Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chiến tranh Ukraina đang tiến gần đến một bước ngoặt nguy hiểm

Quân sự

09/05/2023 15:50

Xung đột Nga-Ukraina ngày càng trở nên nguy hiểm hơn với nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân cũng như sự giằng co để chiếm ưu thế giữa Nga và các thành viên NATO.

Trong bài bình luận với tựa đề "Chiến tranh Ukraina đang tiến gần đến một bước ngoặt nguy hiểm", tờ Focus Malaysia cho rằng, vụ tấn công bằng máy bay không người lái ngày 3/5, tạo ra quả cầu lửa bao trùm khu phức hợp mang tính biểu tượng của Điện Kremlin, với mục đích ám sát Tổng thống Vladimir Putin, sẽ thực sự trở thành yếu tố làm thay đổi cuộc chơi với những hậu quả sâu rộng. 

Cựu Tổng thống Dmitry Medvedev và Quốc hội Nga đã kêu gọi loại bỏ Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky và đội ngũ của ông này, những người đã đi quá xa với nỗ lực ám sát nguy hiểm nhằm vào sinh mạng của nhà lãnh đạo Nga.

Ngày Chiến thắng của Nga, được tổ chức hằng năm vào ngày 9/5, có thể làm tăng nguy cơ xung đột.

Chiến tranh Ukraina đang tiến gần đến một bước ngoặt nguy hiểm - Ảnh 1.

Một quân nhân Nga dựng cờ trên xe bọc thép chở quân Bumerang (Boomerang) đậu ở phố Tverskaya trước buổi diễn tập cho lễ duyệt binh, đánh dấu kỷ niệm chiến thắng phát xít Đức trong Thế chiến thứ hai, ở trung tâm Moscow, Nga ngày 7/5/2023. Ảnh: REUTERS

Chắc chắn mọi thứ sẽ trở nên "nóng" hơn kể từ bây giờ, với việc Nga có thể tung ra một cuộc tấn công chớp nhoáng nhằm vào Kiev và cố gắng quét sạch sự kháng cự của Ukraina. Tổng thống Nga Vladimir Putin giờ đây có thể áp dụng kế hoạch ban đầu, đó là tấn công Kiev và lật đổ ban lãnh đạo Ukraina trong vòng vài ngày, và thay thế bằng một ban lãnh đạo thân Nga.

Sự thay đổi chiến lược cho thấy Nga tập trung nhiều hơn vào miền Đông Ukraina, và điều này, cộng với sự kháng cự quyết liệt hơn của Ukraina và nguồn cung cấp vũ khí lớn của NATO, đã kéo dài cuộc chiến. 

Các vụ ném bom dữ dội từ trên không của Nga có thể là giai đoạn tiếp theo và có thể dẫn đến thương vong nặng nề cho dân thường, điều mà Nga cho đến nay vẫn né tránh. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến những bước tiến của Nga chậm hơn. Khi xung đột kéo dài, nó luôn có nguy cơ biến thành một cuộc chiến lớn hơn giữa NATO và Nga.

Nga cũng đã quyết định bố trí một số kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của mình ở Belarus, và ở phía còn lại, NATO đang đổ vũ khí vào Ukraina theo đúng nghĩa đen. Cuộc chiến ban đầu dự kiến chỉ kết thúc trong vài tuần sau khi Ukraina nhanh chóng đầu hàng trước cuộc tấn công dữ dội của cựu siêu cường, nay đã kéo dài hơn một năm. 

Người hùng của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nguyên soái Georgy Zhukov, chắc hẳn đang "đội mồ sống lại" trước màn trình diễn thảm hại với sự kém cỏi và lỏng lẻo của Nga khi không thể đánh bại Ukraina trong thời gian rất ngắn.

Cuộc chiến này đã làm sứt mẻ hình ảnh và sức mạnh quân sự của Nga trên toàn thế giới, đặc biệt là sau những trận chiến lẫy lừng giành thắng lợi trước quân Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai. 

Ngay cả Trung Quốc cũng khó có thể hiểu được lý do quân đội Nga sa lầy ở Ukraina. Trung Quốc cũng có thể rút ra được những bài học hữu ích từ thất bại của Nga nếu đang nung nấu ý định tấn công Đài Loan.

Chiến tranh Ukraina đang tiến gần đến một bước ngoặt nguy hiểm - Ảnh 2.

Một vụ nổ được nhìn thấy trên bầu trời thành phố trong một cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga ở Kyiv, Ukraina ngày 9/5/2023. Ảnh: REUTERS

Kể từ sau các cuộc chiến Việt Nam và Afghanistan, Mỹ, Nga và thậm chí cả Trung Quốc đã không tiến hành chiến tranh ủy nhiệm như đang làm ở Ukraina, điều đang dẫn đến sự tàn phá của quốc gia ủy nhiệm là Ukraina

Điều thực sự đáng ngạc nhiên là các nhà lãnh đạo Tây Âu đã không thực hiện những nỗ lực nghiêm túc để ngăn chặn xung đột thông qua đàm phán, mặc dù hiểu rõ những hệ lụy nghiêm trọng của một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn. Và điều đáng tiếc là các thành viên NATO hùng mạnh ở châu Âu đã để cho Mỹ và Anh quyết định số phận của châu Âu.

Nhiều cuộc đàm phán hòa bình đã bị đình trệ trước thái độ không khoan nhượng của cả hai bên cũng như sự can thiệp của các cường quốc khác. Đây cũng là lúc Liên hợp quốc (LHQ) nên giải tán Hội đồng Bảo an, vì cơ quan này trở nên bất lực và vô dụng trong việc tránh để xảy ra chiến tranh hoặc tìm cách giải quyết cuộc chiến, mới nhất là xung đột lớn tại Sudan.

Thay vào đó, LHQ nên tập trung nhiều hơn vào các tổ chức như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ (UNESCO), Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức khác. Cuộc chiến này không thể tiếp tục như vậy và phải được giải quyết nhanh chóng bằng bất cứ cách nào.

Có thể chính cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm sát hại Tổng thống Putin sẽ châm ngòi cho một đợt tấn công gia tăng tiếp theo để kết thúc cuộc xung đột. NATO và Nga có thể tiến gần đến một cuộc va chạm trực diện, và hy vọng rằng một cuộc đối đầu trực tiếp giữa các cường quốc hạt nhân sẽ được ngăn chặn.

(Nguồn: TTXVN)

P.V (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement