Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cựu lãnh đạo SCB khai Trương Mỹ Lan chiếm đoạt tiền của SCB rồi chuyển ra nước ngoài đầu tư

Nóng trong ngày

12/03/2024 16:50

Tại tòa, Trương Khánh Hoàng khai Trương Mỹ Lan là chủ thực sự của SCB, có thẩm quyền quyết định mọi việc tại đây. Quá trình công tác, anh ta phải chịu sự chỉ đạo của bà Lan, rút tiền từ SCB chuyển vào các tài khoản chỉ định và thậm chí chuyển tiền ra nước ngoài nhiều lần.

Cựu lãnh đạo SCB khai chịu sự chỉ đạo của Trương Mỹ Lan, rút tiền SCB chuyển ra nước ngoài nhiều lần

Dù bị cáo Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát phủ nhận cáo trạng, nhưng Trương Khánh Hồng, cựu lãnh đạo SCB này cho hay bà Lan từng chiếm đoạt tiền của SCB rồi chuyển ra nước ngoài để đầu tư, thậm chí thẻ tín dụng nước ngoài của vợ chồng bà Trương Mỹ Lan cũng do ngân hàng chi trả.

Nội dung được bị cáo Trương Khánh Hoàng, cựu quyền Tổng giám đốc SCB khai tại tòa sáng 12/3. Ông Hoàng thừa nhận hành vi như cáo trạng quy kết, là giúp Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát, chiếm đoạt 182.842 tỷ đồng của SCB.

Cụ thể, bị cáo Hoàng đã tham gia họp tại Hội sở SCB theo triệu tập của Trương Mỹ Lan rồi nhận lệnh phải giải ngân cách khoản vay, giúp người phụ nữ rút tiền của ngân hàng. Đổi lại Trương Khánh Hoàng nhận lương cao, từ 130 – 500 triệu đồng/tháng và tiền thưởng lễ tết lên tới 5 tỷ đồng kèm 10,3 triệu cổ phần (trị giá 103 tỷ đồng).

Cựu lãnh đạo SCB khai Trương Mỹ Lan chiếm đoạt tiền của SCB rồi chuyển ra nước ngoài đầu tư- Ảnh 1.

Bị cáo Trương Khánh Hoàng, cựu quyền Tổng giám đốc SCB. Nguồn: Dân Việt.

Tại tòa, Hoàng khai Trương Mỹ Lan là chủ thực sự của SCB, có thẩm quyền quyết định mọi việc tại đây. Quá trình công tác, anh ta phải chịu sự chỉ đạo của bà Lan, rút tiền từ SCB chuyển vào các tài khoản chỉ định và thậm chí chuyển tiền ra nước ngoài nhiều lần.

Việc chuyển tiền ra nước ngoài cho Trương Mỹ Lan được Hoàng tóm tắt, những người làm việc trong nhóm bà Lan sẽ trao đổi với Hoàng về số tiền cần chuyển; Hoàng trao đổi lại với khối quốc tế của SCB. Nhóm này sau đó làm hồ sơ, để Hoàng ký.

Anh ta cho hay không rõ các chi tiết các lần chuyển tiền ra nước ngoài cũng như số tiền được chuyển nhưng từng có lời khai chi tiết ở giai đoạn điều tra.

Ngoài ra, vợ chồng Trương Mỹ Lan, Chu Lập Cơ khi ở nước ngoài sẽ dùng thẻ tín dụng để chi tiêu. Hoàng cũng là người chịu trách nhiệm dùng tiền của SCB, hoàn trả cho các thẻ tín dụng này.

Trong chiều qua (11/3), đại diện Viện kiểm sát công bố lời khai của Hoàng, thể hiện bị cáo biết bà Lan đầu tư cùng đối tác nước ngoài bằng hình thức đặt cọc với số tiền lớn và khi chuyển cho đối tác nước ngoài có thông qua Cục Phòng chống rửa tiền.

Tiền sau khi chuyển ra nước ngoài sẽ được bà Lan đầu tư dự án, đồng thời bà Lan sẽ hủy phần đặt cọc ở Việt Nam. Nhiều lần như vậy nên số tiền bà Lan chuyển ra nước ngoài là rất lớn, theo Dân Việt.

Về tiền bà Trương Mỹ Lan chuyển ra nước ngoài dùng làm gì, bị cáo Trương Khánh Hoàng không biết, việc này toàn quyền Trương Mỹ Lan quyết định.

Cáo trạng vụ án thể hiện, Trương Mỹ Lan xây dựng mạng lưới các "công ty vỏ bọc" tại các lãnh thổ, quốc gia "thiên đường thuế" để phục vụ đầu tư. Chúng cũng được sử dụng với danh nghĩa "nhà đầu tư nước ngoài" để đứng tên cổ phần hoặc quản lý tài sản của gia đình Trương Mỹ Lan tại nước ngoài.

Về tiền rút ra khỏi SCB, cơ quan tố tụng xác định Trương Mỹ Lan dùng để phục vụ mục đích cá nhân như mua hoặc đầu tư các dự án bất động sản; duy trì hoạt động của các công ty thuộc nhóm Vạn Thịnh Phát; trả nợ cá nhân…

Lập ba trung tâm kinh doanh để phục vụ các khoản vay

Luật sư Phan Trung Hoài cũng xét hỏi bị cáo Trần Thị Mỹ Dung, cựu Phó Tổng giám đốc SCB. Dung khai về bản chất được bổ nhiệm nhờ bà Lan, còn trên mặt hồ sơ đương nhiên là do HĐQT quyết định. Dung cũng cho biết thêm về mặt cổ phần thì không biết Trương Mỹ Lan chiếm khoảng bao nhiêu, chỉ biết bà Lan và con gái chiếm tổng 15%.

Luật sư tiếp tục đặt câu hỏi: "Bị cáo có biết việc Trương Mỹ Lan đưa tài sản của mình vào SCB để tái cơ cấu ngân hàng không?".

Dung trả lời: "Bị cáo có biết, tuy nhiên quá trình tái cơ cấu của SCB có nhiều giai đoạn. Bắt đầu từ 2012, chị Lan có đưa một số tài sản như Times Square, Chợ Vải, Windso vào để tái cơ cấu để làm phương án vay mới, nguồn tiền để trả nợ cho các khoản vay cũ. Còn khoản vay cũ xuất phát từ đâu, ai vay bị cáo không biết".

"Bản chất dòng tiền không ra khỏi ngân hàng mà khoản vay cũ dùng khoản vay mới phải không?", luật sư hỏi. Bị cáo Dung trả lời: "Đúng".

Đối với bị cáo Trương Khánh Hoàng, cựu Quyền Tổng giám đốc Ngân SCB, khi được luật sư Hoài hỏi, vì sao cho rằng Trương Mỹ Lan dù không giữ chức vụ gì nhưng tầm ảnh hưởng của bà Lan trong SCB lớn.

Hoàng trình bày, tại phiên tòa các bị cáo khác cũng đã khai Trương Mỹ Lan giống như người đỡ đầu. Dưới góc nhìn của bị cáo, ngoài là người đỡ đầu, vai trò, vị trí và tầm ảnh hưởng của Trương Mỹ Lan thấy được từ việc tái cơ cấu các khoản nợ của SCB và hoạt động của ngân hàng đa phần thuộc về nhóm của Trương Mỹ Lan.

Ông Phan Trung Hoài tiếp tục hỏi: "Anh có thể giải thích thuật ngữ người đỡ đầu là như thế nào?". Bị cáo Hoàng trả lời: "Đối với suy nghĩ của bị cáo thì Trương Mỹ Lan là người quyết định, điều hành hoạt động của SCB, còn hiểu sâu hơn về tầm ảnh hưởng của Trương Mỹ Lan thì bị cáo không rõ", theo Dân trí.

Nói về việc thành lập thêm ba trung tâm kinh doanh có chức năng cho vay trực thuộc hội sở SCB, Hoàng cho biết, thời điểm đó các chi nhánh phục vụ cho nhóm vay của Trương Mỹ Lan đình chỉ cho vay nên bà Lan nói phải có cách để khắc phục tình trạng này. Khi đó ban lãnh đạo SCB đưa ra phương án lập ba trung tâm kinh doanh để phục vụ các khoản vay của nhóm Trương Mỹ Lan.

AN LY (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement