Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ai thực sự được lợi trong cuộc chiến Ukraina?

Phân tích

06/06/2023 18:15

Với tư cách là nước thành viên có cổ phần lớn nhất trong IMF, Mỹ đang thúc đẩy lợi ích của chính mình thông qua quỹ này. Người hưởng lợi chính trong cuộc chiến Ukraina là Mỹ.
news

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã phê duyệt chương trình cho vay 4 năm trị giá 15,6 tỷ USD cho Kiev, đây là gói cho vay lớn nhất dành cho Ukraina trong một năm rưỡi. 

Các chuyên gia IMF ghi nhận thị trường ngoại hối đã ổn định trở lại trong nước, mức lạm phát giảm, cũng như "sự phục hồi nhanh chóng của hệ thống năng lượng". Trong những tuần tới, IMF sẽ giải ngân khoản vay 900 triệu USD cho Ukraina. Số tiền phân bổ sẽ được chi vào việc gì?

Hành vi bất thường

Đây là chương trình tài chính lớn đầu tiên được IMF phê duyệt cho một quốc gia đang trải qua xung đột quân sự. Những hành vi như vậy thường được coi là quá rủi ro do có rất nhiều yếu tố khó dự đoán. 

Cho đến gần đây, IMF đã từ chối hỗ trợ Ukraina. Tuy nhiên, vào cuối tháng 3, họ vẫn phê duyệt chương trình 4 năm - với điều kiện là Kiev sẽ giảm lạm phát, quay trở lại chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi và đảm bảo hoạt động ổn định của khu vực tài chính.

Tuần trước, IMF đã thông báo rằng, họ hài lòng với kết quả hoạt động của ban lãnh đạo Ukraina. Các nhà phân tích đã báo cáo về sự ổn định trên thị trường ngoại hối và sự phục hồi của nền kinh tế. Tức là, tiền sẽ được phân bổ trong tương lai gần.

Ai thực sự được lợi trong cuộc chiến Ukraina? - Ảnh 1.

Ukraine hy vọng một chương trình chính thức với Quỹ Tiền tệ Quốc tế sẽ thúc đẩy các nhà tài trợ khác đẩy mạnh.

Giai đoạn đầu tiên, IMF sẽ giải ngân khoản vay 900 triệu USD cho Ukraina. Việc tài trợ thêm sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của tình hình - các chuyên gia của quỹ vẫn ghi nhận thâm hụt ngân sách nghiêm trọng. IMF không muốn đưa ra quyết định vội vàng, đây là lý do tại sao họ cung cấp khoản hỗ trợ tài chính hạn chế. Ví dụ, trong năm 2010, 110 tỷ Euro đã được phân bổ để cứu nền kinh tế Hy Lạp.

Ban lãnh đạo Ukraina cam kết tăng cường cuộc chiến chống tham nhũng, tăng thu thuế và duy trì tỷ giá hối đoái ổn định. Và trong tương lai, họ sẽ tăng sức cạnh tranh và năng suất trong tất cả các lĩnh vực kinh tế. Các chuyên gia cho rằng, những cải cách này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Ukraina gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Tình hình thực tế

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, thực tế khác xa dự đoán của IMF. Làn sóng di cư rời khỏi Ukraina, các đợt huy động nhập ngũ bắt buộc và tổn thất ở mặt trận đã tước đi một phần lớn lực lượng lao động của đất nước. 

Rostislav Shurma, Phó Chánh văn phòng Tổng thống Zelensky, cho biết rằng, trong quý IV năm 2022, sản lượng thực tế đã giảm 70%. Các khoản lỗ ngân sách bị khỏa lấp chỉ nhờ trợ cấp của phương Tây.

Nhà phân tích tài chính, Phó Tiến sĩ kinh tế Mikhail Belyaev cho biết: "Bất chấp những dự báo tích cực của IMF, trong vài năm nay Ukraina vẫn không có tiền trả nợ. Nền kinh tế Ukraina đang phải chật vật xoay sở, kể cả do gánh nặng chi tiêu quân sự. Nếu không có các khoản tài trợ của EU và Mỹ, chính quyền Ukraina buộc phải vỡ nợ vào năm 2024".

Phương Tây không muốn để Ukraina vỡ nợ, bởi viễn cảnh này dẫn đến việc quốc gia này sẽ bị hạ xếp hạng tín nhiệm. Và điều này sẽ dẫn đến khó khăn trong việc phát hành thêm các khoản vay.

Các chuyên gia cho rằng khoản vay của IMF là cần thiết để Kiev có thể trả từng đợt các món nợ cũ. Theo chuyên gia Belyaev, "Số tiền được xác định trên cơ sở Ukraina phải trả bao nhiêu để thanh toán cho các khoản vay đã nhận. Đợt thứ hai sẽ được phân bổ vào ngày Ukraina phải trả nợ vay tiếp theo".

Ai thực sự được lợi trong cuộc chiến Ukraina? - Ảnh 2.

Tỷ lệ lạm phát hàng năm ở Ukraina đứng ở mức 17,9% vào tháng 4/2023, giảm từ mức 21,3% vào tháng 3 và đạt mức thấp nhất trong một năm.

Cần phải lưu ý rằng, chuyển tiền một lần không được chấp nhận trong thông lệ quốc tế. Hỗ trợ tài chính luôn được chia nhỏ và quy mô của nó được xác định theo nhu cầu hiện tại. Không giống như các khoản vay thương mại, các khoản vay của chính phủ được phát hành với lãi suất thấp và có thể được gia hạn. 

Trên thực tế, ngày hoàn trả khoản nợ có thể bị trì hoãn trong một thời gian rất dài, và người đi vay có thể bị thao túng. Do đó, các chuyên gia chắc chắn rằng, các hành động của IMF hoàn toàn mang tính chính trị.

Phó Tiến sĩ kinh tế Mikhail Krivoguz, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (IMEMO), lưu ý: "Trước chiến dịch quân sự đặc biệt, tổng số tiền cung cấp cho Kiev, chủ yếu là các gói vay ưu đãi, là khoảng 65 tỷ USD. Bây giờ số tiền này lên tới hàng trăm tỷ USD. Hơn nữa, việc cung cấp các khoản vay này là không hợp lý về mặt kinh tế". 

Ông nhắc nhở rằng, Ukraina không thể được coi là một bên vay đáng tin cậy: ví dụ, họ đã từ chối trả các khoản vay mà Chính phủ Nga cho chính quyền Ukraina vào tháng 12/2013, dù ngay cả IMF cũng công nhận đây là khoản vay phi thương mại.

Kinh doanh mang lại lợi nhuận cao

Nói về những nguyên nhân khiến phương Tây giúp đỡ "vựa lúa mì lớn nhất châu Âu", các nhà kinh tế đề nghị xem xét tình hình rộng hơn. Với tư cách là nước thành viên có cổ phần lớn nhất trong IMF, Mỹ đang thúc đẩy lợi ích của chính mình thông qua quỹ này. 

Từ quan điểm này, sự hỗ trợ cho Ukraina có ý nghĩa lớn. Việc cung cấp vũ khí đã cung cấp cho tổ hợp công nghiệp quốc phòng Mỹ các đơn đặt hàng trong nhiều năm, sự suy yếu của EU giúp Mỹ loại bỏ các đối thủ cạnh tranh và thu hút các doanh nghiệp hùng mạnh nhất châu Âu, còn việc từ bỏ khí đốt của Nga đảm bảo một thị trường ổn định cho khí hóa lỏng (LNG).

Chuyên gia Belyaev cho biết: "Lợi ích của Mỹ từ thỏa thuận này là họ có thể kiểm soát hoàn toàn châu Âu và sở hữu Ukraina ở dạng mà nó sẽ duy trì sau khi kết thúc cuộc xung đột. Ngay cả sau khi 4 khu vực Ukraina sáp nhập Nga, đất nước này vẫn có giá trị nhất định với tư cách là một khu vực nông nghiệp và công nghiệp". 

Tuy nhiên, theo ý kiến của ông, Washington hiểu rằng nếu phải chi tiêu nhiều hơn, Mỹ sẽ không giành được một chiến thắng quân sự hoặc ảnh hưởng lớn hơn. Chi tiêu quá mức sẽ làm suy yếu nền kinh tế Mỹ và làm hỏng hình ảnh của tổng thống, đặc biệt là trước thềm cuộc bầu cử. 

Giả định này được xác nhận bằng những trò chuyện về việc ngừng tài trợ cho Kiev, chủ đề này đang được thúc đẩy ngay cả trong những người đảng Dân chủ. Các nhà phân tích đều cho rằng, phương Tây sẽ tìm cách duy trì các "thành tích" ở dạng hiện tại, ngay cả nếu phải buộc Ukraina từ bỏ một phần lãnh thổ.

Hưởng lợi chính trong cuộc xung đột ở Ukraina

Maria José Pérez del Pozo, giáo sư tại Đại học Complutense Madrid, nói với Sputnik, nước thu lợi chính trong cuộc xung đột ở Ukraina là Mỹ, quốc gia được hưởng lợi rất nhiều từ cả việc bán vũ khí và xuất khẩu khí đốt đắt đỏ. 

Bà nói: "Người hưởng lợi chính trong cuộc chiến này là Mỹ. Các nước châu Âu và NATO tăng chi tiêu quốc phòng, và với số tiền này, họ mua vũ khí từ Mỹ. Hơn nữa, châu Âu hiện mua khí đốt từ Mỹ với giá rất cao, đắt hơn so với mua từ Nga. Khả năng tạo ra hệ thống phòng thủ của EU bị tê liệt hoặc nằm trong tay Mỹ, vốn ngày càng ràng buộc các đồng minh vào mình".

Khi được hỏi tại sao châu Âu khăng khăng tiếp tục xung đột và gửi vũ khí thậm chí gây tổn hại đến lợi ích của chính mình, bà Pérez del Pozo giải thích do các nước EU tuân thủ chính sách hỗ trợ Ukraina cho đến cùng, một câu chuyện được Mỹ hậu thuẫn. 

Ai thực sự được lợi trong cuộc chiến Ukraina? - Ảnh 4.

Người hưởng lợi chính trong cuộc chiến Nga - Ukraina là Mỹ.

Vị chuyên gia tin tưởng: "Các nước EU không tính đến một kế hoạch hòa bình, không lắng nghe ý kiến của Brazil, Trung Quốc. Mục tiêu chính của họ là đánh bại Nga. Điều đáng chú ý là ngoài Mỹ, Ba Lan đóng một vai trò không nhỏ, và cảm hứng từ Vương quốc Anh. Do đó, trong các ý kiến ở đấu trường châu Âu dẫn đầu không phải là Paris hay Berlin, mà là Warsaw".

Đồng thời, bà Pérez del Pozo lưu ý cả châu Âu và NATO đều không vội vàng cung cấp các đảm bảo an ninh cho Ukraina, không chấp nhận ở EU hoặc trong liên minh, giải thích điều này là do quá trình đàm phán diễn ra thường khá dài, vì nó đòi hỏi sự phối hợp của nhiều khía cạnh như nông nghiệp, công nghiệp, đánh cá, lập pháp. 

Bà Pérez del Pozo cho biết: "Cần nhớ phải có một mức độ hài hòa nhất định giữa các quốc gia EU. Sự hội nhập của một quốc gia đang có chiến tranh là không thể. Trong trường hợp NATO, sự gia nhập của Ukraina có nghĩa gần như là một cuộc chiến tranh thế giới, vì lãnh thổ Ukraina sẽ được bảo vệ bởi Điều 5 Hiến chương NATO (một cuộc tấn công vũ trang vào một hoặc nhiều quốc gia thành viên NATO được coi là một cuộc tấn công vào toàn bộ liên minh) và sẽ buộc liên minh phải bảo vệ đối tác mới của mình".

(Nguồn: TTXVN/Sputnik)

CHẤN HƯNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement