Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ukraina và NATO vẫn cần nhau, tại sao?

Phân tích

28/04/2023 15:46

Trang mạng foreignaffairs.com mới đây đã đăng tải bài viết của Ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kuleba, trong đó lý giải tại sao Kiev và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) lại cần lẫn nhau.
news

Tổng thống Nga Vladimir Putin đang cố gắng phá hủy chính nền tảng của trật tự an ninh châu Âu được hình thành sau năm 1945, dẫn tới rủi ro rất cao không chỉ đối với Ukraina mà còn đối với cả toàn bộ cộng đồng châu Âu-Đại Tây Dương. 

Ukraina đã không chọn cuộc chiến này, cũng như Mỹ và các đồng minh NATO. Nga đã khởi xướng cuộc chiến này. Tuy nhiên, nhiệm vụ của Ukraina và các đối tác phương Tây là chấm dứt xung đột, giành được một chiến thắng chính đáng để đảm bảo hòa bình và ổn định ở châu Âu cho các thế hệ mai sau. 

Để làm được như vậy thì cần chấp nhận điều không thể tránh khỏi là Ukraina sẽ trở thành thành viên của NATO. Đã đến lúc NATO bắt đầu tiến trình dẫn đến việc gia nhập cuối cùng của Ukraina để cho Putin thấy rằng ông ta đã thất bại và buộc phải tiết chế tham vọng của mình. 

Trong suốt cuộc chiến này, chúng tôi đã chứng minh rằng chúng tôi sẵn sàng trở thành thành viên NATO và có nhiều thứ để cung cấp cho liên minh. Những gì chúng tôi cần là một tuyên bố rõ ràng bằng văn bản từ các đồng minh NATO đề ra lộ trình gia nhập.

Là liên minh phòng thủ thành công nhất trong lịch sử, NATO vừa là tổ chức bảo đảm an ninh vừa là biểu hiện của một tương lai chính trị chung. Tuy nhiên, sức mạnh của liên minh bắt nguồn từ ý chí chính trị của các thành viên, vốn đã thiếu trầm trọng khi tiến tới vấn đề kết nạp Ukraina.

Trong 15 năm kể từ Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Bucharest năm 2008, Ukraina đã nghe nhiều tranh luận về việc tại sao nước này không thể gia nhập NATO. Các thành viên liên minh từng tuyên bố rằng việc kết nạp thêm thành viên mới có chung đường biên giới với Nga có thể chọc giận Moskva. Lập luận này luôn sai, nhưng lặp lại nó bây giờ thật nực cười. 

Vào thời điểm Nga sáp nhập Crimea năm 2014, Ukraina chính thức là quốc gia không liên kết và không có tham vọng gia nhập NATO. Năm 2022, khi Nga bắt đầu cuộc tấn công Ukraina, NATO vẫn chưa mở ra con đường thực sự để Ukraina trở thành thành viên.

Ukraina và NATO vẫn cần nhau, tại sao? - Ảnh 1.

Nga lo ngại nếu Ukraina gia nhập NATO, lực lượng của các nước NATO sẽ áp sát biên giới nước này.

Nỗi sợ hãi che mờ phán đoán của NATO

Đáng ngạc nhiên là những người phản đối tư cách thành viên của Ukraina vẫn tiếp tục đưa ra lập luận này ngay cả sau hơn một năm chiến tranh ở nước này. Những người phản đối lập luận rằng chính Ukraina cũng bị chia rẽ về việc có nên gia nhập NATO hay không. 

Trong quá khứ điều này là đúng, nhưng hiện không còn nữa. Người Ukraina ngày càng ủng hộ việc gia nhập NATO kể từ năm 2014, khi Nga sáp nhập Crimea và châm ngòi chiến tranh ở Donbass. Năm 2019, Ukraina chính thức sửa đổi hiến pháp để thực hiện cam kết gia nhập NATO. 

Theo một cuộc thăm dò của Viện Cộng hòa Quốc tế thực hiện vào tháng 2/2023, 82% người Ukraina ủng hộ nước này gia nhập NATO, cho thấy không còn sự chia rẽ của người dân khắp mọi miền đất nước về vấn đề này.

Trong khi đó, người dân các nước NATO ngày càng coi Ukraina là một phần của cộng đồng rộng lớn hơn của họ. Theo một cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 2/2023 trên toàn Liên minh châu Âu (EU), 68% công dân EU coi cuộc tấn công của Nga vào Ukraina là một cuộc tấn công vào toàn bộ châu Âu. 

Đây là quan điểm của 80% người Ba Lan và Tây Ban Nha, 70% người Hà Lan, 65% người Đức và Pháp. Các lãnh đạo và người dân hầu hết các quốc gia NATO đều coi Ukraina là một phần không thể thiếu trong cấu trúc an ninh phương Tây. Đã đến lúc hành động dựa trên những niềm tin này.

Hành động gây hấn của Nga nhằm vào Ukraina đã tiếp thêm sinh lực cho NATO. Phần Lan gia nhập liên minh này sau khi giải quyết những bất đồng với các nước NATO. Thụy Điển sẽ làm theo và Ukraina cũng có thể làm theo. Đó chỉ là vấn đề ý chí chính trị. Đã đến lúc chấp nhận rằng không có lựa chọn nào khác ngoài việc kết nạp Ukraina nếu mục tiêu của liên minh là đảm bảo an ninh cho cộng đồng châu Âu-Đại Tây Dương.

Các thành viên liên minh đã hỗ trợ quan trọng cho Kiev kể từ khi bắt đầu cuộc chiến toàn diện của Nga. Tuy nhiên, về chiến lược của NATO về Ukraina và an ninh lâu dài trong khu vực châu Âu-Đại Tây Dương, nỗi sợ hãi đã che mờ phán đoán của NATO, khiến liên minh này áp dụng một chiến lược quá thận trọng, gây hậu quả nghiêm trọng cho hàng nghìn người Ukraina.

Chiến lược thiếu sót của NATO cũng đã cho phép Nga phá hoại an ninh của phương Tây bằng các cuộc tấn công mạng, hoạt động gián điệp và can thiệp chính trị. Do vậy, các nhà lãnh đạo các nước NATO có thể đưa ra quyết định táo bạo để mở rộng liên minh, từ đó bảo vệ khu vực châu Âu-Đại Tây Dương. Bỏ mặc Ukraina sẽ chỉ dẫn đến sự bất ổn hơn nữa và sự hung hăng của Nga.

Trò chơi đã kết thúc

Do vậy, tại hội nghị thượng đỉnh NATO sắp diễn ra ở Vilnius (Litva) vào tháng 7 tới, các thành viên NATO nên gửi một tín hiệu bằng văn bản tới Nga rằng trò chơi đã kết thúc: Ukraina là một phần của phương Tây, nước này đang ở ngưỡng cửa của NATO và nước này sẽ sớm bước qua cánh cửa đó. 

NATO nên đưa ra quyết định chính trị để đưa ra thời gian biểu cho việc gia nhập của Ukraina. Việc gia nhập sẽ là một quá trình và việc đạt được mục tiêu cuối cùng là trở thành thành viên của Ukraina trong liên minh sẽ phụ thuộc vào tình hình an ninh, nhưng quá trình này cần phải bắt đầu ngay lập tức.

Ukraina và NATO vẫn cần nhau, tại sao? - Ảnh 3.

Quang cảnh cho thấy một tòa nhà dân cư bị hư hại nặng nề do trúng tên lửa của Nga, trong bối cảnh Nga tấn công Ukraina, ở Uman, vùng Cherkasy, Ukraina ngày 28/4/2023. Ảnh: REUTERS

Ukraina có nhiều thứ để đạt được từ NATO, nhưng đổi lại nước này cũng có nhiều thứ để cung cấp cho liên minh. Ukraina đang bảo vệ toàn bộ sườn phía Đông của NATO và chia sẻ những gì nước này học được với các thành viên liên minh. 

Ví dụ, quân đội Ukraina đã chỉ ra rằng mặc dù nguyên tắc phân cấp của NATO, tức là giao quyền ra quyết định cho cấp dưới, hoạt động hiệu quả với các đơn vị quân nhân chuyên nghiệp và nhà thầu nhỏ, nhưng lại không phù hợp với một cuộc chiến tranh toàn diện trong đó binh lính được biên chế chiếm tới 70% các đơn vị chiến đấu. 

Kinh nghiệm của Ukraina cũng cho thấy rằng, trái ngược với thông lệ của NATO, các chỉ huy huấn luyện các đơn vị phải chính là những chỉ huy dẫn dắt các đơn vị đó tham chiến. Những bài học khác mà Ukraina đã dạy cho NATO bao gồm giá trị của sự đổi mới, sự khéo léo, sáng kiến địa phương, hỗ trợ dân sự cho quân đội và phòng thủ dân sự.

Trong suốt cuộc chiến, Ukraina đã giúp củng cố các quy tắc, tiêu chuẩn và thủ tục của NATO, cải thiện khả năng của liên minh trong việc chống lại các cuộc chiến tranh hiện đại, cường độ cao. Ukraina cũng sở hữu kinh nghiệm tuyệt vời trong việc chống lại các mối đe dọa hỗn hợp, tiến hành chiến tranh thông tin và đảm bảo khả năng phục hồi của các tổ chức nhà nước và cơ sở hạ tầng quan trọng. 

Ngày nay, hàng triệu người Ukraina đang trau dồi kỹ năng của họ trong cuộc chiến đẫm máu nhất của châu Âu trong thế kỷ XXI. Ngày mai, họ sẽ sử dụng những kỹ năng đó để củng cố an ninh tập thể của NATO.

Cách tốt nhất để đảm bảo an ninh khu vực châu Âu-Đại Tây Dương là chào đón Ukraina gia nhập NATO. Các chính trị gia, nhà ngoại giao và nhà phân tích luôn có thể được tin tưởng để đưa ra những lập luận mới nhằm giữ Ukraina đứng ngoài liên minh, như họ đã làm trong nhiều năm nay. 

Tuy nhiên, mỗi lập luận mới đều yếu hơn lập luận trước trong khi làm lãng phí thời gian quý báu và gây hại cho an ninh của người dân. Ukraina cần NATO, và NATO cần Ukraina.

(Nguồn: TTXVN/Foreignaffairs)

CHẤN HƯNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement