thống tầm xa hơn có thể được sử dụng để can dự vào hệ thống chỉ huy và kiểm soát của Nga. Điều này vô cùng quan trọng đối với khả năng duy trì cuộc chiến của Nga", ông nhận định.

Chuyên gia Cranny-Evans nói thêm rằng hiệu quả của các hệ thống mới cuối cùng sẽ "phụ thuộc vào khả năng của Ukraina trong việc thực hiện các chức năng do thám và thu thập thông tin tình báo từ Nga, đồng thời phối hợp hệ thống đó với các khí tài pháo binh mới khi chúng đi vào hoạt động".

HIMARS là gì? Hệ thống tên lửa tiên tiến mà Mỹ gửi cho Ukraina - Ảnh 2.

Tại sao Mỹ gửi HIMARS cho Ukraina vào thời điểm này?

Mỹ đã đau đầu cân nhắc liệu có nên cung cấp loại vũ khí có nguy cơ làm leo thang xung đột ngoài biên giới Ukraina hay không. Từ trước đến nay, Washington đã không công khai hậu thuẫn bất kỳ cuộc tấn công tầm ngắn nào của Ukraina vào trong lãnh thổ Nga - bằng tên lửa, máy bay không người lái hoặc máy bay trực thăng.

Anh cam kết cung cấp tên lửa tầm trung cho Ukraina

Anh đã cam kết gửi các hệ thống tên lửa tầm trung tinh vi đến Ukraina, cùng với Mỹ và Đức trang bị cho quốc gia này những vũ khí tiên tiến để chống lại Nga.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết Anh sẽ gửi một số lượng không xác định các bệ phóng M270, có thể bắn tên lửa dẫn đường chính xác lên đến 80 km (50 dặm). Ông nói, quân đội Ukraina sẽ được huấn luyện ở Anh để sử dụng thiết bị.

Mặc dù về mặt lý thuyết, HIMARS có thể tiếp cận Nga nếu bắn từ khu vực gần biên giới. Tuy nhiên, giới chức Mỹ cho biết "người Ukraina đã đưa ra cam kết rằng họ sẽ không sử dụng các hệ thống này tấn công vào lãnh thổ Nga". Song Điện Kremlin thẳng thừng tuyên bố Nga không tin cam kết này của chính quyền Kiev.

Mỹ đã tuyên bố họ sẽ không cung cấp cho Ukraina hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao có tầm bắn 300 km. Thay vào đó, loại tên lửa mà Washington cấp cho Ukraina chỉ có tầm bắn khoảng 80 km. Với tầm bắn trên, HIMARS được coi là hệ thống tên lửa tầm trung. Song Lầu Năm Góc thông báo Mỹ không loại trừ khả năng sẽ cung cấp thêm cho Kiev nhiều hệ thống HIMARS nữa sau khi có phản hồi về việc vận hành.

Nga cho biết quyết định chuyên giao HIMARS cho Ukraina của Mỹ sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra đối đầu trực diện Nga-Mỹ. Điện Kremlin đã chỉ trích gay gắt quyết định của Mỹ, đồng thời cáo buộc Washington đang đổ thêm "dầu vào lửa".

Nga đã nhiều lần cảnh báo phương Tây không cung cấp cho Ukraina các loại vũ khí vì hành động đó sẽ chỉ kéo dài sự các hoạt động thù địch chứ không thay đổi được kết quả, do đó gây thêm thiệt hại cho Ukraina và người dân nước này. Moskva cũng tuyên bố các kho vũ khí từ phương Tây ở Ukraina là "mục tiêu hợp pháp" của các lực lượng Nga.

Nga sắp chiếm được toàn bộ Luhansk

Các lực lượng Nga đang cố gắng tấn công ngôi làng Berestove ở phía Đông Ukraina, nằm trên con đường chính nối thành phố Lysychansk của vùng Luhansk với phần còn lại của Ukraina, một tướng Ukraina cho biết.

Nga sắp chiếm được toàn bộ Luhansk, một trong hai khu vực của Ukraina tạo nên Donbas. Các lực lượng Nga cũng đang cố gắng tấn công thị trấn Sviatohirsk ở vùng Donetsk, theo Reuters, Tướng Oleksiy Gromov nói trong một cuộc họp báo.

(Nguồn: Aljazeera)

TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement