Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ngành sản xuất dầu cọ ở châu Á đang đối mặt với tình trạng thiếu cây giống

Kinh tế thế giới

19/09/2022 11:50

Các trang trại trồng dầu cọ ở châu Á đang cố gắng để tăng diện tích loại cây trồng này nhằm hạ nhiệt giá dầu và việc này đã kéo theo tình trạng thiếu cây giống trầm trọng.

Các quan chức trong ngành cho biết, tình trạng thiếu cây giống có thể làm chậm việc gieo trồng dẫn đến việc hạn chế sản lượng và giữ cho giá dầu cọ ở mức cao. Châu Á sản xuất hơn 90% dầu loại dầu rẻ nhất thế giới được sử dụng trong nấu ăn, làm bánh và mỹ phẩm.

Ngành sản xuất dầu cọ ở châu Á đang đối mặt với tình trạng thiếu cây giống - Ảnh 1.

Một chiếc máy kéo thu gom trái cây dầu cọ tại một đồn điền ở Pulau Carey, Malaysia vào ngày 31/1/2020. Ảnh: Lim Huey Teng/Reuters

Việc xuất dầu cọ bị đình trệ trong những năm gần đây, một phần do thiếu lao động trong đại dịch COVID-19 và các nông dân đang tìm cách trồng lại hoặc mở rộng đồn điền trong bối cảnh giá cả của mặt hàng này đang tăng cao.

Tuy nhiên nguồn cung đối với các loại cây giống đã giảm xuống do các vườn ươm thu nhỏ sản lượng trong thời gian xảy ra đại dịch do nhu cầu khi đó yếu hơn.

Trong khi đó các nông trang chuyên trồng loại cây này ở Indonesia và Malaysia, chiếm hơn 80% sản lượng dầu cọ toàn cầu, đang tập trung vào việc thay thế những cây cọ dầu già cỗi, khó thu hoạch và năng suất kém hơn, trong khi Ấn Độ và Thái Lan đang cố gắng mở rộng diện tích, các quan chức trong ngành cho biết.

Tan Kim Tun, một nhà điều hành vườn ươm Malaysia có trụ sở tại bang Johor, cho biết: "Một số cơ sở lớn của Malaysia (đã quyết định) muốn trồng lại, gây ra tình trạng khan hiếm cây giống trên thị trường".

Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, tăng trưởng sản lượng dầu cọ hàng năm trên toàn cầu đã chậm lại 0,5% từ năm 2018 đến năm 2022 từ tốc độ 4,8% trong 4 năm trước đó.

Ngành sản xuất dầu cọ ở châu Á đang đối mặt với tình trạng thiếu cây giống - Ảnh 2.

Người nông dân vác quả cọ đã thu hoạch lên xe tải vận chuyển trước khi chế biến thành dầu cọ thô (CPO) tại một đồn điền cọ ở Pekanbaru, Indonesia vào ngày 23/4/2022. Ảnh: AFP

Trong bối cảnh đó, giá dầu cọ đạt mức cao kỷ lục 7.268 ringgit (1.606,19 USD)/tấn trong năm nay và duy trì trên mức trung bình trong giai đoạn 2010-2020 mặc dù đã có một đợt điều chỉnh giảm trong thời gian gần đây.

Các cây con phải mất bốn năm để phát triển trước khi thu hoạch, có nghĩa là sản lượng sẽ tiếp thấp và giá cao sẽ kéo dài trong một thời gian nữa, một đại lý có trụ sở tại New Delhi cho biết. "Khi cây nhiều cây cho thu hoạch bị đốn hạ, tăng trưởng sản lượng sẽ không đáng kể trong một vài năm. Việc tái canh sẽ tiếp tục khiến giá dầu cọ tiếp tục ở mức cao trong vài năm tới", công ty này cho biết thêm.

Các vườn ươm cọ dầu sẽ phải vật lộn để tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ nhưng sẽ phải mất hơn một năm để tạo ra một cây con.

Ahmad Parveez Ghulam Kadir, Giám đốc một công ty sản xuất con giống MPOB (Malaysia) cho biết: "Chúng tôi có thể tăng công suất nhưng sẽ mất thời gian ... ít nhất phải mất một năm trước khi bạn có thể có cây mầm. Tình trạng thiếu hụt không thể được giải quyết nhanh chóng". Các quan chức trong ngành ước tính Malaysia có khả năng sản xuất 80 triệu cây mầm mỗi năm và Indonesia tạo ra khoảng 200 triệu cây.

Tuy nhiên, Indonesia hiện chỉ có thể sản xuất một nửa số lượng đó, khoảng 110 triệu cây mỗi năm, Hasril Hasan Siregar, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và cải thiện năng suất thuộc Hiệp hội Dầu cọ Indonesia (GAPKI) cho biết.

Ngành sản xuất dầu cọ ở châu Á đang đối mặt với tình trạng thiếu cây giống - Ảnh 3.

Một người cầm chai dầu cọ tại siêu thị ở Subang Jaya, Malaysia, ngày 8/3/2022. Ảnh: Hasnoor Hussain/Reuters

Indonesia sử dụng khoảng 95% cây giống mà họ sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong nước và chỉ xuất khẩu khoảng 5%, Siregar cho biết và điều này khiến các nhà nhập khẩu như Ấn Độ và Myanmar phải phụ thuộc vào Malaysia và Thái Lan.

Nhu cầu đối với hạt giống của Malaysia đã tăng 30% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 8/2022 so với một năm trước, lên gần 38 triệu hạt, theo dữ liệu do MPOB tổng hợp. Đối với cây mầm của Indonesia, nhu cầu tăng gần 24% so với cùng kỳ nắm trước.

Tan cho biết, nhu cầu đối với hạt giống của Malaysia quá cao, đến nỗi một số vườn ươm phải từ chối đơn đặt hàng.

Tất cả những điều này đang gây ra nhiều khó khăn cho Ấn Độ, quốc gia đang có mục tiêu mở rộng nhanh chóng diện tích cọ dầu của mình.

"Thế giới ngày càng cần nhiều dầu cọ hơn. Đối với nhiều người tiêu dùng nghèo, đó là lựa chọn duy nhất", một đại lý có trụ sở tại Mumbai cho biết. Các đại lý từ chối nêu tên vì chính sách của công ty.

Ấn Độ cần 20 triệu cây giống vào năm 2022 nhưng chỉ 75% nhu cầu đó được đáp ứng và chúng được nhập khẩu từ Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Costa Rica, đại diện của TS Oilfed, nhà nhập khẩu cây giống cọ dầu lớn nhất của Ấn Độ, cho biết.

(Nguồn: Reuters)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement