Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Biden công du Trung Đông, ngay lập tức Putin thăm Iran

Quân sự

17/07/2022 13:38

Chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Iran (ngày 19/7) sẽ là chuyến công du nước ngoài thứ hai của ông sau chuyến thăm Tajikistan và Turkmenistan hồi tháng 6 vừa qua. Chuyến thăm Iran lần này có ý nghĩa quan trọng vì một số lý do.

Thứ nhất, Iran ngày càng xích lại gần Trung Quốc và Nga sau khi Mỹ rút khỏi Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA), tức thỏa thuận hạt nhân Iran, vào năm 2018. 

Tháng 3/2021, Tehran đã ký thỏa thuận hợp tác 25 năm với Trung Quốc - được gọi là "Hiệp ước hợp tác chiến lược" - và đang trong quá trình hoàn tất và ký kết một thỏa thuận tương tự có thời hạn 20 năm với Nga (một bản dự thảo tương tự đã được Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đề xuất với phía Nga trong chuyến thăm Moscow hồi tháng 1/2022). 

Kể từ khi quan hệ Iran-Mỹ đi xuống, Tehran đã tái khẳng định sự cần thiết phải giảm bớt sự phụ thuộc vào phương Tây và tập trung nhiều hơn vào "phương Đông" - đây được gọi là chính sách "Xoay trục về phía Đông" của Iran (cách tiếp cận này đã đạt được sức hút trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Mahmoud Ahmadijenad). 

Biden công du Trung Đông, ngay lập tức Putin thăm Iran - Ảnh 1.

Tổng thống Putin và Tổng thống Iran Ebrahim Raisi.

Năm ngoái, khi bình luận về việc Iran cần hướng về phía Đông, lãnh tụ tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei đã nêu rõ: "Chúng ta phải quay sang phía Đông; Việc nhìn sang phương Tây và châu Âu không có ích gì đối với chúng ta ngoài sự trì hoãn và rắc rối. Có những quốc gia ở phương Đông có thể giúp đỡ chúng ta, chúng ta có thể hợp tác với họ dựa trên sự bình đẳng. Chúng tôi giúp họ, họ cũng giúp chúng ta".

Cả Moscow và Tehran đều đang tìm cách mở rộng quan hệ kinh tế sau cuộc chiến Nga-Ukraina. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Iran (CBI) Ali Saleh-Abadi mới đây đã đến Moscow để gặp các quan chức cấp cao của Nga gồm Phó Thủ tướng Alexander Novak, Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Maxim Reshetnikov và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga.

Các vấn đề liên quan đến hợp tác đầu tư, tăng cường hợp tác tiền tệ và ngân hàng, và dỡ bỏ các rào cản là những trọng tâm chính của chuyến thăm. Trước đó hồi tháng 6, hai nước đã ký Biên bản Ghi nhớ (MOU) về vận tải đường bộ sau cuộc họp của Ủy ban Hỗn hợp Vận tải Đường bộ chung của hai nước tại Moscow

Bình luận về chuyến thăm tới đây của Putin, Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Quốc hội Iran Mohammad Reza Pour Ebrahimi cho rằng chuyến thăm sẽ thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa cả hai nước. Ông nói: "Lập kế hoạch phát triển hợp tác kinh tế giữa Iran và Nga sẽ là ưu tiên của các cuộc tham vấn giữa tổng thống của hai nước". 

Nghị sĩ hàng đầu của Iran cũng cho rằng các biện pháp trừng phạt mà châu Âu và Mỹ áp đặt đối với Nga đã khiến sự hợp tác giữa Nga và Iran trở nên cấp thiết hơn.

Thứ hai, Iran tỏ ra hoài nghi về việc hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 do bất đồng về một số vấn đề cũng như vốn chính trị đang giảm dần của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Trong chuyến thăm Trung Đông mới đây, Biden đã có lập trường cứng rắn đối với Iran. 

Biden công du Trung Đông, ngay lập tức Putin thăm Iran - Ảnh 3.

Chuyến công du của Tổng thống Biden khiến Iran xích lại gần Nga hơn.

Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Israel (Kênh 12), tổng thống Mỹ đã đề cập đến một số điểm quan trọng liên quan đến Iran: Thứ nhất, ông sẽ không đưa Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) Iran - một trong những yêu cầu chính của Iran - khỏi danh sách khủng bố; Thứ hai, nếu Iran chế tạo vũ khí hạt nhân, Mỹ sẽ không ngần ngại sử dụng vũ lực. 

Phát biểu tại một cuộc họp báo chung sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Israel Yair Lapid, Tổng thống Biden cho biết Mỹ rất muốn khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran, nhưng Washington không thể "mãi mãi" chờ đợi. 

Cũng cần chỉ ra rằng trong chuyến công du của Biden tới Trung Đông, mục tiêu đưa mối quan hệ giữa Saudi Arabia-Mỹ trở lại đúng hướng cũng như tạo điều kiện cải thiện quan hệ giữa Israel và Saudi Arabia cho thấy rõ cách tiếp cận của Biden đối với Trung Đông đã có sự thay đổi đáng kể. 

Trong bối cảnh đó, Iran cần phải xem xét các lựa chọn và tập trung vào điều được gọi là chính sách "Xoay trục sang phía Đông" của họ.

Thứ ba, theo Mỹ, Iran đã đồng ý cung cấp máy bay không người lái (UAV) cho Nga. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jack Sullivan cho biết: "Chúng tôi có thông tin tình báo về việc Chính phủ Iran đang chuẩn bị giao cho Nga tới vài trăm UAV, bao gồm cả các UAV có khả năng mang vũ khí theo một tiến độ khẩn cấp". Về phần mình, Tehran cho biết họ có quan hệ quốc phòng với Moscow, nhưng bác bỏ tuyên bố của Mỹ về việc Iran sẽ cung cấp máy bay không người lái cho Nga.

Tóm lại, chuyến công du của Biden tới Trung Đông cũng như chuyến thăm sắp tới của Putin tới Iran cho thấy một thực tế rằng mặc dù Mỹ và Iran đã nỗ lực khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran, song triển vọng rất mong manh trừ khi cả Washington và Tehran đều tỏ ra mềm dẻo. Nếu Mỹ có thái độ gây hấn với Iran, nước Cộng hòa Hồi giáo này có khả năng xích lại gần Nga hơn.

TTXVN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement