Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Luật chống phá rừng của EU sẽ không ảnh hưởng đến xuất khẩu dầu cọ

Các công ty dầu cọ lớn tại Indonesia và Malaysia sẽ không bị ảnh hưởng bởi luật mới của Liên minh châu Âu (EU) cấm hàng hóa liên quan đến nạn phá rừng, hai trong số các nhà sản xuất mặt hàng lớn nhất của Malaysia cho biết hôm nay (12/6).

Ngày 19/4, Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua luật mới cấm nhập khẩu các hàng hóa bị cho là liên quan hoạt động phá rừng nhằm thúc đẩy nỗ lực toàn cầu chống biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học.

Trong bài viết "Parliament adopts new law to fight global deforestation" (tạm dịch: Nghị viện thông qua luật mới để chống nạn phá rừng toàn cầu) trên trang tin của EP (europarl.europa.eu) cho hay các sản phẩm chịu sự điều chỉnh của luật mới là: Thịt gia súc, ca cao, cà phê, dầu cọ, đậu nành, gỗ (kể cả các sản phẩm có chứa, được nuôi bằng hoặc đã được tạo ra từ những sản phẩm nói trên chẳng hạn như da, sô cô la, đồ nội thất), giấy in, cao su, than củi từ các nước trên thế giới.

Các sản phẩm thuộc nhóm hàng hóa nêu trên nếu liên quan tới hành động phá rừng đều sẽ bị cấm nhập khẩu vào EU.

EP cho biết để chống biến đổi khí hậu và bảo vệ đa dạng sinh học, luật mới bắt buộc các công ty phải đảm bảo các sản phẩm được bán ở Liên minh châu Âu (EU) không dẫn đến nạn phá rừng và làm suy thoái rừng.

Luật chống phá rừng của EU sẽ không ảnh hưởng đến xuất khẩu dầu cọ - Ảnh 1.

Ari Rohman, một công nhân nhập cư người Indonesia, đẩy một chiếc xe đẩy khi anh thu gom những chùm quả tươi chứa dầu cọ trong vụ thu hoạch tại một đồn điền ở Banting, Selangor, Malaysia, vào ngày 10/6/2022. Ảnh tư liệu: Reuters

Mặc dù luật không nhằm vào quốc gia nào nhưng các công ty sẽ chỉ được phép bán sản phẩm ở EU nếu nhà cung cấp đưa ra tuyên bố xác nhận sản phẩm không đến từ vùng đất bị phá rừng hoặc đã dẫn đến suy thoái rừng, kể cả rừng nguyên sinh không thể thay thế, sau ngày 31/12/2020.

Theo yêu cầu của EP, các công ty cũng sẽ phải xác minh sản phẩm của mình tuân thủ luật pháp liên quan của quốc gia sản xuất, bao gồm cả quyền con người và quyền của người dân bản địa bị ảnh hưởng.

Nhà chức trách EU sẽ thực hiện các quy trình kiểm tra tùy theo xếp hạng mức độ nguy cơ vi phạm của quốc gia xuất khẩu. Các công ty vi phạm sẽ bị phạt nặng, với mức phạt lên tới 4% doanh thu thường niên tại 1 nước thành viên EU.

Có thể nói, đây là một động thái được cho là sẽ làm tổn hại đến dầu cọ, loại dầu được sử dụng trong mọi thứ, từ son môi đến bánh pizza.

Indonesia và Malaysia, hai nhà sản xuất và xuất khẩu dầu cọ hàng đầu thế giới, cho rằng luật này mang tính phân biệt đối xử và nhằm bảo vệ thị trường hạt có dầu của EU.

Tại một hội nghị công nghiệp vào hôm nay (12/6), các nhà sản xuất Malaysia Sime Darby Plantation Bhd và United Plantations Bhd cho biết họ sẽ không gặp khó khăn gì trong việc tuân thủ luật mới vì họ đã không trồng trọt trên đất bị phá rừng trong nhiều năm.

"Hầu hết các công ty lớn ở Malaysia đã đăng ký không phá rừng, không phát triển trên than bùn từ 10 đến 15 năm trước. Tôi không thấy vấn đề gì đối với chúng tôi", Carl Bek Nielsen, giám đốc điều hành của United Plantations, nói.

Tuy nhiên, công ty lo ngại về sự tuân thủ của nông dân, ông nói.

Mohamad Helmy Othman Basha, giám đốc điều hành nhóm của Sime Darby Plantation cho biết các hộ sản xuất nhỏ, nhiều người trong số họ tham gia vào chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất lớn hơn, sẽ gặp khó khăn trong việc truy tìm tất cả sản lượng dầu cọ của họ theo yêu cầu của luật mới.

Ông nói: "Các công ty lớn sẽ không có vấn đề lớn nào phải tuân thủ".

Luật của EU yêu cầu các nhà sản xuất phải nộp một tuyên bố thẩm định cho biết hàng hóa của họ được sản xuất khi nào và ở đâu, đồng thời cung cấp thông tin "có thể kiểm chứng" rằng chúng không được trồng trên đất bị phá rừng sau năm 2020, nếu không sẽ bị phạt nặng.

Hơn 7 triệu hộ sản xuất nhỏ trên toàn cầu trồng dầu cọ để kiếm sống. Tại các nhà sản xuất hàng đầu Indonesia và Malaysia, các hộ sản xuất nhỏ chiếm khoảng 40% tổng diện tích sản xuất dầu cọ.

NGỌC CHÂU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement