Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cuộc khủng hoảng từ những cây cọ già

Đại dịch và giá dầu cọ kỷ lục trong năm ngoái do nguồn cung tăng trưởng chậm đã làm trầm trọng thêm cho ngành công nghiệp dầu cọ khổng lồ của Indonesia và Malaysia.

Thiếu hụt nhân công 

Trên khắp Đông Nam Á, những cây cọ dầu trưởng thành, có cây cao bằng tòa nhà 12 tầng, đang trở thành vấn đề đau đầu đối với nông dân địa phương, chính quyền khu vực và người tiêu dùng khắp nơi.

Khi cây cọ dầu đạt đến tuổi thọ sau một phần tư thế kỷ, chúng dần cung cấp ít dầu hơn. Một số cây trở nên quá cao để người dân có thể xử lý, phải dùng cây lưỡi liềm dài để gặt. 

Tại các khu vực trồng cọ của Malaysia và Indonesia, đại dịch xảy ra dẫn đến tình trạng thiếu lao động chân tay trầm trọng cho việc thu hoạch cũng như trồng lại các cây cọ non. 

Chi phí cao và năng suất giảm, nhiều hộ sản xuất nhỏ cho rằng họ không thể trồng lại và không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục thu hoạch những gì còn sót lại của các cây cọ già. 

Cuộc khủng hoảng từ những cây cọ già  - Ảnh 1.

Các phần của cây cọ non và trưởng thành tại đồn điền PT Gunung Sejahtera Ibu Pertiwi (GSIP) ở miền Trung Kalimantan. Ảnh: Bloomberg

Việc thiếu những người thu hoạch quả cọ dầu có kỹ năng tại các đồn điền cọ dầu dẫn đến những buồng quả chín thối ở trên cây, khiến các nông dân không thể tận dụng đà tăng giá kỷ lục của dầu cọ.

Điều này có nghĩa là họ sẽ bỏ lỡ cơ hội lớn vì các tháng cao điểm thu hoạch quả cọ dầu thường kéo dài từ tháng 8 đến tháng 10.

Kết quả là việc đổi mới đồn điền bị trì hoãn đáng kể. Điều này sẽ làm giảm thu hoạch trong những năm tới, hạn chế xuất khẩu từ hai quốc gia chiếm 85% sản lượng toàn cầu, do đó có thể làm giảm lợi nhuận của người trồng trọt đồng thời đẩy giá toàn cầu tăng cao.

Oil World, một nhà nghiên cứu thị trường đã cảnh báo vào tháng trước về hậu quả của sự "suy giảm đáng báo động" về năng suất trung bình do tái canh chậm. Sản lượng hàng năm có thể giảm xuống còn 1,8 triệu tấn hoặc ít hơn trong 10 năm tới. 

Cọ già hết năng suất

Ivy Ng, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu đồn điền tại CIMB Investment Bank Bhd ở Kuala Lumpur cho biết: "Tất cả các chi phí đều đang tăng lên nhưng năng suất lại giảm vì nguồn cung tăng trưởng chậm, tình trạng khan hiếm nhân công đang trở nên tồi tệ hơn qua từng tháng". 

Cuộc khủng hoảng từ những cây cọ già  - Ảnh 2.

Cây cọ dầu đang trưởng thành tại một đồn điền.

Giá cao hơn cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu của người tiêu dùng giảm xuống, các hộ gia đình có thể hướng tới các lựa chọn thay thế đắt tiền hơn như dầu nành và dầu hạt cải. 

Việc này có thể cộng thêm vào một hóa đơn hỗ trợ tài chính trị giá hàng tỷ USD của chính phủ hai nước. Các hộ nông dân nhỏ trong ngành công nghiệp khổng lồ này chiếm khoảng 2/5 diện tích trồng trọt ở Malaysia và Indonesia. 

Nhóm những hộ nông dân trồng cọ hàng đầu của của Malaysia đang tìm cách giảm thuế và trợ cấp của ngân sách quốc gia trong tháng này để đẩy nhanh việc tái trồng trọt. 

Không một loại dầu nào đáng giá như dầu cọ. Một mẫu Anh (0,4ha) cọ cho sản lượng dầu bằng tới tám mẫu đậu nành. Trong số các loại cây trồng chủ chốt, chỉ có mía đường là sánh ngang với dầu cọ về khả năng cung cấp calorie trong thực phẩm tính theo hecta. Đất trồng cọ chiếm 1/8 diện tích đất liền Malaysia, và còn nhiều hơn thế tại Indonesia.

Hiệp hội dầu cọ Malaysia ước tính, hiện có 664.000 ha (1,6 triệu mẫu Anh) các cây cọ từ 25 tuổi trở lên, tương đương khoảng 12% diện tích trồng của cả nước.

Theo Giám đốc điều hành Joseph Tek, hơn 1/3 diện tích trồng trọt có thể được phân loại là cũ vào năm 2027. Chi phí trung bình để thay thế chúng là khoảng 20.000 ringgit (4.265 USD) mỗi ha, tương đương gần 3 tỷ USD.

Trong khi đó, những nông dân nhỏ hơn ở Indonesia có thể nhận được 30 triệu rupiah (1.937 USD) mỗi ha để trồng lại, nhưng chi phí thực tế có thể lên tới 70 triệu rupiah. 

Dựa trên mức hỗ trợ hiện tại, Jakarta có thể cần cung cấp ít nhất 5 tỷ USD để hỗ trợ chi phí trồng lại.

Cuộc khủng hoảng từ những cây cọ già  - Ảnh 4.

Một công nhân sử dụng liềm để thu hoạch quả dầu cọ tại đồn điền do Genting Plantations Bhd điều hành vào năm 2019. Ảnh: Bloomberg

Trong số những người rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan có Jamari, người nông dân đã chuyển từ trồng lúa sang dầu cọ cách đây hai thập kỷ. Hiện tại, một số cây trong đồn điền của ông đã cao tới 19 và 18 mét và cho năng suất thu hoạch ngày càng giảm sút.

Ông nói: "Ngày càng có ít cây cọ cho trái, từng có 132-143 cây cho trái trên một ha, giờ đây chỉ còn 20 cây. Lúc vào mùa thu hoạch chỉ đạt 400 kg/chùm trái tươi mỗi tháng". 

Phải mất tám năm cây cọ mới cho sản lượng dầu cao nhất. Đợt hạn hán dài ngày tại Indonesia và lũ lụt ở Malaysia năm ngoái khiến nguồn cung càng bị thu hẹp.

Câu hỏi về cơ cấu 

Áp lực môi trường đối với một ngành công nghiệp thường xuyên mở rộng đã gây thiệt hại cho các cánh rừng nguyên sinh khi nạn phá rừng diễn ra tràn lan.

Ước tính, mỗi năm trung bình Malaysia phá khoảng 2% rừng ở vùng ven biển Sarawak để lấy đất trồng cọ lấy dầu. Hơn 500.000ha rừng tự nhiên ở Malaysia bị phá để trồng cọ đã thải ra 20 triệu tấn CO2 mỗi năm.

Hiện các công ty dầu cọ của Malaysia và Indonesia đang bị các bạn hàng lớn phương Tây gây sức ép buộc phải ngừng việc mở rộng trồng cọ thông qua phá rừng tự nhiên. Tuy nhiên, Ấn Độ và Trung Quốc vẫn là các bạn hàng hàng đầu của Malaysia nên phá rừng để trồng cọ vẫn diễn ra tại nước này.

Sau đó là thực tế của công việc đồn điền. Hướng dương hay cây cải dầu là loại cây trồng theo ngang trên ruộng bằng phẳng, thích hợp cho máy kéo. Ngược lại, trong ngành công nghiệp dầu cọ, các nhóm công nhân phải cắt những chùm quả được bó chặt giữa những lá có gai, mỗi chùm nặng từ 16-35 kg. 

Ngay cả việc dọn sạch đất trồng cũng tỉ mỉ hơn so với các phương pháp chặt và đốt đã được sử dụng từ lâu, cần phải cắt và xẻ để tránh thu hút sâu bệnh. Tất cả đều là những việc làm gia tăng chi phí trong khi sản lượng thu hoạch ngày càng giảm. 

Bộ Nông nghiệp Indonesia đặt mục tiêu trồng mới 540.000 ha trong ba năm vào năm 2019, nhưng chỉ có khoảng 216.000 ha được trồng lại tính đến tháng 8. Ảnh: Bloomberg

Được thành lập vào năm 1906, United Plantations là một trong 10 nhà sản xuất hàng đầu ở Malaysia với sản lượng cao nhất trong số các công ty cùng ngành. 

Bek-Nielsen, giám đốc điều hành cho biết công ty trồng lại khoảng 5% số cây mỗi năm để duy trì việc tái canh. Ông cho biết những dự đoán về việc thu hẹp sản lượng cọ dầu cùng chi phí lao động tăng cao ít nhất 25 - 30% đều có thể đẩy ngành công nghiệp này vào khủng hoảng.

Các nhà sản xuất lớn đang hành động. Tại đơn vị của Astra Agro Lestari Tbk ở Trung Kalimantan, Indonesia, công ty đang nghiên cứu những hạt giống có thể cho thu hoạch ở độ tuổi 25 tháng sau khi trồng, sớm hơn nhiều so với giống trung bình phải mất ba tháng đến 4 năm để thu hoạch. Họ cũng đang nghiên cứu các giống có thể giữ thân cây cao từ 10 -15 mét ngay cả khi cây già đi.

Bek-Nielsen cho biết: "Mối nguy hiểm thực sự là khi giá dầu thực vật giảm xuống. Trong tình huống như vậy, chúng ta sẽ thấy rằng những công ty có năng suất thấp nhất và có lịch sử lâu đời nhất sẽ là những công ty sẽ bị biến mất đầu tiên".

(Nguồn: Bloomberg)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement